Bạn đang xem bài viết Animation là gì? Phân biệt giữa Animation và Motion Graphic tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Với những bạn đam mê hội họa và thiết kế, chắc hẳn bạn đã nghe qua thuật ngữ Animation ít nhất một lần. Vậy Animation là gì? Được sử dụng trong trường hợp nào? Có thể sử dụng Animation trong Powerpoint không? Cùng bài viết tìm hiểu về Animation nhé!
I. Animation là gì?
Animation là nghệ thuật chụp liên tiếp nhiều hình ảnh hoặc bản vẽ, khiến hình ảnh di chuyển sống động trên màn ảnh trong một khoảng thời gian nhất định để mô phỏng một nội dung nào đó. Nói một cách đơn giản, Animation là thuật ngữ dùng để chỉ bất kỳ hình thức nào khiến các đối tượng đồ họa dịch chuyển.
Những người hoạt động trong nghề sẽ được gọi là Animator, vì vậy, Animation sẽ thường được sử dụng trong quảng cáo, game, phim hoạt hình và nhiều thể loại khác. Não bộ sẽ tự động trộn nhiều hình ảnh xuất hiện liên tiếp và nhanh chóng lại một hình ảnh duy nhất, đây là cơ chế hoạt động của Animation.
Tìm việc làm, tuyển thiết kế đồ họa có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Thiết kế đồ họa (Graphic Designer)
– Nhân viên Graphic Design và Content (NH Phụ kiện TGDĐ/ĐMX)
II. Nguồn gốc của Animation
Tuy đây là lĩnh vực khá mới ở Việt Nam, nhưng xét trên toàn bộ sự phát triển của thế giới, Animation là một thuật ngữ đã xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đây là giai đoạn đầu nên hình ảnh vẫn còn được xử lý khá đơn sơ, chưa được bắt mắt và kỹ càng như hiện nay.
Animation được ứng dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực hoạt hình, có nguồn gốc từ Mỹ và được phát hiện lần đầu bởi James Stuart Blackton, một người Anh thành công tại Mỹ. Năm 1900, ông đã tạo ra bộ phim hoạt hình đầu tiên có tên là The Enchanted Drawing.
Tuy vậy, cha đẻ của phim hoạt hình lại là Emile Cohl – họa sĩ hoạt hình người Pháp, người đã tạo ra bộ phim hoạt hình hoàn chỉnh đầu tiên mang tên Fantasmagorie vào năm 1908. Cùng với đó, vào năm 1928, Disney cho ra đời bộ Steamboat Willie – bộ phim hoạt hình đầu tiên có âm thanh đi kèm với chuyển động hình ảnh.
Hiện nay, Animation rất phát triển và đã được được thể hiện dưới nhiều dạng như 2D, 3D, đi kèm với nội dung, hình ảnh và âm thanh sống động. Tuy nhiên, nếu muốn học, bạn vẫn phải nhìn về truyền thống và bắt đầu học từ những gì cơ bản nhất.
III. Làm thế nào để tạo nên Animation?
Animation được tạo ra bằng nhiều hình ảnh khác nhau, nối tiếp liên tục tạo thành một chuỗi hình ảnh. Các nhân vật có thể di chuyển qua các vùng bối cảnh khác nhau, vì vậy mà kích thước, màu sắc cũng được thay đổi.
Bởi vì mắt chúng ta chỉ có thể lưu giữ hình ảnh trong khoảng 1/10 giây nên nhiều hình ảnh liên tiếp xuất hiện sẽ cho phép não ghi nhận thành một khung cảnh duy nhất. Các Animator có thể tạo ra 12 hình vẽ (khung hình) mỗi giây nhưng có thể sẽ hơi giật, cho nên, để các cảnh chuyển động mượt mà, người ta thường vẽ 24 khung hình mỗi giây.
Để tạo nền chuyển động Animation, các Animator thường tạo nền dựa trên 2 cách dựa trên nguyên tắc chuyển tiếp và ghép nối như sau:
– Frame by frame: tạo ảnh cho mỗi khung chuyển động, cho phép nền ảnh chuyển động trong từng khung hình.
– Tweened Animation: chỉ cần tạo ảnh cho khung bắt đầu và khung kết thúc, hiệu ứng Flash sẽ tạo thêm nhiều khung ảnh tiếp nối giữa những khoảng này với sự thay đổi về thuộc tính ảnh, kích thước, màu sắc,…
IV. Các thể loại Animation phổ biến
1. Animation truyền thống
Animation truyền thống thường là hoạt hình 2D, được thực hiện bằng cách vẽ tay mọi khung hình trên giấy, chủ yếu là giấy trong suốt bằng xenlulo. Hiểu một cách đơn giản, đây là hình thức bạn lật từng trang của một quyển sách nhưng với tốc độ cực nhanh.
Phương thức này có tính nghệ thuật rất cao vì người nghệ sĩ thường gửi cảm xúc của mình vào đó. Vì vậy nó cũng đòi hỏi một trình độ chuyên môn và tay nghề cũng như óc sáng tạo cực cao, đồng thời quy trình sản xuất cũng khá cực nhọc và khó chỉnh sửa.
Có thể kể đến trong loại Animation truyền thống các phim của Disney như Aladdin, Vua Sư tử, Bạch Tuyết và 7 chú lùn, 101 chú chó đốm,… Tuy vậy, cách làm này đã không còn được Disney sử dụng nữa kể từ năm 1989, Nàng tiên cá là phim cuối cùng của hãng sử dụng cách sản xuất này.
2. 2D Animation
2D Animation cũng được xem là dạng truyền thống, thường gặp ở những phim Disney giai đoạn đầu như Pinocchio, Người đẹp và quái vật,… Nhưng đây là dạng 2D khác hoàn toàn so với Animation truyền thống.
Cụ thể, 2D Animation được thể hiện bằng các vector trên máy tính nên có sự linh hoạt trong từng khung ảnh, sản xuất cũng hiệu quả hơn. Với đồ họa được thực hiện bằng vector, độ phân giải sẽ không phải là vấn đề so với việc sử dụng các hình ảnh với định dạng quen thuộc là JPG, GIF, BMP. Vector được thể hiện bằng pixel – độ phân giải cực lớn cho phép bạn thoải mái phóng to thu nhỏ mà không lo hình bị bể, nhờ đó mà chuyển động hình ảnh cũng mượt mà hơn.
Hơn nữa, các Animator cũng không cần phải vẽ đi vẽ lại một nhân vật nhiều lần như vẽ tay mà chỉ cần thực hiện một số chi tiết thay đổi là được. Một trong những nền công nghiệp sản xuất phim hoạt hình 2D nổi tiếng là Nhật Bản, nơi mà hoạt hình 2D được gọi với thuật ngữ riêng là anime với nhiều series đình đám như Attack on Titan, Your Name, Spirited Away, Thanh gươm diệt quỷ, Chú thuật hồi chiến,…
3. 3D Animation
Hiện nay, 3D Animation là phương thức được sử dụng phổ biến nhất để tạo nên các chuyển động trên khung hình, gắn liền với công nghệ CGI. Điểm khác biệt lớn nhất của 3D Animation so với các loại hình khác nằm ở chỗ hình ảnh được biểu hiện (render) từ mô hình 3D dựng trên máy tính.
Với công nghệ này, các nhân vật sẽ được thể hiện có chiều sâu, sống động, gần gũi và chân thực hơn. Bởi lẽ, 3D Animation yêu cầu toàn bộ cơ thể nhân vật phải luôn được hiện rõ. Chẳng hạn, nếu một nhân vật quay sang một bên, Animators chỉ cần vẽ mặt bên trong 2D Animation, nhưng với công nghệ 3D, toàn bộ cơ thể vẫn phải được nhìn thấy.
Mặc dù không phải là sản phẩm 3D đầu tiên nhưng Toy Story (1995) của Pixar góp phần không nhỏ trong công cuộc đem 3D đến gần hơn với công chúng. Sau này, Disney cũng sản xuất nhiều bộ hoạt hình sử dụng công nghệ này như Coco, Frozen, Up, Inside Out,…
4. Motion Graphics
Motion Graphics là những phần đồ họa kỹ thuật số tạo cảm giác chuyển động, có âm thanh và thường được dùng trong quảng cáo, thương mại và các lĩnh vực thuộc về truyền thông đa phương tiện. Cả Motion Graphics và Animation đều sử dụng 12 nguyên tắc chuyển động để giúp hình ảnh trở nên chân thực và tự nhiên hơn.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa Animation và Motion Graphics là đối tượng hướng đến, cụ thể, Animation chú trọng đến nội dung câu chuyện và nhân vật, còn Motion Graphics lại chú ý đến hiệu ứng chuyển động nhiều hơn. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp Motion Graphics ở những nền tảng giải trí (YouTube – TedEd, Facebook ads,…) hay các quảng cáo xen lẫn trên chương trình tivi.
Bạn có thể phân biệt dựa trên sự khác biệt của Graphic Design (thiết kế đồ họa) và Illustration (minh họa). Graphic Design giải thích một concept thông qua hình ảnh và các yếu tố đồ họa, Motion Graphics cũng vậy nhưng có chuyển động. Tương tự, Illustration tạo ra một câu chuyện trực quan qua hình vẽ, còn Animation sẽ thổi hồn cho câu chuyện đó.
5. Stop-Motion
Stop-Motion là khái niệm khá bao quát, bao gồm tạo hình bằng đất sét, tạo pixel, chuyển động đối tượng (object motion), hoạt ảnh cắt (cutout animation),… Tuy nhiên, thay vì thể hiện bằng bản vẽ, Stop-Motion sẽ điều chỉnh các đối tượng vật lý trong mỗi khung hình.
Cụ thể, việc di chuyển với gia số nhỏ và từng khung hình được chụp lần lượt ghép lại sẽ tạo ra ảo ảnh về chuyển động. Xét trên khía cạnh lịch sử, đây là một hình thức kể chuyện lâu đời hơn so với 3D Animation, tuy nhiên, công nghệ này đòi hỏi Animators phải có kỹ năng chuyên sâu, tâm huyết và thời gian hoàn thành lâu dài.
Một trong những sản phẩm Stop-motion nổi tiếng gần đây là “Isle of Dogs” hay “The Lego Movie”. Bạn cũng có thể tìm hiểu về phương thức Animation này qua kênh YouTube PES với nhiều Video được dựng bằng Stop-Motion.
V. Công việc của người làm animation
Người làm Animation thường được gọi là Animator, chuyên thực hiện các công việc mang tính sáng tạo cao, luôn đòi hỏi sự tập trung và kiên trì trong công việc.
Vì đặc thù công việc liên quan đến lĩnh vực hình họa nên Animators sẽ làm việc với các phần mềm chuyên dụng, làm việc với bản vẽ hay thậm chí là các mô hình con rối. Cụ thể, họ sẽ tiến hành chụp lại những chuyển động một cách chi tiết nhất theo từng giai đoạn. Tiếp theo, họ sẽ thực hiện thao tác trình chiếu hình ảnh tốc độ cao để tạo nên nhiều phân cảnh mượt mà, bắt mắt.
Để có thể theo đuổi nghề, Animators cần đặt ra một khoảng thời gian nhất định trong ngày để thực hiện, thời gian có thể thay đổi linh hoạt mà không bị gò ép sao cho đảm bảo được tiến độ và tính sáng tạo trong công việc.
VI. Video Animation là gì?
Video Animation là sản phẩm được tạo ra hiệu ứng Animation. Thông qua các chuyển động mà hiệu ứng tạo ra được, bạn có thể làm ra một thước phim hoặc một đoạn quảng cáo có nội dung truyền tải đi một thông điệp nào đó. Nhìn chung, bạn có thể hình dung Video Animation tương tự như Motion Graphics, sản phẩm có độ dài từ 2 đến 3 phút.
Để tạo ra 1 Video Animation, bạn có thể tham khảo các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Bắt đầu lên ý tưởng và tiến hành sáng tạo kịch bản.
- Bước 2: Thực hiện tạo một bản phân cảnh (Storyboard) cho Video của bạn.
- Bước 3: Bắt tay tạo chuyển động (animate) cho các nhân vật, đối tượng.
- Bước 4: Dựng phim, chèn nhạc, âm thanh và lời thoại vào Video Animation.
- Bước 5: Xem lại Video và chỉnh sửa các chi tiết cần thiết để có thể cho ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Để có thể tạo ra một Video Animation tốt, bạn có thể tham khảo một số phần mềm như After Effects – thường xuyên được các Animators sử dụng, phần mềm iClone, phần mềm Scratch, phần mềm Autodesk 3DS Max, phần mềm PM Animation,…
VII. Animation Powerpoint là gì?
Animation trong Powerpoint là hiệu ứng hình ảnh được áp dụng lên văn bản, các hình khối hay hình ảnh nhằm tạo ra những đối tượng chuyển động một cách linh hoạt và sống động hơn. Hiệu ứng này hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc thuyết trình và thu hút sự chú ý, tập trung của người nghe.
Trong Powerpoint, các hiệu ứng Animation rất đa dạng nên bạn có thể thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp với sở thích và nội dung nhất. Về cơ bản, Animation trong Powerpoint được chia thành 2 loại là hiệu ứng chuyển tiếp và ảnh động.
Trong rất nhiều trường hợp, bạn có thể sử dụng Powerpoint để dựng một Video Animation đơn giản mà không yêu cầu kỹ năng phức tạp, cầu kỳ vì phần mềm có hỗ trợ xuất File Video. Như vậy, bạn có thể hiểu Animation Powerpoint là một dạng Video Animation được dựng bằng Powerpoint.
Để có thể bắt đầu sử dụng Animation trong Powerpoint, bạn có thể tham khảo bài viết : Cách tạo Animation cho slide, đối tượng bất kỳ trong PowerPoint nhé!
Xem thêm:
>> Logo là gì? Các đặc trưng cơ bản trong thiết kế logo thương hiệu
>> Copywriter là gì? Phân biệt nghề Copywriter và Content Writer
>> Mindset là gì? Sự hình thành và xu thế chuyển đổi mindset cần biết
Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin tổng quan về Animation. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên để lại bình luận bên dưới và chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Nguồn tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Animation
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Animation là gì? Phân biệt giữa Animation và Motion Graphic tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.