Với tình trạng biến đổi khí hậu làm băng Bắc Cực tan chảy và con người xâm phạm môi trường sống của chúng , gấu Bắc Cực ngày càng phải đối mặt với nguy cơ giết chóc và ăn thịt lẫn nhau.
Theo chuyên gia Ilya Mordvintsev, việc gấu Bắc Cực ăn thịt đồng loại không phải là hiện tượng mới nhưng hiện nay nó đang lan rộng một cách đáng lo ngại.
Ông nói: “Những trường hợp gấu Bắc Cực ăn thịt đồng loại là một thực tế đã có từ lâu, nhưng chúng tôi lo ngại rằng những trường hợp như vậy trước đây hiếm khi được tìm thấy trong khi hiện nay chúng được ghi nhận khá thường xuyên”.
Theo The Guardian , Mordvintsev – nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện các vấn đề sinh thái và tiến hóa Severtsov ở Moscow – tin rằng nguyên nhân là do khan hiếm lương thực . Băng tan cũng là một yếu tố.
Thật không may, điều này liên quan nhiều hơn đến cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu .
Trước đây, gấu Bắc Cực được biết đến là loài ăn thịt lẫn nhau nhưng hiện nay hiện tượng hiếm gặp này đang lan rộng. Con đực sẽ tấn công con cái và đàn con của chúng khi tình trạng khan hiếm thức ăn gia tăng.
“Trong một số mùa không có đủ thức ăn và những con đực lớn tấn công con cái cùng đàn con. Và giờ đây chúng tôi nhận được thông tin không chỉ từ các nhà khoa học mà còn từ một số công nhân dầu mỏ và nhân viên bộ quốc phòng cho biết đã nhìn thấy gấu Bắc Cực ăn thịt đồng loại.”
Chỉ cách đây vài mùa đông, gấu Bắc Cực mới đi săn ở khu vực trải dài từ Vịnh Ob đến Biển Barents. Tuyến đường này hiện đã trở thành tuyến vận chuyển phổ biến cho các tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Mordvintsev cho biết: “Vịnh Ob luôn là nơi săn bắt của gấu Bắc Cực. Nhưng ở thời điểm hiện tại, khu vực này gần như không có băng quanh năm”.
Nhà nghiên cứu không nghi ngờ gì rằng việc thăm dò khí đốt ở đó, cùng với việc khởi động một nhà máy LNG mới ở Bắc Cực, có liên quan đến sự thay đổi môi trường đáng lo ngại này.
Gấu Bắc Cực đang phải vật lộn với tình trạng băng tan, nhiệt độ tăng, hoạt động của con người và tình trạng khan hiếm lương thực mà không có sự trợ giúp nào.
Đối với nhà khoa học Vladimir Sokolov ở St. Petersburg, ông nói rõ ràng rằng loài gấu Bắc cực ở quần đảo Svalbard của Na Uy đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề. Ví dụ, thời tiết ấm áp bất thường trên đảo Spitsbergen đã làm giảm sự hiện diện điển hình của băng và tuyết.
Các nhà nghiên cứu như Sokolov đã theo dõi khá chặt chẽ xem có bao nhiêu con gấu Bắc Cực đang di chuyển khỏi khu săn bắn truyền thống của chúng. Để làm nổi bật mức độ thảm khốc của biến đổi khí hậu trong khu vực, mực băng ở Bắc Cực vào cuối mùa hè đã giảm 40% trong 25 năm qua.
Sokolov dự đoán rằng những loài động vật này cuối cùng sẽ bị buộc phải săn mồi ở bờ biển hoặc các quần đảo có vĩ độ cao. Nói cách khác, việc săn gấu Bắc Cực trên băng biển có thể sớm trở thành quá khứ.
Gấu Bắc Cực thường sử dụng tảng băng trôi để săn hải cẩu. Tuy nhiên, lượng băng ở đây đã giảm 40% trong 25 năm qua, buộc gấu Bắc Cực phải vào bờ, nơi chúng không còn khả năng săn mồi như trước nữa.
- Sự thật khó tin về lông gấu Bắc Cực
- Video: Kỹ năng săn mồi “xuất sắc” của gấu Bắc Cực
- Những sự thật thú vị về loài gấu mà ít người biết