Bạn đang xem bài viết Retail là gì? Các loại hình bán lẻ – retailer phổ biến tại Việt Nam tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Retail là một từ tiếng Anh có thể hiểu theo nhiều nghĩa khi dịch sang tiếng Việt. Tùy vào những ngữ nghĩa thì Retail lại có một ý nghĩa khác nhau. Thế thì bạn có thắc mắc rằng trong kinh doanh, Retail có nghĩa là gì? Và có các loại hình bán lẻ – retailer nào phổ biến tại Việt Nam? Hãy xem hết bài viết dưới đây để có được đáp án.
I. Retail là gì?
1. Định nghĩa Retail
Trong lĩnh vực kinh doanh, Retail được hiểu là “bán lẻ”. Đây là quá trình đưa sản phẩm của các nhà sản xuất hàng hóa, dịch vụ đến với người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng mục đích cá nhân và phi kinh doanh thông qua nhiều kênh phân phối.
2. Lịch sử hình thành Retail
Theo nghiên cứu, thị trường bán lẻ đã hình thành và phát triển từ thời cổ đại thông qua hình thức trao đổi hàng hóa với hàng hóa và về sau phát triển thành tiền với hàng hóa. Việc trao đổi ban đầu được thực hiện với quy mô nhỏ, đối tượng tham gia cùng sinh sống trong cộng đồng với nhau, hàng hóa được mang ra trao đổi chủ yếu dùng để đáp ứng nhu cầu cơ bản của người mua.
Nhưng về sau, trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động vận tải mà đặc biệt là vận tải đường biển, việc trao đổi được phát triển thành hoạt động giao thương có quy mô lớn giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa châu lục này với châu lục khác; mặt hàng được đem ra mua bán trên thị trường bán lẻ cũng trở nên đa dạng, phong phú đáp ứng nhiều nhu cầu mới của con người.
Theo thời gian, địa điểm tổ chức việc trao đổi, mua bán này được mở rộng về cả quy mô, hình thức lẫn thời gian diễn ra. Từ đó hình thành nên một mạng lưới giao thương phủ khắp thế giới, tạo ra nền tảng vững chắc cho các hoạt động thương mại, kinh doanh ngày nay.
II. Tầm quan trọng của Retail
Retail đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực thương mại, lưu thông hàng hóa. Sự xuất hiện của Retail đã giúp nhà sản xuất chỉ cần tập trung vào vấn đề tạo ra sản phẩm mà không cần lo lắng đến vấn đề làm sao có thể đưa sản phẩm tới khách hàng.
Không chỉ vậy, dưới sự hỗ trợ đắc lực của mạng lưới cửa hàng, hệ thống nhân viên, các trang thương mại điện tử, các nhà bán lẻ còn giúp việc tiếp cận hàng hóa của người có nhu cầu mua trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn.
III. Mô hình Retail và chuỗi cung ứng bán hàng
Mô hình Retail cơ bản bao gồm: Nhà sản xuất > Nhà bán lẻ > Người tiêu dùng.
Trong đó, Nhà sản xuất chịu trách nhiệm tạo ra các loại hàng hóa phục vụ cho nhu cầu thị trường. Còn người tiêu dùng sẽ là điểm đến cuối cùng của hàng hóa – nơi mà hàng hóa sẽ làm nhiệm vụ đáp ứng các nhu cầu của người đã mua nó.
Còn các nhà bán lẻ thì sao? Họ là trung gian đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Họ sẽ mua số lượng lớn hàng hóa từ nhà sản xuất sau đó bán lại với mức giá cao hơn cho người tiêu dùng để thu lợi nhuận.
Theo thời gian, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, sự tham gia đa dạng của các nhà bán lẻ đã đưa hàng hóa vượt biên giới của quốc gia làm ra nó để đến tay người tiêu dùng ở quốc gia khác góp phần hình thành mô hình Retail, chuỗi cung ứng đồ sộ.
IV. Phân loại Retail – nhà bán lẻ trên thị trường
Tùy thuộc vào từng đặc điểm, tiêu chí kinh doanh cụ thể mà hình thành nên nhiều loại hình Retail trên thị trường. Dưới đây là một vài loại hình Retail phổ biến trên thị trường.
1. Tiêu chí dịch vụ đi kèm
Khách hàng có xu hướng ra quyết định nhanh chóng hơn khi các dịch vụ đi kèm tại nơi cung cấp sản phẩm khiến họ hài lòng, thoải mái. Dựa vào tiêu chí này thì có thể phân biệt ra 3 loại cửa hàng bán lẻ sau:
– Cửa hàng bán lẻ tự phục vụ: Thường là cửa hàng tiện lợi, siêu thị như Co.opmart, VinMart. Tại đây, khách hàng sẽ tự do chọn lựa hàng hóa mà mình cần mua trên các quầy hàng sau đó mang tới quầy thu ngân để được kiểm tra, tính tiền, lập hóa đơn và thanh toán.
– Cửa hàng bán lẻ dịch vụ hỗ trợ: Phổ biến nhất chính là các cửa hàng bán thiết bị điện máy, gia dụng hay các sản phẩm cần được hướng dẫn để có thể sử dụng như Điện máy Xanh, Thế Giới Di Động,… Người mua sẽ được nhân viên cửa hàng cung cấp các thông tin về hàng hóa đang quan tâm, hướng dẫn sử dụng, giải đáp thắc mắc và tư vấn để có thể chọn lựa được sản phẩm phù hợp nhất.
– Cửa hàng dịch vụ cao cấp: Đây sẽ là các cửa hàng cung cấp các sản phẩm có giá trị cao, xa xỉ hoặc các sản phẩm có số lượng giới hạn như các cửa hàng của thương hiệu thời trang danh tiếng trên thế giới, showroom ô tô hạng sang,… Tại đây, khách hàng được cung cấp những dịch vụ chăm sóc cũng như hậu mãi cao cấp nhất và có tác động không nhỏ đến việc ra quyết định. Các cửa hàng này nhắm đến 1 nhóm đối tượng cụ thể, người tiêu dùng phổ thông sẽ gặp một số khó khăn khi muốn tiếp cận
2. Tiêu chí dòng sản phẩm
Lựa chọn đúng dòng sản phẩm để kinh doanh chính là chiến lược nòng cốt quyết định sự thành bại của nhà bán lẻ. Phân loại theo tiêu chí dòng sản phẩm, thì có các loại hình sau:
– Cửa hàng chuyên dụng (Specialty Store): Đây là nơi cung cấp các sản phẩm cụ thể đáp ứng cho một nhu cầu cụ thể nào đó của khách hàng. Ví dụ như cửa hàng kinh doanh dụng cụ thể thao, cửa hàng chăm sóc thú cưng, cửa hàng dược phẩm,…
– Cửa hàng tạp hóa/bách hóa (Department Store): Tại đây, rất nhiều mặt hàng được bày bán, đáp ứng tối đa nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng từ việc ăn uống, vệ sinh nhà cửa,… Có thể kể đến một số đại diện cho nhóm nhà bán lẻ này như cửa hàng Bách Hóa Xanh, Vinmart+ hay các cửa hàng tạp hóa tư nhân nhỏ lẻ.
– Siêu thị (Supermarket): Đây chính là đại cửa hàng với số lượng hàng hóa, chủng loại vô cùng phong phú, đa dạng. Nó đáp ứng mọi nhu cầu từ mua sắm đến làm đẹp, nhà hàng,… Điển hình như chuỗi siêu thị Emart, Lotte Mart.
– Cửa hàng tiện lợi (Convenience Store): Có thể xem đây là mô hình tân binh trong các mô hình bán lẻ. Nó là một cửa hàng bách hóa có bán thêm các loại thức ăn chế biến tại chỗ hoặc có thể ăn ngay. Có thể kể tên một vài cửa hàng tiện lợi như Circle K, Ministop, FamilyMart.
– Cửa hàng Superstore: Nó là nơi mà khách hàng có thể tìm được nhiều loại hàng hóa đang được giảm giá, khuyến mãi với chủng loại chuyên biệt. Có thể hiểu nôm nay, đây là sự kết hợp của một siêu thị và một cửa hàng khuyến mãi. Loại hình này hiện chưa phổ biến tại Việt Nam. Có thể kế đến một vài đại diện như Best Buy, Petco.
3. Tiêu chí giá cả
Đây là yếu tố then chốt giúp phân loại các nhà bán lẻ. Nó tác động đến định hướng, chiến lược marketing của cửa hàng cũng như đối tượng khách hàng nhắm đến. Với tiêu chí này, có thể phân loại thành:
– Cửa hàng khuyến mãi (Discount store): Mô hình này rất phổ biến ở nước ngoài. Tại đây, các sản phẩm được bày bán đều được giảm giá hoặc khuyến mãi lớn nhưng đi kèm theo điều kiện khách hàng phải mua với số lượng nhiều hơn khi mua sắm tại siêu thị hay cửa hàng bách hóa. Các cửa hàng này sẽ có lượng hàng hóa dự trữ rất lớn để đáp ứng được nhu cầu mua sắm của khách hàng. Đại diện tiêu biểu cho mô hình này chính là Walmart.
– Cửa hàng cao cấp (Premium store): Đây là nơi có phân khúc khách hàng là những người sẵn sàng chi trả số tiền lớn để được sở hữu những sản phẩm được bày bán. Khách hàng sẽ được nhận lại những hàng hóa được sản xuất bởi các thương hiệu hàng đầu, chất lượng cao và dịch vụ hậu mãi chu đáo. Có thể liệt kê một vài cái tên như showroom Mercedes, cửa hàng Supreme.
4. Tiêu chí quyền sở hữu
Cách phân loại này dựa trên cơ sở đối tượng sở hữu cửa hàng bán lẻ là gì. Có thể chia thành có nhóm cửa hàng bán lẻ như sau:
– Cửa hàng tư nhân, cá thể độc lập: Đây là nhóm cửa hàng có quy mô nhỏ, dễ dàng được tìm thấy ở bất kỳ đâu tại Việt Nam bởi mô hình này rất đơn giản trong vấn đề tổ chức, vận hành kinh doanh. Đó chính là các cửa hàng tạp hóa tư nhân, tiểu thương buôn bán tại chợ, hay các xe hàng rong trên đường phố.
– Chuỗi cửa hàng doanh nghiệp bán lẻ: Khác biệt với mô hình tư nhân ở trên là các cá nhân tự đầu tư, xây dựng cửa hàng thì ở mô hình này, người đứng ra thành lập, vận hành là tổ chức có tư cách pháp nhân. Mô hình này có quy mô và mạng lưới lớn hơn rất nhiều so với mô hình cửa hàng tư nhân. Có thể liệt kê vài cái tên như chuỗi cửa hàng dịch vụ viễn thông Mobifone, chuỗi cửa hàng Điện Máy Xanh.
– Nhượng quyền thương mại: Hình thức này hiện đang rất nở rộ trên thị trường, các cá nhân hay tổ chức sẽ mua nhượng quyền một thương hiệu có sẵn nào đó để tổ chức kinh doanh. Việc kinh doanh nhượng quyền này phải tuân thủ một số điều khoản ràng buộc giữa thương hiệu nhượng quyền và người được chuyển nhượng. Một số chuỗi nhượng quyền phổ biến tại Việt Nam hiện nay như cà phê Viva, cửa hàng tiện lợi Circle K.
– Đại lý: Đây chính là đại diện bán hàng của doanh nghiệp. Khác với nhượng quyền, đại lý là trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, các đại lý sẽ được nhà sản xuất trả thù lao khi bán các phẩm của họ. Ví dụ như các đại lý vé máy bay của Vietnam Airline, đại lý phân phối xe gắn máy Honda.
– Tiếp thị trên mạng: Đây là hình thức sử dụng các trang web và mạng xã hội để đưa hàng hóa tiếp cận đến người tiêu dùng. Ngày nay, mô hình này đang có sự phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới và thu hút được một lượng lớn khách hàng.
5. Tiêu chí phương thức tương tác.
– Cửa hàng Offline (100%): Đây là phương thức bán lẻ sử dụng một địa điểm bán hàng ngoài đời thật để khách hàng đến trực tiếp mua hàng. Quá trình tư vấn diễn ra tại cửa hàng Offline 100% được thực hiện trực tiếp và hàng hóa được giao ngay.
– Cửa hàng Online (100%): Phương thức bán lẻ này cho phép cửa hàng kinh doanh mà không cần có địa điểm bán hàng thực. Thông qua website, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, điện thoại, tin nhắn để những giao dịch mua bán sản phẩm dịch vụ được diễn ra.
– Cửa hàng kết hợp Online và Offline: Hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều kết hợp hai phương thức online và offline để bán hàng. Điều này giúp doanh nghiệp tăng doanh thu nhờ việc phục vụ được nhiều nhóm đối tượng khách hàng hơn.
V. Tìm hiểu về một số dạng phần mềm bán lẻ
– Phần mềm dành riêng cho ngành: Với những doanh nghiệp tập trung vào nhóm thị trường ngách, họ ưu tiên sử dụng phần mềm dành riêng cho ngành để phục vụ tốt nhất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bán hoa sẽ sử dụng phần mềm khác với doanh nghiệp bán trang sức, với đặc tính mỗi ngành tính năng phần mềm có sẽ khác nhau.
– Phần mềm quản lý bán lẻ: Đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh và quản lý nhiều ngành hàng, họ thường sử dụng những phần mềm có tính năng quản lý toàn diện mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh. Hầu hết doanh nghiệp nhỏ thường sử dụng cũng phần mềm này, vì họ có ít dữ liệu để chia sẻ và cách sử dụng những phần mềm này đơn giản, ai cũng có thể thao tác.
– Phần mềm POS bán lẻ: POS bán lẻ là phần mềm mà doanh nghiệp bán lẻ nào cũng có. Phần mềm này không chỉ cho phép theo dõi giao dịch mua bán hàng ngày được dễ dàng hơn. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ cũng không gặp nhiều khó khăn. Một số phần mềm POS bán lẻ còn tương thích với nhiều thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng, nó giúp chủ doanh nghiệp, chủ cửa hàng có thể theo dõi mọi lúc mọi nơi.
– Phần mềm quản lý nhiệm vụ: Những công ty lớn thường sử dụng phần mềm này vào việc quản lý nhiều địa điểm bán hàng của doanh nghiệp. Giúp cho quản lý cửa hàng, quản lý khu vực thực hiện nhiệm vụ của mình được tốt nhất. Thông qua phần mềm quản lý nhiệm vụ, khả năng giao tiếp và trách nhiệm giải trình của quản lý được cải thiện, nó cũng cung cấp trải nghiệm sử dụng sản phẩm dịch vụ tại các điểm bán tốt nhất đến cho khách hàng.
– Nền tảng thương mại điện tử: Cung cấp cho doanh nghiệp nơi để tạo và quản lý gian hàng trực tuyến. Bằng cách nhúng link bán hàng vào website hay thêm trên các trang mạng xã hội khác sẽ giúp cho gian hàng trên sàn thương mại điện tử của bạn được nhiều người biết đến hơn. Thương mại điện tử hiện nay đang là xu hướng mua sắm, chính vì vậy các nhà bán lẻ không nên bỏ lỡ cơ hội kinh doanh trên sàn.
VI. Một số thuật ngữ liên quan đến Retail
1. Retail manager trong retail
Retail manager còn được gọi là người quản lý cửa hàng bán lẻ, chuyên phụ trách những công việc liên quan đến điều hành quản lý hoạt động kinh doanh diễn ra tại của hàng. Là người chịu trách nhiệm khi sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng và những người tiêu dùng cuối cùng.
Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm thu ngân:
– Nhân viên Thu Ngân kiêm Trang Trí Điện Máy Xanh
– Nhân viên Thu Ngân kiêm Trang Trí Thế Giới Di Động
– Nhân viên thời vụ tại siêu thị
2. Retail audit trong retail
Retail Audit hay Nghiên cứu Đo lường Bán lẻ. Đây là công cụ hỗ trợ hoạt động thu thập và xử lý thông tin hàng hóa của các thương hiệu bán lẻ tại cửa hàng. Những thông tin được công cụ này phân tích như doanh thu, xu hướng mua hàng, tồn kho, hiệu quả trưng bày, thậm chí những thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của đối thủ cũng được thu thập đầy đủ.
3. LS – Retail trong retail
LS-Retail trong retail được biết đến như là một phần mềm chuyên cung cấp giải pháp add-on cho doanh nghiệp. Phần mềm quản lý kinh doanh, hệ thống máy POS cho cửa hàng cũng là những giải pháp mà LS-Retail mang lại. Ngoài ra, phần mềm này còn được tích hợp sẵn những tích năng giúp việc quản lý, vận hành doanh nghiệp được dễ dàng hơn.
4. Retail price index trong retail
Retail price index hay Consumer Price Index (CPI) là Chỉ số giá tiêu dùng. Đây là một chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi giá cả của một mặt hàng do người tiêu dùng thành thị mua sắm trên thị trường. Chỉ số này giúp doanh nghiệp có thể tính toán được sự biến động trong mức giá của sản phẩm trong một nhóm hàng.
5. Retail banking trong retail
Retail banking hay Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là những dịch vụ tài chính phục vụ cho người tiêu dùng. Những dịch vụ này bao gồm khoản vay tín dụng vốn, khoản vay trả góp, dịch vụ tiền gửi, dịch vụ thế chấp, mở tài khoản,…
6. Consumerism – Chủ nghĩa tiêu dùng
Trong retail, Consumerism hay Chủ nghĩa tiêu dùng được dùng để thể hiện nỗ lực có tổ chức của cá nhân, nhóm hay chính phủ bảo vệ người tiêu dùng. Đồng thời, Consumerism còn được xem là chính sách để kích thích lòng tham vì nó giúp ủng hộ việc mua các sản phẩm mới nhất.
7. Customer Satisfaction – Sự hài lòng khách hàng
Customer Satisfaction là yếu tố không thể thiếu trong bán lẻ. Đây là mức độ hài lòng của khách hàng sau mua hay sử dụng sản phẩm dịch vụ. Thông thường mức độ này phụ thuộc vào hai yếu tố chính là sự so sánh giữa giá trị tiêu dùng với lợi ích nhận được và sự so sánh giữa giá trị tiêu dùng thực tế với giá trị tiêu dùng kỳ vọng.
8. Distribution – Phân phối trong retail
Retail Distribution hay Phân phối trong Bán lẻ là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực Kinh tế. Nó dùng để chỉ sự vận chuyển của sản phẩm, dịch vụ từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua kênh bán hàng. Khi doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh không chỉ trong nước mà còn ra quốc tế, việc cải thiện phân phối trong retail khiến cho khách hàng hài lòng thật sự quan trọng.
Xem thêm:
– Mô tả công việc nhân viên bán hàng siêu thị và mức lương hiện nay
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp bán hàng trong CV thu hút nhất
– Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng và cách trả lời hay
Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn đọc những thông tin thú vị về retail tại Việt Nam. Cảm ơn và hẹn gặp lại. Đừng quên để lại bình luận và chia sẻ bài viết này cho những người quan tâm nó.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Retail là gì? Các loại hình bán lẻ – retailer phổ biến tại Việt Nam tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.