Thay vì ngủ một giấc dài, chim cánh cụt trùm đầu chia nó thành nhiều giấc ngủ ngắn chỉ trong vài giây để liên tục trông chừng trứng và gà con .
Chim cánh cụt trùm đầu ( Pygoscelis antarcticus ) trên đảo King George, Nam Cực, ngủ hơn 10.000 giấc ngủ mỗi ngày. Giấc ngủ chỉ kéo dài 4 giây giúp chim cánh cụt liên tục trông chừng tổ, bảo vệ trứng và chim con khỏi những kẻ săn mồi. Tổng cộng, họ ngủ khoảng 11 giờ mỗi ngày. Nghiên cứu mới, được thực hiện bởi chuyên gia Paul-Antoine Libourel tại Trung tâm nghiên cứu khoa học thần kinh Lyon và các đồng nghiệp, đã được công bố trên tạp chí Science vào ngày 30/11.
Chim cánh cụt trùm đầu trên đảo King George, Nam Cực. (Ảnh: Paul-Antoine Libourel/Science)
Trên đảo King George, skua nâu ( Stercorarius antarcticus ) là một trong những thợ săn trứng chim cánh cụt trùm đầu. Skua nâu thường lén lấy những quả trứng không được bảo vệ, chủ yếu từ những tổ ở xa.
Các cặp chim cánh cụt cổ chuông thường tách nhau ra để kiếm thức ăn, một con sẽ ra biển còn con kia ở lại bảo vệ tổ. Vì vậy, con cái ở nhà phải thường xuyên cảnh giác trong việc bảo vệ trứng hoặc chim con, đề phòng chúng bị tấn công bởi những kẻ săn mồi như skua hay các loài chim cánh cụt khác.
Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia đã theo dõi 14 con chim cánh cụt có trứng trong tổ. Họ sử dụng máy ghi dữ liệu để đo hoạt động liên quan đến giấc ngủ trong não và những thay đổi về tư thế cơ thể. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng chim cánh cụt làm tổ có thể ngủ cả khi nằm lẫn khi đứng, và gần 72% giấc ngủ sóng ngắn (SWS) của chúng xảy ra theo từng cơn kéo dài dưới 10 giây.
Chim cánh cụt bố mẹ có khoảng 600 đợt SWS mỗi giờ. Tuy nhiên, khi ấp trứng trong tổ, chúng gặp nhiều SWS hơn, vỡ thành từng đợt ngắn hơn. Độ sâu của giấc ngủ tăng nhẹ vào khoảng giữa trưa, khi nguy cơ bị săn mồi có thể ở mức thấp nhất.
Một phát hiện thú vị khác là những con làm tổ ở rìa ngoài của đàn chim cánh cụt thực sự ngủ ngon hơn và có SWS dài hơn những con làm tổ ở gần trung tâm hơn, trái ngược với những gì nhóm nghiên cứu đã nghĩ. Điều này cho thấy rằng nhu cầu cảnh giác trước những kẻ săn mồi như skua có thể không quá lớn. Thay vào đó, những con chim cánh cụt khác tấn công tổ có thể là mối đe dọa trực tiếp hơn.
- Vệ tinh nhân tạo mất tích 40 năm bất ngờ quay trở lại gây hoang mang giới khoa học
- Trí tuệ nhân tạo AGI là gì khiến giới khoa học khiếp sợ, gây hỗn loạn trong OpenAI
- Bạc không phản ứng với asen, vậy tại sao các hoàng đế lại dùng kim bạc để kiểm tra độc tính trước khi ăn?