Bạn đang xem bài viết Top 5 bài cảm nghĩ về mẹ hay nhất tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mẹ là người đã sinh ra chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta và luôn yêu thương, chăm sóc chúng ta từ bé đến lớn. Với mỗi con người, mẹ đều có một vị trí đặc biệt và quan trọng trong cuộc đời của chúng ta. Chính vì thế, không có gì quý giá hơn những cảm xúc và suy nghĩ của chúng ta về người mẹ của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá Top 5 bài cảm nghĩ về mẹ hay nhất, một tình cảm thiêng liêng và mãnh liệt nhất mà con người có thể có với một người phụ nữ vô cùng đặc biệt – người mẹ.
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng không gì sánh bằng, hãy cùng đọc bài viết cảm nghĩ về mẹ thân yêu rất hay và cảm động. Đây là những bài phát biểu cảm nghĩ về người mẹ được tổng hợp từ trên mạng hi vọng sẽ có ích cho các bạn khi sử dụng.
Bài phát biểu cảm nghĩ về mẹ số 1
Tình mẹ thiêng liêng và đáng quý, đã có nhiều câu thơ, câu hát nói về người mẹ, nói về những tình cảm thân thiết nhất của mẹ dành cho con. Ôi! Mẹ kính yêu của con. Không có một nhà văn nào, lời bài hát nào có thể sánh được tình cảm của mẹ. Nếu có một ông Tiên hiện ra và ban cho con một điều ước, con sẽ ước rằng: “Mẹ sẽ sống mãi mãi trên cõi đời này, luôn đi với con và sát cánh mãi mãi bên con”. Giá như điều đó trở thành sự thật, dù có phải chờ đợi thật lâu thì con vẫn hy vọng mong ước đổ sẽ trở thành sự thật.
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.
Con không biết hết được những câu thơ, bài hát nói về mẹ, nhưng con vẫn hiểu rằng, mẹ là tất cả. Tình mẹ được so sánh với Biển Thái Bình, nhưng trong tâm trí mỗi người, mẹ còn hom cả biển Thái Bình rộng lớn, bao la, ngút ngàn ấy. Con yêu mẹ nhiêu lắm, nhiều hơn cả chân trời vô tận không biết đâu là bến bờ. Và tình cảm của con sẽ không bao giờ thay đổi, mãi mãi và mãi mãi.
Mẹ tần tảo nuôi con từng ngày từng giờ. Nhớ dáng hôm nào mẹ lặng lẽ đưa theo con ra chợ bán rau, rồi đến tối mịt mới đưa con về nhà. Hay cả những lần mẹ chơi với con vui vẻ, sung sướng biết nhường nào, giờ đây chỉ còn là ký ức. Khi con đã lớn khôn, con đã hiểu được trong niềm vui sướng ấy, mẹ có biết bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả hằn trên vầng trán cao cao. Và mẹ đã kìm nén nước mất để cho con được nở nụ cười ngây thơ, tinh nghịch như bao đứa trẻ khác. Mẹ đã che chở cho con đến khi trưởng thành, nuôi con lớn khôn để mong một ngày, con sẽ có ích cho xã hội. Mẹ ơi! Ngày đó không còn xa nữa đâu! Con hứa sẽ không phụ công sinh dưỡng của mẹ.
Con biết mẹ tưởng rằng con đã quên ký ức xa xưa vì con còn bé, nhưng con không hề quên. Người dạy con nói: tiếng đầu tiên là mẹ, người dắt con chập chững bước những bước đi đầu tiên cũng là mẹ. Mẹ sưởi ấm cho con khi gió mùa đông bắc tràn về, quạt mát cho con khi mùa hè nóng nực tràn đến, con đều khắc ghi từng kỷ niệm trong lòng. Lời ru của mẹ êm đềm như dòng suối chảy, thướt tha như gió mùa thu, đưa con đi đến những miền cổ tích xa xưa. Ngay cả đến khi con lớn, mẹ vẫn luôn sát cánh bên con; cùng con đi trên những chặng đường học gian nan. Mẹ là ánh nắng mặt trời lấp lánh rọi sáng cho con trên con đường đầy khoảng trống phía trước, sưởi ấm cho con qua con đường khó khăn ấy.
Con hiểu mỗi bước đi của con đểu khắc ghi những tình cảm thiết tha, êm đềm của mẹ.
Bài phát biểu cảm nghĩ về mẹ số 2
Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời , vì nuôi dưỡng chị em em? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Mẹ em có sở thích rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.
Thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Mẹ em đẹp lắm! Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.
“Đi khắp thế gian không ai khổ bằng mẹ ”
Nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.
Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà… thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.
Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.
Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.
Người mẹ kính yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.
“Mẹ như biển cả mênh mông
Con luôn ghi nhớ công ơn của người”.
Bài phát biểu cảm nghĩ về mẹ số 3
“Tình mẫu tử – chủ đề quen thuộc với những ai học văn trên khắp thế giới. Tình yêu thương là sự lo lắng của đấng sinh thành dành cho những đứa con của mình – đó có thể là tình cảm trong sáng nhất của con người.
“Cha mẹ nuôi con chẳng mong ngày đền đáp”. Và trong cái khung cảnh lạnh lẽo, lầy lội của bức ảnh trước mắt khi mẹ dắt con đi trong mưa, tôi không hề cảm thấy sự cô đơn, lạc lõng. Bởi ở đây có hiện diện của tình mẫu tử trong hình dáng mộc mạc và đẹp nhất của nó.
Người đời vẫn nói: “Hổ dữ không ăn thịt con”. Làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng của vạn vật, không riêng gì con người. Chính vì thế, dù trong hình thể của những con vật hiền lành hay tồn tại trong tâm của loài ác thú thì bản năng làm mẹ vẫn luôn giành phần chiến thắng.
Bản thân tôi không biết định nghĩa tình mẫu tử như thế nào bởi một đứa con trai ham chơi như tôi không thể đủ kinh nghiệm để diễn tả điều đó. Nhưng tôi có thể diễn tả lại cho các bạn cảm nhận của tôi về tình mẫu tử.
Không biết như thế nào và tại sao nhưng người đầu tiên mà ánh mắt tôi luôn tìm kiếm đó là má tôi. Cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu tại sao mỗi khi nhìn thấy hình ảnh của má tôi trong bếp, lòng tôi lại được trấn tĩnh lại.
Tôi sinh ra trong một gia đình “người Bắc điển hình” với người bố gia trưởng và khó tính. Cố nhiên một đứa con ương bướng và nghịch ngợm như tôi luôn phải chịu những trận đòn từ bố. Những lúc ấy, má tôi sẽ đóng vai một cô y tá để sơ cứu cho bệnh nhân là tôi. Bàn tay má nhẹ nhàng xoa lên những vết bỏng rát sao mà dễ chịu đến thế.
Rồi tôi nhớ có lúc phải vào viện (do ngày bé tôi hay tắm mưa nên viêm phổi triền miên), sốt cả tháng liền chỉ được ăn cháo má mang đến. Cháo má nấu dở lắm, vừa loãng lại vừa mặn. Sau này tôi mới biết cháo mặn do má trộn thuốc vào nhưng chẳng hiểu sao tôi lại chịu ăn. Từ đó đến nay, cứ mỗi lần bị bệnh, tôi lại được ăn món cháo ấy. Hương vị của nó có lẽ đi theo suốt cả cuộc đời tôi.
Nếu các bạn hỏi tình mẫu tử xuất phát từ đâu thì xin lỗi tôi cũng không thể giải nghĩa được. Có lẽ đó là nguồn sức mạnh tối thượng tồn tại trong mỗi người mẹ chăng?
Tình mẫu tử thiêng liêng là thế, cao quý là thế, ấy vậy mà vẫn có người dám vấy bẩn chỉ vì lợi ích cá nhân, chỉ vì đồng tiền? Những bà mẹ tuổi teen chẳng phải chỉ vì lỗi lầm mà đang tâm coi rẻ tình mẹ con, thậm chí vứt bỏ tình máu mủ ruột rà.
Lại thêm những đứa con bất hiếu chỉ vì tranh nhau mảnh đất mà đẩy mẹ ra đường. Lại cả những người con giả dối, khi mẹ còn sống thì lạnh lùng, khinh khỉnh, lúc mẹ mất mới ma chay long trọng.
Đó là chưa kể những người mẹ vì thương con mù quáng mà suốt đời o bế con cái, khiến chúng trở nên hư hỏng. Những chuyện như vậy vẫn đầy rẫy quanh cuộc sống chúng ta.
Nhưng may thay những điều trên chỉ là thiểu số, bởi đúng như bản chất tình mẫu tử là hướng về cái tốt. Những ông, bà, bố, mẹ thương con nhiều vô kể. Hành động luôn tốt hơn lời nói. Một cử chỉ bằng vạn lời “Mẹ yêu con”.
Tôi không biết các bạn ra sao nhưng đối với tôi, tôi không dám nhận mình là một đứa con có hiếu. Bởi tôi chưa làm tròn được chữ hiếu với má tôi.
Từ nhỏ đến giờ, tôi vẫn là gánh nặng mà cả cuộc đời má tôi phải gánh lấy. Lúc nhỏ thì má luôn phải lo lắng cho sức khỏe của tôi, lớn lên má lại lo lắng cho tính ngang ngạnh của tôi.
Tôi và bố cãi nhau luôn. Những lúc ấy má lại là người giảng hòa. Má là người nín nhịn nên nào có cãi lại bố. Sau những lần cãi vã như thế, má tôi khóc suốt. Những lúc ấy tôi chỉ muốn chạy xuống nhà ôm má nhưng cái tôi trong tâm trí lại cản tôi lại. Sao tôi lại hèn yếu như vậy, sao tôi lại để má khóc?
Không, tôi vẫn chưa xứng đáng là người đàn ông trong nhà. Má ơi con biết má phải chịu nhiều áp lực khi sống trong mái nhà như thế này. Má ơi, giá mà con có thể hiểu được điều ấy sớm hơn. Con không cần phải chứng tỏ mình với bố nữa, xin hãy là con người vui vẻ như ngày nào má nhé.
Đôi khi những người mẹ có thể cáu gắt và khó chịu. Xin hãy hiểu cho họ, đừng nhìn vào lời nói, hãy nhìn vào hành động của con người. Mẹ có thể cáu gắt nhưng trái tim mẹ luôn rộng mở ấm áp vì con. Lời nói của mẹ có thể khó nghe nhưng chúng ta luôn cảm nhận được những gì tốt đẹp nhất mẹ dành cho con. Tôi chẳng cần nói nữa có lẽ các bạn biết mình cần làm gì. Về phần tôi, có lẽ tôi vẫn là đứa con có lớn mà không có khôn. Má ơi đứa con bất hiếu này xin lỗi má”.
Bài phát biểu cảm nghĩ về mẹ số 4
Tình mẫu tử la tình cảm vô điều kiện, chẳng có người mẹ nào lúc chăm con lại nghĩ về việc sau này mình được báo hiếu như thế nào, chỉ cần con lớn lên khỏe mạnh là đủ.
Khi còn trẻ các cô gái có thể đôi lúc yếu đuối, nũng nịu hay thậm chí choảnh chọe. Nhưng khi đã là mẹ thì tình mẫu tử sẽ cho các cô sức mạnh để cứng rắn, kiên cường vì con mà đứng ra nơi đầu sóng ngọn gió, bởi con là tất cả. Có thể nói, tình mẫu tử không phải thứ tình cảm giản đơn, mềm yếu mà là sức mạnh, là phép nhiệm màu của loài người.
Tình mẫu tử đến với những phụ nữ một cách tự nhiên. Giây phút họ biết rằng mình đang mang trong người một sinh linh bé nhỏ thì trong tim họ tự dưng sẽ nảy sinh cảm giác yêu thương và bảo vệ sinh linh ấy. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy không hữu hình như cơm ăn áo mặc hằng ngày nhưng thiếu nó, ắt hẳn không đứa con nào có thể lớn lên toàn vẹn.
Khi con còn bé thơ, chập chững tập đi tập nói, thì mẹ sẽ đứng ra chở che cho con, cản những sóng gió cuộc đời, tặng con một tuổi thơ yên bình, ấm áp. Rồi khi con lớn lên từng bước vào đời, mẹ vẫn luôn ở phía sau âm thầm dõi theo von và dẫu con có đi xa đến đâu, chỉ cần quay đầu lại, mẹ vẫn luôn ở đó vì mẹ là nhà, là yêu thương.
Tình mẫu tử còn đồng nghĩa với tình bao dung vô hạn. Dù con có phạm sai lầm điều gì đi nữa, dù cả thế giới có quay lưng với con thì mẹ vẫn sẵn sàng ôm con vào lòng, tha thứ cho con tất cả. Chúng ta có thể thấy hình ảnh những người mẹ tóc bạc phơ, tấm lưng còng xuống vẫn cần mẫn tay xách nách mang các thứ vào trại giam thăm những đứa con lầm lỡ.
Tình mẫu tử còn là sự hy sinh. Chúng ta có thể thấy những tấm gương vượt khó, những học sinh vùng nông thôn nghèo đỗ thủ khoa, á khoa các trường đại học, nhưng mấy ai thấy rằng phía sau đó là những người mẹ chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất, bản lưng cho trời, chắt chiu từng đồng để nuôi con ăn học.
Còn có bao nhiêu người phụ nữ ngoài kia, vốn có thể hưởng thụ một cuộc sống an nhàn, sung túc nhưng vẫn lao vào lam lũ kiếm tiền để cho con có một tương lai tốt đẹp hơn. Sự hy sinh của mẹ chẳng ai có thể diễn tả hết bằng lời, như một nhà thơ đã viết:
Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá/Sao đong đầy hai tiếng: Mẹ ơi.
Tình mẫu tử không chỉ nuôi đứa trẻ lớn khôn và còn có giúp người phụ nữ trưởng thành hơn, dạy họ biết sống vị tha, vị kỷ, biết dẹp bỏ những yêu thích của mình để dành tất cả cho con, dạy họ sống điềm tĩnh, sống mạnh mẽ để làm gương, làm lá chắn cho suốt cuộc đời đứa con bé bỏng.
Mẹ yêu con nhiều là thế, nhưng đâu phải lúc nào cũng hiểu lòng mẹ, cũng biết thương mẹ như thương con. Như đứa con trong bức ảnh kia, tuổi trẻ sức dài vai rộng vậy mà để mẹ mình lội nước giữa cơn mưa tầm tã.
Trên đời còn nhiều người còn không tốt hơn thế nữa. Họ hỗn hào, họ vô ơn với bậc sinh thành. Chỉ cần một lời mẹ lớn tiếng cũng đủ khiến họ giận dỗi bỏ đi, làm người mẹ ở nhà lo lắng khôn nguôi.
Nhưng bất hiếu với mẹ nhất là khi mẹ đã hy sinh tất cả, cố gắng mỗi ngày để lo cho ta mà ta lại chây lười, lại không chịu học hành, làm việc, chỉ biết ăn bám mẹ mà thôi. Những người như thế thật đáng trách biết bao.
Còn có những người mặc kệ công sinh thành dưỡng dục của mẹ, chỉ vì gia cảnh nghèo khó mà trách mẹ không lo được cho mình.
“Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”, những người trách mẹ như thế, không hề xứng đáng với tình cảm đấng sinh thành dành cho họ.
Có thể mẹ không cho được con điều tốt nhất trên thế giới nhưng mẹ sẽ cho con điều tốt nhất mà mẹ có. Tình mẹ vĩ đại như thế, cho nên tôi hy vọng rằng bất kỳ người nào cũng sẽ nhận được niềm vui, hạnh phúc và sự yêu thương tương xứng từ những đứa con của họ.
Bài phát biểu cảm nghĩ về mẹ số 5
Mẹ thân yêu của con !
Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .
Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.
Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.
Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.
Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.
Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế.
Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …
Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.
Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.
Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
Bài số 1:
Trên mỗi bước đi trong cuộc đời tôi đều có hình bóng một người phụ nữ; người ấy là người vừa nghiêm khắc bảo ban những lúc tôi trái tính trái nết lại vừa yêu thương che chở những khi tôi yếu lòng. Người ấy lúc nào cũng muốn những điều tốt đẹp nhất cho tôi, quan tâm tôi hơn chính bản thân mình. Người phụ nữ đó là mẹ của tôi.
Rồi thì tôi lớn lên, học cấp 2 rồi lên tới cấp 3, cùng với đó là sự hiểu biết của tôi về cuộc sống, về lẽ đời cũng càng tăng lên; và rồi tôi hiểu mẹ hơn. Hiểu được những khó khăn mà mẹ đang chịu đựng, mang lấy và vượt qua nó hằng ngày. Tôi khờ quá, mà nói đúng hơn thì tôi mang trong mình sự ích kỉ nhỏ nhoi của con người tầm thường, tôi chỉ thấy những cái tôi thấy mà không để ý những gì mẹ làm hằng ngày cho mình. Sinh ra và nuôi ba anh em lớn khôn, mẹ chẳng quản ngại việc chi, cái gì mẹ cũng làm, bất chấp tất cả để cho anh em tôi cái ăn cái mặc, chả thiếu thốn thiệt thòi điều gì so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Mẹ lúc nào cũng tươm tất quần áo, đầu tóc cho con gái mỗi khi đi học; mua những món ngon tẩm bổ cho con gái khi tới mùa thi hay những lúc đau ốm khi trái gió trở trời. Có lần con gái đi học bị bạn bè xấu bắt nạt, mẹ tới tận nhà họ mắng vốn. Mẹ dạy con gái những điều hay lẽ phải ở đời, dạy con gái những thứ con cần để trở thành một cô gái xinh đẹp, cả tâm hồn và vẻ bên ngoài… chỉ là mẹ không nói ra, không dùng từ ngữ bóng bẩy trau chuốt cưng nựng con gái, mà là những câu nói bình thường thậm chí thô sơ như đôi bàn tay khô ráp của mẹ. Mẹ cứ âm thầm lặng lẽ như vậy, cùng các con mẹ yêu từ nhỏ cho tới lúc lớn lên, thậm chí quần áo của mẹ rách nát, nhàu nhĩ nhưng mẹ vẫn cứ không sắm nổi cho mình một bộ quần áo mới. Không có cả thời gian riêng dành cho mình nữa…
Rồi thì con gái yêu mẹ hơn, thương mẹ hơn; con gái hối hận vì những suy nghĩ trẻ con của mình khi còn bé. Nhưng, mẹ bệnh, mẹ được bác sĩ kết luận là mắc bệnh tiểu đường vào một ngày cuối tháng 10, khi tôi đang học lớp 9. Căn bệnh đã cướp mất ông ngoại khi còn rất trẻ, và bây giờ thì chính mẹ cũng lại mắc căn bệnh giống ông. Tôi sợ lắm, tôi sợ khi mình chưa đủ khôn lớn, chưa kịp làm gì để cho mẹ vui nhiều, còn rất nhiều điều tôi vẫn đang muốn làm cho mẹ. Giờ đây, khi tôi đang học đại học năm cuối, mẹ vẫn đang chiến đấu với bệnh tật, mẹ luôn hi vọng nhìn thấy con cái lập gia đình, sinh con đẻ cái và sống hạnh phúc với tổ ấm riêng của mình. Cố lên mẹ nhé! Gia đình mình luôn yêu mẹ. Mẹ vất vả nhiều rồi, điều mẹ mong muốn sẽ trở thành hiện thực sớm thôi.
Tôi sẽ sống trọn vẹn từng phút giây trong cuộc sống, sống có ý nghĩa và làm một người có ích như lời mẹ vẫn dạy bảo. Cuộc đời này, mẹ cho tôi cuộc sống, dạy dỗ tôi nên người, mẹ là người anh hùng theo bước chân tôi từng năm tháng, tôi hạnh phúc biết bao khi luôn có mẹ trên mọi cuộc hành trình. Và tôi muốn nhắn nhủ đến tất cả những ai đang mang nỗi oán hận như tôi ngày xưa thì hãy mau vứt bỏ suy nghĩ đó đi; những ai đang làm mẹ buồn phiền thì mau quay về sửa sai và xin lỗi mẹ, vì tình mẫu tử là thiêng liêng và là duy nhất, cho dù thế giới này có quay lưng lại với ta thì mẹ vẫn sẽ dang rộng cánh tay chờ đón ta quay về. Và tôi muốn nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con hạnh phúc vì là con của mẹ, con yêu mẹ rất nhiều”.
Bài số 2:
Ai sinh ra trên đời này cũng có mẹ, và tôi cũng thế… Tuổi thơ của tôi là những tháng ngày hạnh phúc và vui vẻ, tôi được sống trong một gia đình có ba có mẹ; tôi luôn được nâng niu và che trở như một cô công chúa nhỏ. Hàng ngày, tôi được sự dìu dắt của cha; sự chăm sóc của mẹ; tuổi thơ cứ như thế êm đềm trôi qua. Trong trí nhớ của tôi, mẹ luôn là người bên tôi trong những sự kiện quan trọng nhất của cuộc đời. Công ơn sinh thành và những lời dạy dỗ của mẹ tôi không bao giờ quên và những lời dạy của mẹ sẽ luôn bên tôi trong mọi hành trình mà tôi đến.
Tôi còn nhớ rất rõ hình ảnh mẹ dắt tay tôi đến trường mẫu giáo, ở nơi đó gặp toàn người lạ lẫm: bạn bè mới, cô giáo cũng là người xa lạ; tôi đã khóc rất nhiều ,làm loạn tất cả mọi thứ lên và còn đòi về làm cô giáo luống cuống, không biết phải xử sự thế nào. Mẹ ôm lấy tôi, dỗ tôi nín và nói là mẹ ở đây thôi không có đi đâu hết, thế là tôi mới bịn rịn theo cô giáo vô lớp học. Mẹ đứng đó cho tới khi tôi không còn sợ nữa và đã quen hơn thì mới an tâm ra về. Còn nhớ những lúc trái gió trở trời, chân tôi nhức không thể nào mà chịu được, mẹ ân cần xoa bóp cho tới khi tôi được cảm thấy thoải mái mới thôi. Lại nhớ về những lần tôi bướng bỉnh, hay gây gổ với bạn bè mà còn cãi lại mẹ, những lúc đó mẹ buồn lắm, mẹ không nói gì mà chỉ lẳng lặng đi chỗ khác lau nước mắt vì buồn tôi qua, xong mọi chuyện lại cười nói vui vẻ và kiếm gì đó cho tôi ăn… những lúc đó tôi đau lắm, hối hận lắm vì thà rằng mẹ cứ đánh mắng tôi, la lối tôi thì tôi sẽ lại bướng bỉnh và cứng đầu để thỏa mãn sự ương ngạnh của mình. Và tôi khóc, khóc nhiều lắm, cái miệng lí nhí nói lời xin lỗi mẹ và tự hứa với lòng mình rằng sẽ không để mẹ buồn vì mình nữa. Mẹ cười ôm tôi vào lòng và chấp nhận những thiếu sót của con mẹ một cách nhân hậu và hiền từ. Còn nhiều và còn nhiều những kỉ niệm khác nữa mà tôi không thể nào nhớ hết được, chỉ biết là mẹ luôn nhân từ, chậm giận, giàu tình thương và luôn yêu thương tôi trước sau không hề thay đôi.
Bây giờ tôi đã là một cô học sinh lớp 7, đã khôn lớn và hiểu biết hơn xưa. Thời gian của tôi bây giờ là ở trên trường lớp và đi gặp bạn bè nhiều hơn, tôi không còn giành nhiều thời gian ở với mẹ như trước. Hôm nay là ngày nghỉ, được dịp ở nhà phụ mẹ nấu cơm tôi mới có thời gian trò chuyện và quan sát mẹ kĩ hơn. Mẹ già đi nhiều quá, phải chăng mẹ già đi để đổi sự khôn lớn và trưởng thành hơn của tôi. Đôi tay mẹ gầy hẳn và chai sạn những vết sần do công việc đồng áng vất vả. Làn da mẹ không còn được hồng hào và trắng trẻo như khi xưa nữa mà đã hiện lên những dấu hiệu của tuổi tác, những nếp nhăn nhỏ và những dấu chân chim cũng đang dần ngự trị trên khuôn mặt vẫn mang đầy phúc hậu của mẹ tôi. Thật đau lòng khi bấy lâu nay tôi chỉ biết nghĩ tới mình mà không dành nhiều thời gian cho mẹ, tôi chỉ nhờ mẹ cho ý kiến những lúc tôi cần và còn lại thì dành hết thời gian cho công việc cá nhân, cho đám bạn và cho việc học hành mà vô tình quên mất người vẫn luôn âm thầm theo dõi và lo lắng từng miếng ăn giấc ngủ hằng ngày cho mình. Tôi tự hứa với lòng mình là kể từ nay về sau, tôi sẽ cố gắng học hành thật tốt không phụ sự mong chờ của mẹ và mỗi khi có thời gian rảnh thì sẽ giành thời gian cho người mẹ yêu dấu của mình. Với mẹ thì chỉ cần một lời quan tâm, thăm hỏi của những đứa con mình bé bỏng và chúng tôi khôn lớn, học hành thật tốt là mẹ đã vui vẻ rồi. Niềm vui của mẹ thật đơn sơ nhỏ bé!
Tôi giờ đây sẽ lớn khôn, sẽ đang chập chững bước vào đời với đôi cánh non mềm yếu ớt; tôi tin rằng với tình yêu thương và sự dạy dỗ của mẹ sẽ luôn là những gói hành trang giúp tôi có thể tự tin đi qua mọi sóng gió và khó khăn của cuộc đời. Mỗi khi gặp khó khăn, chỉ cần nghĩ tới mẹ và gia đình đang ở phía sau mình làm tôi thấy ấm lòng và mạnh mẽ hơn. Và nhất định sau này khi lớn lên và có gia đình riêng của mình, tôi cũng sẽ luôn là người mẹ tốt, luôn yêu thương, quan tâm và giúp đỡ con gái trở thành một cô gái mạnh mẽ và có đủ bản lĩnh như mẹ đã dạy tôi.
Như vậy chúng tôi vừa giới thiệu với các bạn về các bài cảm nghĩ về mẹ thân yêu. Các bài phát biểu này hay và ý nghĩa về mẹ giúp các bạn sử dụng trong các bài viết văn hiệu quả.
Trên đây là những bài cảm nghĩ về mẹ hay nhất, mỗi bài viết mang đến cho chúng ta một góc nhìn khác nhau về tình mẫu tử và những giá trị tình cảm đáng quý mà mẹ dành cho con. Từ những chân dung đầy cảm xúc, chúng ta có thể cảm nhận được sức mạnh của tình yêu thương và sự hy sinh vô bờ bến của mẹ trong cuộc sống. Chúng ta hãy trân trọng và trân quý những điều mẹ đã dành cho mình và luôn bày tỏ tình cảm và sự tri ân đối với người mẹ thân yêu.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Top 5 bài cảm nghĩ về mẹ hay nhất tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Mẹ
2. Bài viết cảm nghĩ về mẹ
3. Tình mẫu tử
4. Tình cảm gia đình
5. Thấu hiểu mẹ
6. Ánh mắt của mẹ
7. Tình yêu vô bờ của mẹ
8. Mẹ là người giúp tôi thành công
9. Thành công nhờ tình yêu mẹ dành cho con
10. Tình mẹ vô giá