Bạn đang xem bài viết Leaflet là gì? Sự khác nhau của Leaflet với Flyer, Brochure, Pamphlet tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bạn chịu trách nhiệm chuẩn bị các ấn phẩm quảng cáo và phụ trách chính về leaflet. Nếu thuật ngữ này còn quá mới với bạn thì đừng bỏ qua bài viết này. Dưới đây là giải thích chi tiết leaflet là gì, có vai trò gì, kích thước tiêu chuẩn ra sao và những lưu ý khi làm leaflet. Cùng theo dõi nhé!
I. Leaflet là gì? Ưu nhược điểm của leaflet
1. Định nghĩa
Leaflet là tờ giấy rời có kích thước nhỏ hoặc tập giấy được gấp thành nhiều trang. Nội dung trong leaflet dùng để giới thiệu, quảng cáo về một mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu nào đó. Về nội dung, leaflet khá tương đồng với brochure, tuy nhiên về hình thức, leaflet có kích thước nhỏ gọn hơn rất nhiều.
Trên leaflet thường chứa thông tin cô đọng và hình ảnh bắt mắt, kích thước khổ A5, A4. Thông thường, leaflet sẽ được trưng bày tại các kệ chính hoặc phát cho mọi người tại các sự kiện.
Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm Thiết kế đồ họa:
– UX/UI Designer (website TGDĐ/ĐMX)
– Nhân viên Graphic Designer (phòng Marketing)
2. Ưu điểm
– Tiết kiệm về mặt chi phí: Việc cho ra một leaflet tốn ít chi phí hơn rất nhiều so với các hình thức Marketing khác. Với hình thức phát tại các buổi sự kiện hay các điểm đông người hiện nay vẫn được xem là cách đem lại kết quả với chi phí nhỏ. Những doanh nghiệp không mạnh về các kênh Digital Marketing và Online Marketing thì đây là cách tiếp cận khách hàng ít tốn tiền bạc, thời gian nhất.
– Thể hiện đầy đủ thông tin: Một leaflet không hạn chế số từ, không có quy định đặc biệt về ký tự. Tất cả những thông tin bạn muốn truyền tải đến người dùng đều có thể đưa vào leaflet. Tuy nhiên, kích thước của leaflet khá nhỏ gọn, vậy nên hay cô đọng thông tin, không nên quá dài dòng, rối mắt.
– Thiết kế bắt mắt, gây ấn tượng: Một người có thể sẽ nhận rất nhiều leaflet khi đến tham gia một buổi sự kiện, vậy nên một thiết kế bắt mắt sẽ thuyết phục người nhận giữ lại. Có thể thiết kế ra những mẫu leaflet lạ mắt như hình chữ Z, hình phong bì, gấp cuộn,…Đồng thời, leaflet thường chứa rất nhiều thông tin, vậy nên bố cục nội dung hợp lý, dễ đọc, dễ nhìn sẽ giúp người đọc cảm thấy thoải mái.
– Trình bày rõ ràng, dễ đọc: Leaflet là một hình thức Marketing, giúp truyền tải thông tin đến khách hàng mục tiêu, kích thích nhu cầu khi khách hàng cần. Vậy nên, việc nội dung được trình bày rõ ràng, dễ đọc sẽ giúp thông tin được truyền tải tốt hơn.
– Có mục tiêu nhân khẩu học cụ thể: Cách thức Marketing bằng leaflet giúp việc tiếp cận trực tiếp và đầy đủ thông tin tốt hơn những cách thức khác. Việc hướng vào một nhóm đối tượng cụ thể sẽ đem lại hiệu quả cao. Cũng như, khi bạn đến phát leaflet trực tiếp cho nhóm đối tượng ở trong khu vực phù hợp sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.
3. Nhược điểm
– Không có tác động lâu dài: Leaflet chỉ tác động đến người dùng trong thời gian ngắn hạn, có thể đọc hoặc chưa đọc người nhận có thể bỏ đi bất cứ lúc nào. Không có khả năng tác động ngay đến hành động của khách hàng. Với những leaflet được đầu tư về mặt thiết kế mới đủ sức gây ấn tượng từ lần đầu tiên, còn không thì rất dễ bị “vứt xó”.
– Thường bị coi là kém quan trọng: Chỉ có số ít leaflet được đầu tư về mặt hình thức và nội dung, còn đa số là những leaflet được làm đại trà, nội dung không mới lạ. Vậy nên, mọi người thường không quan tâm, cảm thấy phiền khi nhận nó. Rất nhiều leaflet sơ sài về mặt hình thức được phát hằng ngày dẫn đến việc người nhận cảm thấy nó kém quan trọng.
II. Sự khác nhau giữa các ấn phẩm quảng cáo
1. Leaflet và Flyer
Flyer hay còn gọi là tờ rơi có kích thước đa dạng A4, A5, A6. Nội dung trên flyer thường đơn giản, ít thông tin, chi phí in ấn rẻ, thường được in đại trà, số lượng lớn. Đa số flyer được phát ở ngã tư, đèn xanh đèn đỏ, cổng chợ, cổng trường, từng nhà, điểm bán nhỏ lẻ,…
Đây được xem là loại ấn phẩm quảng cáo cộng đồng, cách thức truyền thông đơn giản, chỉ viết nội dung sau đó in ra và đi phân phát. Cũng chính vì vậy, flyer thường không đem lại hiệu quả cao.
Về cách thức tạo ra một flyer khá tương đồng với leaflet, tuy nhiên, về mặt nội dung và hình thức leaflet được đầu tư hơn. Và điểm khác biệt nhất giữa leaflet và flyer là chất lượng giấy và màu sắc in, leaflet có phần nhỉnh hơn.
2. Leaflet và Brochure
Brochure là thuật ngữ chỉ những ấn phẩm quảng cáo riêng của doanh nghiệp. Về thiết kế và nội dung của brochure thì nó giống với một tập sách nhỏ chứa đầy đủ thông tin sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Brochure thường được phát cho khách hàng tiềm năng, với mục đích giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến cho nhiều người biết hơn, kích thích nhu cầu của khách hàng.
Có 2 loại brochure phổ biến là bi-fold brochure và tri-fold brochure. Trong đó, bi-fold brochure là tờ in trên hai mặt giấy được gấp thành hai, nghĩa là nội dung được trình bày thành 4 mặt. Và tri-fold brochure là tờ in trên hai mặt giấy được gấp thành ba, nội dung được trình bày thành 6 mặt.
So với leaflet, brochure được đầu tư hơn về mặt hình ảnh và nội dung. Kích thước của một quyển brochure thường bằng tờ A4, tròng khi leaflet nhỏ hơn. Giấy dùng để in brochure thường bóng, dày để đem đến hình ảnh chất lượng in tốt nhất.
3. Leaflet và Pamphlet
Pamphlet có thiết kế như những trang sách nhưng không có gáy, có thể gấp lại thành 2, thành 3 và khi gấp thành 4 thì được xem như là một leaflet. Một quy định của pamphlet là số trang phải nhiều hơn 5 và ít hơn 48.
Pamphlet thường sẽ được công ty lên ý tưởng nội dung và thiết kế độc quyền cho các chiến dịch quảng cáo của họ. Nội dung của pamphlet thường đề cập đến những thông tin chung về sản phẩm, dịch vụ nổi bật mà doanh nghiệp đang truyền thông. Không có quy tắc nào về nội dung của pamphlet, thoải mái sáng tạo phù hợp với khách hàng. Chất liệu in của pamphlet rất tốt vì vậy chi phí sản xuất đắt hơn so với in leaflet.
III. Vai trò của leaflet trong quảng cáo
Một chiến lược kinh doanh, chiến lược truyền thông cho công ty, sản phẩm, dịch vụ hiệu quả thường có sự góp mặt của leaflet. Với mỗi ngành hàng, mục đích khác nhau, quảng cáo bằng leaflet cũng có sự khác nhau về mặt nội dung và hình thức. Tuy nhiên, với thiết kế bắt mắt, nội dung thu hút, leaflet vẫn có thể đem về nhiều khách hàng cho doanh nghiệp.
Bên cạnh hình thức leaflet giấy truyền thống thì hiện nay leaflet còn hoạt động trên các nền tảng của điện thoại và máy tính, thậm chí là gắn trên các website. Với việc mở rộng môi trường hoạt động, leaflet hỗ trợ cho người bán, đại lý, doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng.
Với thiết kế ấn tượng, bắt mắt, leaflet khi đến tay khách hàng tiềm năng ít nhiều tác động đến cảm xúc của khách hàng. Những leaflet tạo ra cảm xúc mạnh mẽ cho khách hàng sẽ thuyết phục họ hành động, kích thích mua hàng, đăng ký dùng thử.
IV. Kích thước tiêu chuẩn của leaflet
Đối với leaflet A5, kích thước tiêu chuẩn là 15 cm x 20.5 cm, công nghệ in Offset 4 màu 2 mặt. Giấy sử dụng cho in leaflet A5 là giấy C150 GSM, C200 GSM, C300 GSM.
Đối với leaflet A4, kích thước tiêu chuẩn là 21 cm x 30 cm, in công nghệ Offset 4 màu 2 mặt. Giấy sử dụng cho in leaflet A4 là giấy C120 GSM, C150 GSM, C180 GSM.
Đối với leaflet A3, kích thước tiêu chuẩn là 30 cm x 42 cm, công nghệ in Offset 4 màu 2 mặt. Giấy sử dụng cho in leaflet A3 là giấy C150 GSM, C200 GSM, C250GSM.
V. Những nội dung cần có của leaflet
Một tiêu đề rõ ràng, ấn tượng, đủ sức thuyết phục khách hàng nhớ đến sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của bạn. Thông qua tiêu đề người dùng biết được thông điệp bạn muốn truyền tải, từ đó quyết định việc có nên yêu thích và tin tưởng sản phẩm, dịch vụ hay không. Leaflet có thông điệp thú vị, mới lạ, sáng tạo sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc và khiến họ nhớ đến lâu hơn.
Tóm tắt, cô đọng phần nội dung giới thiệu về doanh nghiệp, thương hiệu. Tuy nhiên phần nội dung về sản phẩm, dịch vụ cần được chú tâm. Đây là phần nội dung quan trọng đối với leaflet. Những thông tin đem đến cần được chỉ rõ những lợi ích khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó. Nội dung không nên chăm chăm vào khen sản phẩm, mà cần chú trọng sự hữu ích của nó tới khách hàng.
Cùng với đó, hãy để lại thông tin liên lạc để khách hàng có thể liên hệ ngay khi họ muốn. Một leaflet có hình ảnh minh hoạ là sản phẩm, dịch vụ mà bạn muốn giới thiệu sẽ gây được sự chú ý hơn. Logo cũng là một phần quan trọng trong leaflet, hãy chắc chắn rằng chất lượng hình ảnh của logo được tốt nhất, rõ nét và phù hợp.
VI. Một số lưu ý khi thiết kế leaflet
1. Xác định mục đích của leaflet
Leaflet là một ấn phẩm quảng cáo, phục vụ cho việc truyền thông một sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, vì vậy là việc xác định mục đích của leaflet rất quan trọng. Leaflet dành cho ai, phát ở đâu, mục đích gì, số lượng bao nhiêu,…càng chi tiết câu hỏi và câu trả lời sẽ giúp bạn tối ưu được quá trình sản xuất.
Với mỗi đối tượng, mỗi ngành hàng, mỗi thời điểm leaflet sẽ có mục đích khác nhau. Việc xác định mục đích rõ ràng sẽ giúp những người phụ trách làm leaflet biết họ nên làm gì là tốt nhất. Nếu không có mục đích rõ ràng thì leaflet của bạn rất dễ biến thành một tờ rơi rẻ tiền.
2. Chọn một tiêu đề nói lên tất cả
Một tiêu đề rõ ràng, ấn tượng khiến khách hàng ấn tượng ngay từ lúc nhận leaflet. Tiêu đề thậm chí quyết định việc khách hàng sẽ giữ lại hay vứt leaflet ngay đi. Khi làm leaflet bạn nên tạo ra một tiêu đề ngắn gọn, dễ nhớ, có thể hơi sốc để khách hàng nhớ lâu hơn.
Tiêu đề của leaflet cần phải có thông điệp, có nội dung chính và nó phải giúp ích cho khách hàng. Bạn có thể đầu tư thời gian và công sức vào việc tạo ra một tiêu đề hay, bởi vì, đó là thứ đầu tiên tác động đến khách hàng.
3. Lên outline và chọn lọc nội dung
Outline đầy đủ của leaflet gồm tiêu đề, thông điệp, giới thiệu, thông tin sản phẩm, thông tin doanh nghiệp, thông tin liên hệ, logo và ảnh minh họa. Tùy vào nội dung chủ đề và hình thức truyền tải mà bạn có chọn ra những nội dung chính phù hợp với mục đích ban đầu.
Leaflet có kích thước nhỏ gọn, vậy nên hãy chọn lọc nội dung, đảm bảo không khiến người đọc bị rối mắt. Chỉ truyền tải những nội dung quan trọng lên giấy và cô đọng nội dung tối đa, đồng thời thể hiện nội dung đó theo cách thú hút khách hàng tốt nhất.
4. Sắp xếp bố cục và chọn template
Khi đã có nội dung, việc sắp xếp bố cục, chọn template rất quan trọng. Thông điệp hay, nội dung thú vị nhưng được sắp xếp khó nhìn, không phù hợp với sản phẩm, dịch vụ thì khách hàng sẽ nhanh chóng bỏ quên leaflet của bạn.
Hãy phác thảo bố cục ra giấy, sắp xếp thử câu văn, định hướng rõ mình sẽ làm gì trước khi triển khai. Nếu không có khả năng tự thiết kế, hiện nay trên Internet rất đa dạng các mẫu template cho mỗi ngành hàng, bạn có thể tham khảo, từ đó thiết kế lại cho phù hợp.
5. Dùng hình ảnh bắt mắt, chất lượng
Hình ảnh trong leaflet giúp người đọc dễ tiếp cận được đầy đủ thông tin. Với những hình ảnh tự thiết kế phù hợp với sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu sẽ để lại ấn tượng tốt với khách hàng mục tiêu.
Lưu ý rằng, những hình ảnh sử dụng trong leaflet dùng để truyền thông, quảng cáo một thông điệp, vậy nên hãy chọn những hình ảnh rõ nét và chất lượng. Những hình ảnh phải được đặt hợp lý, tránh chồng chéo làm mất nội dung.
6. Chú ý khoảng cách giữa các đối tượng
Kích thước leaflet nhỏ, trong khi nội dung muốn truyền tải rất nhiều, vì vậy, những người thiết kế không chuyên rất dễ phạm phải sai lầm khoảng cách giữa các đối tượng. Bố cục giúp thiết kế của leaflet hài hoà, còn khoảng cách sẽ giúp leaflet dễ truyền tải nội dung.
Khoảng cách giữa các đối tượng trong leaflet mất cân xứng, khiến cho người xem leaflet cảm thấy cảm thấy khó chịu, mất hứng. Nếu khoảng cách đó được cố ý để tạo ra điểm nhấn, vậy thì người thiết kế cần lưu ý, đừng để khách hàng vứt ngay khi vừa nhận leaflet.
7. Phác thảo và hoàn thiện sản phẩm
Khi đã có đầy đủ các nội dung, các đối tượng, dựa trên mục đích xác định ban đầu người thiết kế nên phác thảo ra trước. Việc làm này đảm bảo leaflet hoàn thành có đủ nội dung và truyền tại được thông điệp.
Việc phải sửa thiết kế liên tục trước khi ra thành phẩm leaflet cuối cùng là hết sức bình thường. Tuy nhiên, chỉ cần bám vào mục đích và đối tượng người nhận đã xác định trước đó, lắng nghe và triển khai đủ ý tưởng sẽ giúp bạn tạo ra ấn phẩm tốt nhất.
Xem thêm:
– Cách làm Affiliate Marketing dành cho người mới hiệu quả, thành công
– Infographic là gì? Cách thiết kế Infographic kèm các mẫu đẹp, thu hút
– Pattern là gì? Các loại Pattern thường gặp trong ngành thiết kế
Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin thú vị về leaflet, biết cách để tạo ra một leaflet hiệu quả. Hãy chia sẻ và để lại bình luận cho mình biết câu chuyện, cơ duyên làm leaflet của bạn nhé! Cảm ơn và hẹn gặp lại.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Leaflet là gì? Sự khác nhau của Leaflet với Flyer, Brochure, Pamphlet tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.