Siêu máy tính DeepSouth có thiết kế mô phỏng não người tiên tiến, dự kiến bắt đầu hoạt động vào tháng 4 năm 2024 .
Siêu máy tính DeepSouth là cỗ máy đầu tiên có thể mô phỏng bộ não con người ở quy mô đầy đủ. (Ảnh: Đại học Western Sydney)
Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Western Sydney đã giới thiệu DeepSouth , siêu máy tính đầu tiên có khả năng mô phỏng não người ở quy mô đầy đủ, IFL Science đưa tin vào ngày 19/12. Khi đi vào hoạt động, DeepSouth sẽ có khả năng thực hiện tới 228.000 tỷ hoạt động khớp thần kinh mỗi giây . Con số này có thể so sánh với mức độ hoạt động của tất cả các tế bào thần kinh liên kết với nhau trong não người.
Bộ não là một hệ thống tiêu thụ năng lượng cực kỳ hiệu quả và cho đến ngày nay, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tái tạo lại hiệu quả đó trên máy tính. Theo Domenico Vicinanza, phó giáo sư về Hệ thống thông minh và dữ liệu khoa học tại Đại học Anglia Ruskin, siêu máy tính Frontier của Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge, một trong những siêu máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay, cần 22,7 MW để hoạt động. Tuy nhiên, bộ não con người có thể hoạt động ở tốc độ tương tự – một nghìn tỷ phép tính mỗi giây – chỉ với 20 W.
DeepSouth có kế hoạch giúp các nhà nghiên cứu khám phá điện toán theo cách ít ngốn điện hơn. Siêu máy tính này có thiết kế mô phỏng não người tiên tiến, khác với thiết kế của máy tính điện tử truyền thống vốn không thay đổi đáng kể trong nhiều thập kỷ qua. DeepSouth dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng 4 năm 2024.
Sơ đồ mạch mô phỏng não người của DeepSouth dựa trên mạng lưới các bộ xử lý đơn giản có thể hoạt động song song. Nó bắt chước cách các tế bào thần kinh khác nhau trong não, được kết nối bằng các khớp thần kinh, có thể hoạt động đồng thời. Hệ thống sẽ có khả năng mở rộng và lập trình lại dễ dàng từ giao diện người dùng bằng ngôn ngữ lập trình Python phổ biến, nghĩa là các nhà nghiên cứu có thể sử dụng công nghệ này mà không cần hiểu về phần cứng.
Giáo sư André van Schaik, giám đốc Trung tâm Quốc tế về Não bộ cho biết : “Nền tảng này sẽ nâng cao hiểu biết của chúng ta về bộ não và phát triển các ứng dụng điện toán quy mô não bộ trong nhiều lĩnh vực như cảm biến, y sinh, robot, không gian và các ứng dụng AI trên quy mô lớn” . Hệ thống mô phỏng (ICNS) tại Đại học Western Sydney.
- Tại sao “xì hơi” có lúc có mùi, có lúc không?
- “Cánh cửa” tìm kiếm sinh vật sao Hỏa xuất hiện ở Nam Mỹ
- Loài cây độc đáo của Việt Nam: Vừa nghe nhạc vừa “nhảy múa”, nhiều người chưa từng gặp