Bạn đang xem bài viết Ngành du lịch là gì? Công việc, cơ hội và trường đào tạo hiện nay tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cùng với sự phát triển của xã hội, mức sống của con người cũng ngày càng nâng cao hơn. Vì thế, nhu cầu về du lịch và nghỉ dưỡng cũng tăng so với trước đây. Kéo theo đó là cơ hội việc làm rộng mở dành cho những bạn đã, đang và sẽ theo học ngành du lịch. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành du lịch cũng như mức lương, cơ hội nghề nghiệp và danh sách trường đào tạo. Giúp bạn có thể cân nhắc lựa chọn thật kỹ cho bản thân mình nhé!
I. Ngành Du lịch là gì?
Du lịch bao gồm các hoạt động liên quan đến việc di chuyển của con người ra khỏi nơi cư trú trong thời gian không quá 1 năm với nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí,… tại một địa điểm xác định. Ngày nay, du lịch còn được xem là một hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ, mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho một số quốc gia.
Xét về khía cạnh kinh tế, ngành Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp gồm nhiều nhóm ngành bộ phận. Các nhóm ngành bộ phận này chuyên đào tạo và phân bổ nhân sự làm việc trong các tổ chức du lịch, khách sạn, nhà hàng,… nhằm đáp ứng cho nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của khách hàng.
Ngành Du lịch không chỉ đơn giản phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của con người mà còn giúp quảng bá nét đẹp của đất nước đến các quốc gia khác. Từ đó đưa nước ta đến gần với các quốc gia khác hơn.
Tìm việc làm, tuyển dụng Call Center có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Tổng Đài Chăm Sóc Khách Hàng
– Tổng Đài Chăm Sóc Khách Hàng An Khang
– Nhân viên tổng đài Happy Call (Chăm sóc khách hàng)
II. Vì sao nên chọn ngành Du lịch?
– Có cơ hội đi nhiều nơi: Khi theo đuổi ngành du lịch, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng các địa điểm trong nước mà còn có cơ hội đặt chân đến những vùng đất mới với thiên nhiên hùng vĩ, hay cảnh đẹp bắt mắt và say đắm lòng người. Nếu là người không thích các công việc cố định một chỗ, có sự ràng buộc thì ngành du lịch chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.
– Được trải nghiệm văn hóa: Di chuyển và trải nghiệm nhiều nơi tức là bạn sẽ được gặp gỡ, giao lưu với nhiều người. Bạn sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều nền văn hóa khác nhau khi đặt chân đến những vùng đất, hay quốc gia khác nhau. Mỗi nền văn hóa sẽ có nét đẹp riêng kích thích sự khám phá tiềm ẩn trong mỗi người. Từ những giá trị tiếp thu được, bạn dần phát triển mindset của bản thân và trở nên hoàn thiện hơn nữa.
– Làm quen với nhiều bạn bè mới: Đặc thù của ngành du lịch chính là sự kết nối giữa người với người, giữa người với mảnh đất sau mỗi chuyến đi. Khi theo đuổi ngành du lịch, bạn sẽ có cơ hội làm quen được với nhiều bạn bè mới không chỉ trong nước mà với các bạn bè nước ngoài. Lúc này, bạn sẽ có cơ hội mang nét đẹp của Việt Nam như cảnh đẹp, con người, ẩm thực,… giới thiệu đến bạn bè quốc tế.
– Nâng cao các kỹ năng mềm: Ngành du lịch là một trong những ngành nghề yêu cầu cao về kỹ năng mềm. Vì vậy mà hiện nay, các trường đào tạo ngành du lịch rất chú trọng đến việc phát triển bộ kỹ năng mềm cho sinh viên. Một số kỹ năng có thể kể đến như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề,… Vì tính chất nghề nghiệp phải tiếp xúc với nhiều người, nên kể cả khi tham gia vào thị trường lao động, bạn vẫn sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa các kỹ năng mềm.
– Cơ hội việc làm rộng mở: Với nhu cầu du lịch ngày càng cao của con người hiện nay, thì bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề thất nghiệp sau khi ra trường. Ở Việt Nam, ngành du lịch vẫn còn non trẻ nên cũng có một vài hạn chế về nhân lực. Trong khi, ngành nghề lại có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Điều này đồng nghĩa cơ hội việc làm của bạn sẽ tăng cao nếu chọn theo học ngành Du lịch.
III. Nội dung đào tạo trong ngành Du lịch
Theo học ngành Du lịch, bạn sẽ được trang bị nghiệp vụ chuyên môn, cùng những kỹ năng thiết yếu mà một người làm nghề du lịch cần phải có. Tại các trường đào tạo hiện nay, ngoài nền tảng kiến thức cơ bản, bạn còn được tiếp xúc với các môn chuyên sâu hơn như:
– Quan hệ quốc tế và lễ tân.
– Giao tiếp kinh doanh.
– Marketing du lịch.
– Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, lễ tân, xuất nhập cảnh du lịch.
– Quản trị kinh doanh lữ hành – khách sạn.
– Quản trị doanh nghiệp du lịch.
– Quản trị chiến lược trong du lịch.
– Tổ chức sự kiện du lịch.
Nếu được học tập trong các trường có thế mạnh về du lịch, bạn sẽ được trải nghiệm, thực hành thực tế trong các khách sạn, resort hay trung tâm hội nghị sang trọng. Ngoài những kiến thức kể trên, thì sinh viên ngành Du lịch còn được chú trọng đào tạo về ngoại ngữ như tiếng Nhật, Trung, Hàn,… đặc biệt là tiếng Anh để có thể phục vụ nhu cầu làm việc với khách hàng nước ngoài.
IV. Tương lai phát triển của ngành Du lịch
1. Triển vọng ngành Du lịch tại Việt Nam
Trong những năm qua, du lịch tại Việt Nam ngày càng mở rộng và được biết đến nhiều hơn trên thế giới. Số lượng khách du lịch nước ngoài chọn Việt Nam là nơi nghỉ dưỡng tăng theo từng quý, từng năm.
Bên cạnh đó, du lịch Việt Nam dần nâng cao hình ảnh của mình trên thị trường quốc tế. Nhà nước cũng góp phần tạo cơ hội để danh lam, thắng cảnh và nhiều cảnh đẹp của nước ta được truyền bá rộng rãi đến các nước bạn.
Vào đầu năm 2020, lần đầu tiên trong lịch sử, du lịch Việt Nam đã lập kỷ lục đạt 1 triệu khách du lịch chỉ trong vòng 1 tháng. Đây là bước ngoặt khá lớn nhằm thúc đẩy du lịch Việt Nam sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai.
2. Mức lương của nhân viên ngành Du lịch
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm nhiều bộ phận khác nhau. Vì thế, mức lương của những bạn theo đuổi ngành du lịch sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào lĩnh vực mà họ làm. Mức lương của một số công việc cụ thể như sau:
– Hướng dẫn viên du lịch nội địa và quốc tế sẽ có mức lương dao động từ 7 – 10 triệu đồng/tháng.
– Nhân viên điều hành tour sẽ có mức lương dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng.
– Nhân viên sale tour du lịch có mức lương trong khoảng 10 – 12 triệu đồng/tháng.
– Nhân viên Marketing du lịch sẽ có lương dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng.
– Nhân viên lễ tân Nhà hàng – Khách sạn sẽ có mức lương trong khoảng 7 – 9 triệu đồng/tháng.
– Quản lý Nhà hàng – Khách sạn sẽ có mức lương từ 15 – 18 triệu đồng/tháng.
Nhìn chung, nếu làm các công việc liên quan đến ngành du lịch thì bạn sẽ có mức thu nhập tương đối ổn định. Bên cạnh nguồn thu nhập chính, bạn có thể có thêm các nguồn phát sinh khác như: tiền hoa hồng, tiền tip phục vụ, hướng dẫn khách du lịch,…
3. Cơ hội việc làm ngành Du lịch
– Quản lý, điều hành du lịch: Với vị trí này, bạn sẽ đảm nhận vai trò người điều phối mọi hoạt động của một chương trình du lịch như nhận thông tin từ khách hàng, sắp xếp các dịch vụ vui chơi, địa điểm ăn uống, phòng nghỉ, giải quyết các vấn đề phát sinh,… Nghe có vẻ là đơn giản nhưng không, vị trí này có vai trò rất lớn trong việc quyết định các hoạt động du lịch có diễn ra suôn sẻ được hay không. Cũng vì tiêu chí đặt ra khá cao, vị trí này đòi hỏi một người có năng lực, kỹ năng lãnh đạo, nhanh nhẹn trong công việc mới có thể đảm nhận được. Thế nên hiện nay có rất ít nhân lực hoạt động ở vị trí này.
– Hướng dẫn viên du lịch: Là cầu nối giúp khách hàng tìm hiểu và khám phá nhiều hơn với các địa điểm du lịch. Nhiệm vụ chính của công việc này sẽ là đón tiếp khách hàng, tổ chức các hoạt động, giới thiệu thông tin về các địa điểm tham quan, phụ trách trực tiếp về các dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng,… Thực tế hiện nay, hướng dẫn viên du lịch có đủ trình độ chuyên môn tại nước ta đang gặp phải tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
– Nhân viên Marketing du lịch: Lúc này, bạn sẽ phải đảm nhận các công việc về nghiên cứu thị trường, xác định insight khách hàng. Từ dữ liệu thu thập được, bạn tìm ra những giải pháp hợp lý để vừa chiều lòng khách hàng vừa mang lại hiệu quả cao cho công ty.
– Kế toán lữ hành: Làm việc với vai trò kế toán lữ hành, bạn sẽ đảm nhận nhiệm vụ quản lý mọi chi tiêu trong suốt quá trình du lịch diễn ra bao gồm: chi phí đi lại, chi phí ăn ở, chi phí sinh hoạt,… Bên cạnh đó, bạn phải thực hiện thu chi cho một số vấn đề phát sinh khác.
– Nhân viên lễ tân nhà hàng, khách sạn: Vị trí này đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong ngành du lịch. Khi chất lượng phục vụ của nhà hàng, khách sạn tốt sẽ để lại điểm cộng trong mắt khách hàng. Và là yếu tố tiên quyết thuyết phục khách hàng quay trở lại chọn công ty đồng hành trong các chuyến đi tiếp theo. Vì thế, rất cần một lực lượng nhân viên lễ tân nhà hàng, khách sạn có đủ kinh nghiệm làm việc cũng như chuyên nghiệp để có thể hiểu được tâm lý của khách hàng và phục vụ một cách tốt nhất.
– Phục vụ bàn, bar, buồng, bếp: Bạn sẽ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng khi làm việc tại vị trí này. Để biết được chất lượng phục vụ có tốt hay không, khách hàng sẽ đánh giá qua người phục vụ. Vì thế, hiện nay vị trí này thường tuyển những người có khả năng chịu đựng tốt, khéo giao tiếp, xử lý tình huống và có kinh nghiệm chăm sóc khách hàng.
V. Thi tuyển sinh ngành Du lịch
1. Ngành Du lịch thi khối nào?
Để đăng ký thi vào ngành Du lịch thì có rất nhiều khối. Cụ thể như sau:
– C00 Văn, Sử, Địa
– A00 Toán, Lý, Hóa
– A01 Toán, Vật lí, Tiếng Anh
– D01 Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
– D07 Toán, Hóa, Anh
– D14 Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
– D15 Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
– D10 Toán, Địa lí, Tiếng Anh
– D78 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
– D90 Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
– C02 Ngữ văn, Toán, Hóa học
– D96 Toán, Khoa học xã hội, Anh
– D79 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức
– D81 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật
– D82 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
Tuy nhiên, sẽ có 4 khối chính cho bạn lựa chọn đó là khối A00, A01, C00 và D01.
2. Ngành Du lịch lấy bao nhiêu điểm?
Để đăng ký thi tuyển vào ngành du lịch bạn có thể lựa chọn các hình thức khác nhau như thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông, xét học bạ hoặc tham gia kỳ thi đánh giá năng lực.
Theo đó trong năm 2021, với hình thức dự thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông, mức điểm đầu vào của ngành Du lịch rơi vào khoảng 14 – 27,3 điểm. Trường đào tạo lấy điểm cao nhất là Trường Đại Học Văn hóa Hà Nội với 27,3 điểm khối C00.
Riêng với hình thức xét học bạ, điểm tuyển sinh của ngành Du lịch sẽ trong khoảng 15 – 28 điểm. Và hình thức thi đánh giá năng lực có mức điểm tuyển sinh trong khoảng 600 – 650 điểm.
Năm 2022, với hình thức dự thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông, mức điểm đầu vào dao động trong khoảng từ 14 – 31,85 điểm. Trường đào tạo lấy điểm cao nhất là Trường Đại học Văn hóa Hà Nội với số điểm là 31,85 điểm đối với tổ hợp xét tuyển A01, D01, D07, D09. Đối với hình thức xét tuyển học bạ, điểm tuyển sinh của ngành Du lịch sẽ trong khoảng 20 – 25 điểm. Với hình thức thi đánh giá năng lực, mức điểm tuyển sinh nằm trong khoảng 650 – 800 điểm.
VI. Trường đào tạo chuyên ngành Du lịch
1. Tại miền Bắc
– Trường Đại học Hà Nội: Là ngôi trường chuyên đào tạo và nghiên cứu ngoại ngữ ở trình độ đại học và sau đại học lớn nhất Việt Nam. Không những thế, ngôi trường này là cơ sở giáo dục công lập đầu tiên tại Việt Nam giảng dạy tất cả các chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, chuyên ngành Du lịch của Trường Đại học Hà Nội được đào tạo hoàn toàn bằng ngoại ngữ. Nhằm nâng cao khả năng học hỏi cho sinh viên và trau dồi thêm được nhiều ngoại ngữ phục vụ cho tính chất công việc.
– Trường Đại học Văn hóa Hà Nội: Thành lập ngày 26/3/1959, có trụ sở chính của Trường được đặt tại quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội. Trường trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhưng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý về đào tạo. Đối với ngành Du lịch, trường sẽ trang bị cho sinh viên lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực, nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết vấn đề phức tạp. Đồng thời phát triển kỹ năng mềm cơ bản để phục vụ cho nhu cầu công việc.
– Viện Đại học Mở Hà Nội: Đây là một cơ sở giáo dục đại học công lập với nhiều cấp độ, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Trường bao gồm 18 ngành đào tạo ở trình độ Đại học, 8 ngành đào tạo trình độ Sau đại học (Thạc sỹ, tiến sĩ),… Bên cạnh đó, ngành Du lịch là một trong những ngành hàng đầu của trường. Ngành chuyên đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho doanh nghiệp du lịch trong nước.
– Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Đây là một trường đại học định hướng nghiên cứu đứng đầu trong khối các trường đào tạo về Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Trường nằm trong nhóm đại học trọng điểm quốc gia, là một trong những trường Đại học danh giá và xuất sắc nhất Việt Nam. Trường hiện đào tạo 33 ngành với 80 chương trình đào tạo phủ khắp toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế. Ngành Du lịch là một trong những ngành hàng đầu mà trường đào tạo. Đặc biệt sau khi tốt nghiệp, hầu hết sinh viên trường này đều có công việc ổn định với mức thu nhập khá tốt.
– Trường Đại học Thương mại: Đây là trường đại học công lập, trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được công nhận đạt Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Đại học Thương mại là trường đại học đa ngành, hàng đầu trong các lĩnh vực Quản lý kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Du lịch, Thương mại điện tử,… tại Việt Nam. Từ khi thành lập cho đến nay, nhà trường đã đào tạo hàng chục nghìn Cử nhân kinh tế, cán bộ quản lý thương mại và đặc biệt là các nhân sự ưu tú trong lĩnh vực du lịch.
2. Tại miền Nam
– Trường Đại học Khoa học – Xã hội Nhân văn TP. Hồ Chí Minh: Là thành viên của hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc TOP 301 – 500 trong 786 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu đến từ 78 quốc gia do QS GER 2022 xếp hạng. Bên cạnh đó, ngôi trường này còn nằm trong TOP 601 – 800 trường đại học trên thế giới trong lĩnh vực Khoa học Xã hội (THE 2022) và thuộc TOP 193 thế giới về chất lượng đầu ra của cựu sinh viên. Trường đào tạo các ngành như Khoa học xã hội và hành vi, Khoa học nhân văn, Báo chí và thông tin, Kinh doanh và quản lý, Khách sạn, Du lịch, Thể thao,… Trong đó, ngành du lịch là một trong những ngành đào tạo nổi bật và chất lượng của trường.
– Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh: Được thành lập ngày 26/10/1994 theo quyết định số 616/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trường hiện đào tạo 8 khoa gồm: khoa Ngoại ngữ, khoa Công nghệ Thông tin, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, khoa Quản trị Kinh doanh, khoa Du lịch – Khách sạn, khoa Quan hệ Quốc tế, khoa Lý luận Chính trị, khoa Kinh tế – Tài chính và Khoa Luật. Trong đó, khoa Du lịch là khoa khá nổi trội của trường bởi có chất lượng đào tạo tốt, thường xuyên tổ chức các buổi thực hành để áp dụng lý thuyết vào thực tế.
– Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: Đây là trường đại học đa ngành tại Việt Nam, nằm trong nhóm đại học trọng điểm quốc gia. Ngoài ra, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh còn được đánh giá là một trong 1000 trường đại học chuyên ngành kinh tế – kinh doanh đứng đầu thế giới. Tuy trường chuyên đào tạo về ngành kinh tế nhưng ngành du lịch vẫn được tạo mọi điều kiện để có thể đạt được tiêu chuẩn tốt nhất.
– Trường Cao đẳng Văn hóa TP. Hồ Chí Minh: Là một trong những trường cao đẳng chuyên đào tạo đa ngành từ Đạo diễn sân khấu, Diễn viên, Thanh nhạc đến Du lịch,… Trường đào tạo hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp có kiến thức, kỹ năng và ý thức đạo đức trong nghề nghiệp. Ngoài kiến thức chung, kiến thức cơ sở và chuyên môn thì trường còn đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu giúp sinh viên thích ứng nhanh với thực tế công việc.
VII. Tố chất cần có của sinh viên khi học ngành Du lịch
Trình độ ngoại ngữ: những công việc liên quan tới ngành Du lịch đều cần tiếp xúc và giao tiếp nhiều với người nước ngoài. Nếu muốn có các cơ hội việc làm cũng như thăng thiến, bạn cần trau dồi và rèn luyện khả năng ngoại ngữ của bản thân.
Khả năng làm chủ tìm huống: trong quá trình làm nghề, đặc biệt các ngành dịch vụ như du lịch, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều tình huống bất ngờ phát sinh. Khi đó, bạn cần đủ bình tĩnh, bản lĩnh để nắm bắt và đưa ra quyết định nhanh, xử lý tình huống và không làm mọi chuyện bị rối hơn.
Kỹ năng quan sát: đây là một trong những kỹ năng quan trọng giúp bạn nắm bắt được cảm xúc, tình trạng của khách hàng cũng như những tình huống bất ngờ để có thể đảm bảo đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Kỹ năng quản lý, tổ chức, sắp xếp công việc: việc tổ chức và lên kế hoạch cho một chuyến du lịch ắt hẳn là điều tối quan trọng, đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và chu đáo.
Kỹ năng giao tiếp: kỹ năng này sẽ giúp bạn xử lý cũng như ứng biến các tình huống bất ngờ một cách ổn thỏa.
Sức khỏe tốt: bạn cần đảm bảo một thể trạng tốt để có thể liên tục di chuyển, bao quát cũng như đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
Kiểm soát cảm xúc tốt:hãy luôn có một cái đầu lạnh trong bất kì hoàn cảnh nào, nóng giận sẽ khiến bạn đưa ra những quyết định sai lầm. Hãy làm chủ cảm xúc của bản thân và luôn cởi mở, vui vẻ với khách hàng.
VIII. Những khó khăn thường gặp khi làm trong ngành du lịch
Giờ giấc thất thường: Khối lượng công việc của các hướng dẫn viên du lịch thường sẽ nhiều và tập trung vào cuối tuần hoặc vào vào những ngày nghỉ lễ. Khó khăn phải kể đến là hướng dẫn viên du lịch thường xuyên phải xa nhà, có khi kéo dài nhiều tuần liền, thậm chí đó là dịp lễ, Tết,… Bởi vậy, họ có ít có thời gian sum vầy bên gia đình trong những dịp đặc biệt.
Thành thạo ngoại ngữ: đây là yêu cầu bắt buộc của người làm trong ngành Du lịch vì khách của bạn có thể đến từ tất cả mọi nơi trên thế giới. Do đó, ngoài tiếng mẹ đẻ và “ngôn ngữ quốc tế” là tiếng Anh, bạn phải trang bị thêm cho mình một ngoại ngữ khác, có thể là tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha…. Biết nhiều ngoại ngữ chính là chìa khóa vàng giúp bạn mở ra nhiều cánh cửa cơ hội của mình trong ngành Du lịch.
Đòi hỏi kết hợp nhiều kỹ năng cùng lúc: vì du lịch là một ngành dịch vụ cung cấp trải nghiệm và di chuyển, nên những người làm du lịch không chỉ phải có vốn kiến thức văn hóa, khả năng ngoại ngữ mà còn cần khả năng kết hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng mềm khác. Ví dụ, hướng dẫn viên cần phải có khả năng quan sát, bao quát, đảm bảo an toàn của những người trong đoàn, giao tiếp với khách hàng, kỹ năng chụp ảnh, sơ cấp cứu,…
Tiếp xúc với nhiều khách hàng khó tính: mỗi ngày, nhân viên ngành du lịch phải tiếp xúc với hàng trăm người với nhiều cá tính khác nhau. Và trong đó, việc phải tiếp với những khách hàng khó tính, thậm chí đôi khi có những yêu cầu vô lý là khó tránh khỏi. Đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với người làm nghề du lịch, họ phải có sức chịu đựng tốt và khả năng quản lý cảm xúc, hành vi cũng như kỹ năng xử lý tình huống tốt.
Kiểm soát hành vi, cảm xúc: như đã đề cập, công việc của người làm du lịch như “làm dâu trăm họ”, phải tiếp xúc với nhiều kiểu người khác nhau mỗi ngày. Bởi vậy, họ cần phải có khả năng kiểm soát hành vi, cảm xúc cũng như quản lý lời nói, thái độ tốt để có thể làm tốt công việc của bản thân, giữ được hình ảnh chuyên nghiệp của công ty cũng như bản thân họ.
Xem thêm:
– Quản trị khách sạn là gì? Cơ hội việc làm và trường đào tạo
– Intern là gì? Cách để ghi điểm khi thực tập tại doanh nghiệp
– Cách viết CV xin thực tập cho tất cả các ngành chuyên nghiệp, tạo ấn tượng mạnh
Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành du lịch và nhận biết bản thân có phù hợp ngành này không. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, vậy thì đừng quên chia sẻ với mọi người nhé. Chúc bạn luôn thành công trong công việc lẫn cuộc sống!
Nguồn tham khảo
https://vi.wikipedia.org/wiki/Du_lịch
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành du lịch là gì? Công việc, cơ hội và trường đào tạo hiện nay tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.