Bạn đang xem bài viết Tiền hoa hồng là gì? Cách tính hoa hồng cho nhân viên bán hàng tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tiền hoa hồng? Cách tính hoa hồng cho nhân viên bán hàng? Đây là hai điểm mà nhân viên bán hàng quan tâm. Tiền hoa hồng tiếp thêm nguồn động lực và là cơ sở để nhân viên bán hàng làm việc năng suất hơn.
I. Tiền hoa hồng là gì?
1. Hoa hồng trong bán hàng là gì?
Tiền hoa hồng là thuật ngữ thường được sử dụng trong một doanh nghiệp hoặc một khối gồm chuỗi các đại lý, chi nhánh,…. Tiền hoa hồng là khoản tiền mà nhân viên bán hàng hoặc các chi nhánh nhận được khi bán, ký kết hợp đồng thành công cho một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Việc làm nào cũng cần có yếu tố để thúc đẩy nhân viên và hoa hồng là mục tiêu của nhân viên bán hàng. Tiền hoa hồng thông thường sẽ được tính theo phần trăm giá trị đơn hàng và mỗi doanh nghiệp sẽ có các quy định về tiền hoa hồng khác nhau.
Ý nghĩa của tiền hoa hồng với ngành bán hàng và nhân viên bán hàng:
– Khuyến khích nhân viên làm việc chăm chỉ hơn: khi nhân viên bán hàng chỉ nhận tiền lương thì trong đầu bạn mặc định là làm việc vì doanh nghiệp. Nhưng nếu như có thêm tiền hoa hồng thì lợi ích công việc đem lại sẽ là cho chính bản thân bạn. Từ đó, bạn làm việc tích cực và chăm chỉ hơn.
– Tăng hiệu suất làm việc: khi bạn làm việc chăm chỉ hơn thì năng suất cũng sẽ cao hơn gấp nhiều lần. Bởi vì sao? Vì hơn ai hết, bạn đang tức tốc chạy đua cho lợi chính bản thân của họ.
– Phá vỡ sự an toàn trong suy nghĩ của nhân viên bán hàng: rất nhiều nhân viên bán hàng chỉ dừng lại ở mức lương cố định và cho đó là một giới hạn an toàn. Nhân viên bán hàng lúc đầu sẽ e dè với miếng bánh ngon mang tên tiền hoa hồng. Tuy nhiên, khi bạn thực sự bước ra khỏi vùng an toàn đó thì sẽ cảm nhận được sức mạnh bên trong chính mình.
– Trở thành một nhân viên giỏi: không có áp lực thì không có kim cương, nhân viên bán hàng phải thử mới biết được hết năng lực của mình.
2. Các loại “hoa hồng” trong bán hàng
– “Hoa hồng” doanh thu: hoa hồng doanh thu có nghĩa là công ty sẽ quy định ra một ngưỡng doanh thu nhất định cho nhân viên bán hàng. Nếu đạt được mốc doanh thu đó thì sẽ được bao nhiêu tiền hoa hồng? Việc trả hoa hồng theo doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp dễ kiểm soát chi phí hơn. Đây là cách trả tiền hoa hồng được sử dụng nhiều nhất.
Công thức tính:
Tiền hoa hồng = Giá bán x Phần trăm hoa hồng quy định
Ví dụ:
Tại một cửa hàng điện thoại di động, quy định hoa hồng sẽ là 5% trên tổng doanh thu. Nhân viên A bán được 100 triệu đồng thì sẽ nhận được 5 triệu đồng tiền hoa hồng
Tại cửa hàng xe máy, mỗi nhân viên được quy định mức doanh thu 50 triệu đồng thì sẽ hưởng 5% hoa hồng. Ở cấp doanh thu từ 50-100 triệu đồng thì sẽ nhận được 7% hoa hồng. Và trên 100 triệu doanh thu thì sẽ nhận 10% hoa hồng.
– “Hoa hồng” lợi nhuận gộp: một sản phẩm được tạo sẽ có một chi phí nhất định và khi bán giá sẽ được tăng lên. Phần doanh thu chênh lệch giữa giá trước và trong khi bán sẽ được gọi là lợi nhuận gộp. Nhân viên bán hàng không thể bán ở giá thấp hơn mà phải bán ở giá cao hơn và được hưởng hoa hồng lợi nhuận gộp.
Ví dụ:
Một chiếc bánh được nhập nguyên liệu, chế biến xong có giá 10 nghìn đồng thì vào sau khi đưa vào cửa hàng sẽ được nhân viên bán với giá 15 nghìn đồng. Ở đây, mức chênh lệch 5 nghìn đồng chính là lợi nhuận gộp.
– “Hoa hồng” revenue gates: đây là loại hoa hồng có bản chất phức tạp, khó hiểu nên thường ít được sử dụng. Tuy nhiên, nó cũng là dạng hoa hồng đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho nhân viên bán hàng. Nói một cách ngắn gọn, hoa hồng này dựa trên năng suất và doanh thu. Bạn càng bán nhiều sản phẩm thì hoa hồng càng cao.
Ví dụ:
– “Hoa hồng” lệ phí vị trí: có nghĩa là, với mỗi đơn vị được bán ra, nhân viên bán hàng sẽ nhận được một khoản cố định gọi là hoa hồng vị trí. Hoa hồng này được trả cùng với các loại hoa hồng khác.
Ví dụ:
Hoa hồng vị trí cho mỗi chiếc điện thoại là 200 nghìn đồng, nhân viên sẽ nhận được số tiền này nếu bán sản phẩm.
II. Quy định của Nhà nước về tiền hoa hồng
Với mỗi lĩnh vực thương mại khác nhau thì quy định của pháp luật về hoa hồng cũng khác nhau. Những lĩnh vực như: chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, xổ số,… có tính chất đặc thù, cần phải có sự quản lý chặt chẽ từ phía nhà nước.
Ví dụ, theo luật về hoa hồng của lĩnh vực bảo hiểm tại Điều 5 Thông tư 50/2017/TT-BTC ngày 15/06/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ, quy định về tiền hoa hồng được tóm tắt như sau:
– Hoa hồng chỉ được trả cho đại lý bảo hiểm sau khi đại lý bảo hiểm hoàn thành một hoặc một số nội dung tại Điều 85 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
– Căn cứ theo quy định tại khoản 3 của điều này, quy chế chi hoa hồng cho đại lý bảo hiểm phải được quy định thống nhất, công khai trong doanh nghiệp bảo hiểm và chi nhánh nước ngoài.
– Mức hoa hồng cho đại lý tối đa phải được trả dựa trên phí bảo hiểm thực của từng hợp đồng. Mức hoa hồng này được thực hiện theo các quy định về tỷ lệ chi trả hoa hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, các sản phẩm bảo hiểm khác ngoài dịch vụ của doanh nghiệp.
– Mức hoa hồng tối thiểu là 0,3% và tối đa là 10%, áp dụng cho các nghiệp vụ bảo hiểm.
III. Một số cách tính tỷ lệ phần trăm hoa hồng
Hoa hồng có nhiều loại và cách tính của chúng cũng khác nhau. Sau đây là một số cách tính hoa hồng cơ bản nhất mà bất cứ nhân viên bán hàng nào cũng phải biết.
1. Trích phần trăm cố định để chia hoa hồng
Hoa hồng này được áp dụng cho các sản phẩm, dịch vụ có đặc điểm về mức giá giữa tương đương nhau. Hoa hồng này đảm bảo tính công bằng cho nhân viên vì điểm xuất phát của họ giống nhau.
Ví dụ:
Với một chiếc điện thoại giá 2 triệu đồng, nhân viên bán hàng sẽ nhận được 5% trên tổng hóa đơn. Vậy thì, số tiền mà nhân viên bán hàng nhận được là” 2.000.000 x 5% = 100.000
2. Tính hoa hồng qua các nấc bậc thang
Cách tính hoa hồng này có nghĩa là với mỗi cấp hóa đơn thì khoản hoa hồng nhân được sẽ khác nhau và sau đó đem cộng lại.
Ví dụ:
Tại một cửa hàng điện thoại, nhân viên bán hàng được trả hoa hồng theo theo nấc bậc thang:
– Đơn từ 0 đến 2.000.000đ, nhận 3% trên tổng đơn
– Đơn từ 2.000.000 đến 5000.000đ, nhận 5% trên tổng đơn
– Đơn trên 5.000.000đ, nhận 10% trên tổng đơn
Nếu nhân viên bán được hóa đơn 3.000.000đ thì hoa hồng sẽ là:
Hoa hồng = 2.000.000 x 3% + 1.000.000 x 5% = 53.000
3. Trích phần trăm hoa hồng theo điều kiện
Hoa hồng phần trăm theo điều kiện tức là doanh nghiệp quy định sẵn một điều kiện kinh doanh và nhân viên bán hàng phải tuân theo. Nếu nhân viên bán hàng hoàn thành điều kiện đó đúng hoặc trước thời hạn đặt ra thì sẽ hưởng khoản hoa hồng.
Ví dụ:
Công ty Cường Phát ra quy định mỗi nhân viên bán hàng phải bán được 10 máy chế biến gỗ trong vòng 30 ngày, nếu hoàn thành trước thời hạn sẽ được thưởng 3% doanh thu.
Nhân viên An bán được 10 máy ở ngày thứ 20 và mang lại doanh thu 100.000.000 thì sẽ nhận được hoa hồng là: 100.000.000 x 3% = 3.000.000
4. Tính hoa hồng theo từng dự án tách biệt
Đây là cách tính hoa hồng rất hợp lý. Vì trong một doanh nghiệp, mỗi dự án sẽ có độ khó, dễ khác nhau. Dựa trên đánh giá của ban lãnh đạo, mức phần trăm cho từng dự án sẽ được đề ra. Vì vậy, công việc khó sẽ được điều chỉnh mức hoa hồng sao cho phù hợp và khiến nhân viên tự tin nhận dự án hơn.
Ví dụ:
Công ty Đại Phát – thi công công trình cây xanh giao cho phòng kinh doanh 1 thực hiện dự án thiết kế cảnh quan cho trường THPT. Mức độ khó của dự án này cao hơn bình thường và cũng đòi hỏi nhiều yêu cầu hơn. Vì thế, công ty đề xuất mức hoa hồng 10% trên tổng giá trị hợp đồng của dự án.
5. Tính hoa hồng dựa vào thâm niên làm việc
Đây là cách tính hoa hồng nhằm giữ chân và khuyến khích nhân viên làm việc lâu dài. Theo đó, nhân viên mới sẽ hưởng ít hoa hồng hơn vì kinh nghiệm làm việc của họ còn ít và nhân viên lâu năm sẽ hưởng mức hoa hồng cao hơn.
Ví dụ:
– Nhân viên làm việc trên 3 năm, hưởng hoa hồng 7% cho mỗi đơn hàng
– Nhân viên làm việc từ 1 – 3 năm, hưởng hoa hồng 5% cho mỗi đơn hàng
– Nhân viên làm việc dưới 1 năm, hưởng hoa hồng 3% cho mỗi đơn hàng
IV. Cách tính hoa hồng cho nhân viên bán hàng
1. Lương cơ bản cộng với hoa hồng
Đây là cách tính hoa hồng khá đơn giản, vừa giúp cho doanh nghiệp tăng doanh thu vừa giúp nhân viên tăng thu nhập. Lương cơ bản ở đây có thể là lương gross hoặc lương net tùy theo quy định của doanh nghiệp. Tỷ lệ tiêu chuẩn của hoa hồng và lương là 6:4, cách tính như sau:
Tổng hoa hồng = Tổng doanh thu + Mức phần trăm hoa hồng
Ví dụ:
Nhân viên bán hàng điện thoại với mức lương cơ bản là 7.000.000đ, doanh thu tháng là 50.000.000 và mức hoa hồng quy định là 5% thì:
Thu nhập của tháng = 7.000.000 x (50.000.000 x 5%) = 9.500.000đ
2. Hoa hồng trực tiếp không có lương cơ bản
Hoa hồng trực tiếp là nhân viên bán được bao nhiêu thì hưởng phần trăm bấy nhiêu và công ty không hỗ trợ lương cơ bản. Có nghĩa là thu nhập dựa trên năng lực. Hình thức này chỉ phù hợp cho những nhân viên đã có kinh nghiệm còn người mới sẽ rất e dè. Tuy nhiên, doanh nghiệp thường sẽ đề xuất mức hoa hồng cao hơn bình thường.
Cách tính: Hoa hồng trực tiếp = Doanh thu x Mức phần trăm hoa hồng quy định
Ví dụ:
Công ty A quy định hoa hồng trực tiếp sẽ là 20% trên doanh thu đem lại. Một nhân viên bán hàng đem lại doanh thu 50.000.000đ thì sẽ nhận được hoa hồng trực tiếp là:
50.000.000 x 20% = 10.000.000đ
3. Hoa hồng thặng dư
Hoa hồng thặng dư thường được áp dụng trong các lĩnh vực sử dụng hợp đồng như bảo hiểm, mua trả góp,… Hoa hồng thặng dư không giống với các loại khác. Nhân viên bán hàng không chỉ nhận hoa hồng khi ký kết được hợp đồng mà còn nhận nếu khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ và tạo ra doanh thu.
Cách tính hoa hồng thặng dư: Mức phần trăm hoa hồng x Thanh toán = Tổng hoa hồng
Ví dụ:
Ký kết hợp đồng bảo hiểm với khách hàng thành công, nhân viên A được nhận 3% hoa hồng. Sau đó, mỗi năm khách hàng này tiếp tục đóng bảo hiểm định kỳ 50.000.000đ, nhân viên sẽ tiếp tục nhận 3% trên số tiền đóng. Như vậy, nhân viên nhận được 1.500.000đ.
4. Hoa hồng theo doanh thu
Đây là cách tính phổ biến nhất. Nhân viên sẽ nhận được hoa hồng trên tổng giá trị doanh thu.Cách tính: Hoa hồng doanh thu = Mức phần trăm hoa hồng x Giá bán.
Ví dụ: Nhân viên A bán được căn nhà 2 tỷ và nhận được 3% hoa hồng . Tổng tiền nhân viên nhận được sẽ là 60.000.000đ.
5. Hoa hồng theo cấp doanh thu
Hoa hồng theo cấp doanh thu về cơ bản giống như hoa hồng theo doanh thu nhưng nó được cải tiến và trở nên hấp dẫn hơn. Doanh thu sẽ chia ra từng cấp và nhân viên bán hàng đạt cấp nào sẽ nhận hoa hồng theo cấp đó.
Ví dụ: Công ty quy định mức hoa hồng theo cấp như sau:
– Doanh thu từ 0 đến 10.000.000đ nhận 3%
– Doanh thu từ 10.000.000đ đến 50.000.000 nhận 5%
– Doanh thu trên 50.000.000đ nhận 7%
Tháng 08/2022, nhân viên A bán được hàng và mang lại doanh thu 15.000.000đ, tổng hoa hồng A nhận được là: (10.000.000 x 3%) + (5.000.000 x 5%) = 550.000đ
6. Hoa hồng theo khu vực
Hoa hồng theo khu vực là mỗi vị trí khác nhau sẽ có quy định về doanh thu và mức hoa hồng. Nếu một đội nhân viên bán hàng đạt được chỉ tiêu sẽ nhận mức hoa hồng chia đều với nhau.
Ví dụ:
Công ty quy định nhóm 1 (gồm 3 người) sẽ phụ trách bán hàng khu vực Thủ Đức và doanh thu là 100.000.000đ. Nhóm 1 đã hoàn thành được chỉ tiêu doanh thu đề ra và nhận được 10% hoa hồng. Như vậy, cả nhóm sẽ nhận được 10.000.000đ và sẽ chia đều cho 3 thành viên.
Tuyển nhân viên bán hàng bạn có thể quan tâm:
– Nhân viên bán hàng siêu thị AVAKids
– Tuyển dụng nhân viên bán hàng điện thoại
V. Ưu nhược điểm của hoa hồng trong bán hàng
Ngày nay, việc áp dụng quy định tiền hoa hồng đã không còn xa lạ. Nó không chỉ đem đến lợi ích to lớn cho doanh nghiệp mà còn cho nhân viên bán hàng. Tuy nhiên, bất cứ vấn đề nào cũng có 2 mặt của nó. Dưới đây là những ưu điểm, nhược điểm của việc áp dụng tiền hoa hồng với doanh nghiệp và nhân viên bán hàng.
– Đối với doanh nghiệp
+ Ưu điểm
Gia tăng doanh số: nếu chỉ dừng lại ở phương pháp trả lương định kỳ hàng tháng thông thường thì nhân viên sẽ chỉ an phận và làm đúng với số ngày công. Tiền hoa hồng giúp tăng năng suất làm việc của nhân viên lên gấp nhiều lần.
Giúp quản lý chi phí trả lương: đối với người sử dụng lao động, việc trả lương cho nhân viên dựa trên hoa hồng cho phép họ quản lý chi phí trả lương.
Thu hút được nhân viên bán hàng giỏi: với cách trả lương theo hoa hồng thì những nhân viên có năng lực sẽ càng ngày càng phát triển nhanh hơn, giúp cho doanh nghiệp chọn lọc các nhân viên giỏi.
+ Nhược điểm
Có thể gây mâu thuẫn nội bộ: vì các nhân viên sẽ ganh đua, cạnh tranh gay gắt với nhau để nhận nhiều hoa hồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không đoán trước được hoa hồng phải trả: nếu doanh nghiệp bị giới hạn về tài chính thì sẽ đau đầu vì không lường trước được khoản hoa hoa hồng phải trả là bao nhiêu và không chuẩn bị kịp.
– Đối với nhân viên bán hàng:
+ Ưu điểm: giúp cho nhân viên có động lực làm việc hơn. Vì thu nhập sẽ được tăng nếu họ chăm chỉ, tích cực. Nhân viên bán hàng sẽ có trách nhiệm hơn với công việc bởi họ cũng đang lao động cho lợi ích của chính mình.
+ Nhược điểm: nếu không đạt được mục tiêu đề ra, nhân viên bán hàng dễ nản chí. Giữa những nhân viên bán hàng với nhau sẽ có sự cạnh tranh gay gắt và áp lực cũng lớn hơn.
Xem thêm:
– Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng và cách trả lời hay
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp bán hàng trong CV thu hút nhất
– Top 20 câu hỏi phỏng vấn hàng đầu, thường xuyên hỏi (Phần 1)
Hy vọng bài viết này mang lại cho bạn cái nhìn tổng quan về tiền hoa hồng và cách tính hoa hồng trong bán hàng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên để lại bình luận bên dưới và chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tiền hoa hồng là gì? Cách tính hoa hồng cho nhân viên bán hàng tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.