Bạn đang xem bài viết Cách viết mail hỏi kết quả phỏng vấn khéo léo, hiệu quả nhất tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nếu bạn đã tham gia phỏng vấn được một thời gian nhưng chưa nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng. Vậy thì bạn có thể chủ động viết mail hỏi kết quả phỏng vấn để tránh mất thêm thời gian chờ đợi và lãng phí cơ hội cho công việc khác. Cùng tham khảo thêm về cách viết mail và xem qua một số mẫu thư hỏi kết quả phỏng vấn có sẵn thông qua bài viết dưới đây nhé!
>
I. Vì sao nên viết viết mail hỏi kết quả phỏng vấn?
Thông thường, thời gian có kết quả phỏng vấn trễ nhất sẽ rơi vào khoảng 2 tuần sau khi buổi phỏng vấn diễn ra. Tuy nhiên, trong vài trường hợp bạn chưa nhận được phản hồi vì một số lý do sau:
– Bạn không được chọn! Đây được coi là trường hợp xấu nhất khi không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng nhân sự.
– Có quá nhiều ứng viên cần xem xét và nhà tuyển dụng chưa xem đến hồ sơ của bạn. Điều này thường sẽ thấy trong các công ty, tập đoàn lớn hoặc những doanh nghiệp đang thiếu nhân sự.
– Nhà tuyển dụng đã chọn được ứng viên phù hợp nhưng vẫn muốn lưu thông tin của bạn lại cho vị trí khác hay đợt tuyển dụng sau.
Dù vậy với bất kỳ lý do nào thì bạn cũng nên viết mail gửi đến nhà tuyển dụng để hỏi về kết quả phỏng vấn nhằm nhận được câu trả lời chính xác nhất. Bạn đừng quá lo lắng, việc hỏi kết quả cũng thể hiện rằng bạn thực sự quan tâm và mong muốn nhận được công việc này. Ngoài ra, bạn nên biết cách viết mail hỏi kết quả thật khéo léo để nhà tuyển dụng không thấy rằng bạn đang nóng vội và không có sự kiên nhẫn.
Tìm việc làm, tuyển dụng Thiết kế đồ họa có thể bạn quan tâm:
– UX/UI Designer (website TGDĐ/ĐMX)
– PM & UX/UI Designer Bách Hóa Xanh
II. Khi nào nên viết mail hỏi kết quả phỏng vấn?
Đối với việc viết mail hỏi kết quả phỏng vấn, bạn nên lựa chọn thời điểm thích hợp không quá sớm cũng không quá muộn. Nếu viết quá sớm, sau buổi phỏng vấn từ 5 – 7 ngày, nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn thiếu kiên nhẫn và nóng vội. Trường hợp viết quá muộn, sau hơn 1 tháng diễn ra buổi phỏng vấn, khi này có thể nhà tuyển dụng đã quên mất các thông tin về bạn, hay thậm chí họ có thể đang chuẩn bị cho một đợt tuyển dụng khác.
Vì vậy, lựa chọn thời điểm thích hợp để hỏi kết quả phỏng vấn cũng phản ánh được sự thông minh và tinh tế của bạn. Và khoảng thời gian thích hợp để bạn viết email hỏi kết quả nên rơi vào khoảng 2 tuần sau khi buổi phỏng vấn diễn ra. Với những doanh nghiệp lớn có số lượng ứng viên nhiều, bạn nên kiên nhẫn hơn. Nếu sau khoảng 3 tuần chưa nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng, khì này bạn có thể viết mail để hỏi thăm về kết quả.
III. Cách viết mail hỏi kết quả phỏng vấn
1. Đặt tiêu đề
Tiêu đề là phần đầu tiên người nhận thư sẽ đọc được, do đó bạn nên đặt tiêu đề ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng. Cho nhà tuyển dụng thấy được nội dung chính của thư, để mail của bạn không bị bỏ qua chỉ vì đặt tiêu đề không rõ ràng.
Với phần tiêu đề, bạn cần đảm bảo đầy đủ các nội dung sau: nội dung chính email, họ tên ứng viên, mã số (nếu có), vị trí ứng tuyển, ngày phỏng vấn. Những thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm hồ sơ ứng viên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Ví dụ:
– Thư hỏi kết quả phỏng vấn_Nguyễn Văn A_Vị trí nhân viên Kỹ thuật_Phỏng vấn ngày 29/07/2021- Thư hỏi kết quả phỏng vấn_Trương Thị B (MS: 025)_Vị trí nhân viên Kinh doanh_Phỏng vấn ngày 29/07/2021
2. Lời chào đầu thư
Khi viết thư, bạn nên luôn bắt đầu bằng lời chào vừa thể hiện được sự tôn trọng vừa cho người nhận thư thấy rằng bạn là người lịch sự. Nếu có thể biết được người bạn sẽ gửi mail thì nên gửi lời chào đến họ thay vì chào chung chung.
Bạn nên bắt đầu với lời chào như: kính gửi, kính chào, dear,… Với lời chào đơn giản, không quá trang trọng, thân mật nhưng vẫn giữ được phép lịch sự sẽ cho nhà tuyển dụng thêm thiện cảm về bạn.
Ví dụ: “Kính chào anh/chị …”
“Kính gửi anh/chị …”
“Dear Mr./Ms. …”
“Kính gửi bộ phận tuyển dụng công ty [tên công ty]”
Trong trường hợp, bạn không chắc ai sẽ là người thông báo kết quả đến ứng viên, bạn có thể gửi lời chào đến người đã gửi mail mời bạn tham gia phỏng vấn trước đó. Họ sẽ kiểm tra hoặc chuyển mail đến bộ phận chịu trách nhiệm thông báo kết quả giúp bạn.
3. Khơi gợi thông tin về buổi phỏng vấn
Để có thể dẫn dắt vào câu chuyện bạn muốn đề cập, bạn nên gợi nhắc về buổi phỏng vấn bạn đã tham gia, vừa để cho nhà tuyển dụng nhớ đến bạn và để bạn có thể trình bày lại thông tin của mình một lần nữa.
Cụ thể hơn, bạn cần trình bày đầy đủ các thông tin sau: tên ứng viên, vị trí ứng tuyển, thời gian tham gia phỏng vấn. Bạn cũng đừng quên gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian phỏng vấn bạn trước đó nhé!
4. Hỏi kết quả
Đây là phần mà bạn sẽ trình bày mục đích viết email này và những thắc mắc về kết quả phỏng vấn. Ngoài ra, bạn có thể trình bày 1 – 2 câu để nói về sự quan tâm, nhiệt huyết của mình về vị trí công việc này. Điều này giúp cho email không chỉ để đặt câu hỏi mà còn thể hiện được trình độ, sự chuyên nghiệp của bạn.
Bạn nên cân nhắc sử dụng văn phong, câu chữ tự nhiên, nhẹ nhàng và tránh những từ ngữ mang nhiều nghĩa hay quá tâng bốc về năng lực bản thân cũng như vị trí công việc ứng tuyển.
5. Bổ sung nội dung phỏng vấn
Có thể trong buổi phỏng vấn trực tiếp, bạn đã quên nhắc về một kỹ năng nổi bật nào đó hay lợi thế cạnh tranh của bạn so với các ứng viên. Thì đây chính là cơ hội để trình bày với nhà tuyển dụng về sự khác biệt, cá tính của bạn. Ngoài ra, cho họ thấy bạn sẵn sàng trả lời những gì mà nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu thêm về bạn.
6. Gửi lời chúc đến nhà tuyển dụng
Sau khi trình bày những thắc mắc của bạn, hãy nhớ gửi lời chúc cũng như cảm ơn đến nhà tuyển dụng đã dành thời gian đọc thư. Chính những dòng này sẽ ghi được thêm điểm lịch sự, hòa đồng cho bạn đấy. Đừng quên thể hiện mong muốn nhận được thư phản hồi sớm từ nhà tuyển dụng nhé!
7. Lời chào cuối thư và ký tên
Cuối thư, bạn nên kèm theo lời chào và chữ ký cá nhân. Với chữ ký cuối email cần có: tên, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội (nếu có),… để nhà tuyển dụng có liên lạc khi cần thiết.
III. Một số lưu ý khi viết mail hỏi kết quả phỏng vấn
1. Bạn cần làm những điều sau đây
– Viết đúng chính tả, ngữ pháp: Một bức thư đúng ngữ pháp, chính tả, câu từ trôi chảy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người tinh tế và tỉ mỉ, luôn chú ý vào những chi tiết. Ngoài ra, khi đọc một bức thư với câu từ trôi chảy, đúng ngữ pháp sẽ làm cho người đọc thêm phần thoải mái và thiện cảm.
– Nội dung đúng trong tâm, không lan man: Để nhà tuyển dụng hiểu được bạn đang viết thư với mục đích gì, bạn nên viết đúng trọng tâm và truyền đạt những thứ cần thiết. Tránh việc viết dài dòng, lan man, đi sai với mục đích ban đầu của thư.
– Thể hiện sự nhiệt huyết với công việc: Cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có thành ý muốn ứng tuyển và sẽ hết lòng vì công việc. Điều đó thể hiện được sự cầu tiến của bản thân và mong muốn được học hỏi và phát triển bản thân.
– Viết thật lịch sự, chân thành: Với câu văn và từ ngữ chân thành, bạn sẽ dễ dàng truyền đạt những thắc mắc và mong muốn đến nhà tuyển dụng. Cho họ thấy bạn không quá nóng vội muốn biết kết quả phỏng vấn mà đang mong muốn nhận được được phản hồi từ họ.
– Gửi lời cảm ơn: Hãy luôn nhớ gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng, ngay cả khi họ chỉ dành chút ít thời gian để đọc thư. Điều này, vừa tạo được thiện cảm, vừa cho họ thấy đang được tôn trọng và bạn là một người lịch sự.
– Kiểm tra địa chỉ gửi thư: Sẽ không ai muốn vì một chút sơ sót mà hối hận. Vậy nên, bạn hãy kiểm tra thật kỹ địa chỉ gửi mail để không làm mất thêm thời gian chờ đợi và chắc chắn rằng email của mình sẽ đến được tay của nhà tuyển dụng.
2. Bạn nên tránh những điều này
– Viết sai chính tả, câu văn sơ sài: Sẽ không ai muốn đọc được một bức thư, câu văn không liền mạch, từ ngữ sai chính tả. Điều này chỉ thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người không có sự chỉn chu, gây mất thiện cảm dù trong buổi phỏng vấn bạn đã thể hiện rất tốt.
– Thái độ tiêu cực: Đừng chỉ vì thời gian phản hồi của nhà tuyển dụng quá lâu, mà bạn có thể gay gắt và thể hiện chút thái độ tiêu cực với họ. Có thể bạn không cố ý, nhưng điều đó làm họ nghĩ rằng bạn không có sự bình tĩnh và khá nóng vội trong việc chờ kết quả.
– Viết dài dòng, khó hiểu: Lạc đề chính là điều mà không ai mong muốn, vì vậy bạn không nên viết dài dòng để chỉ biểu đạt ý nghĩ của bản thân. Nó có thể khiến bạn viết lan man, đi không đúng trọng tâm của bức thư và gây khó hiểu cho nhà tuyển dụng khi đọc thư.
– Dùng icon thể hiện cảm xúc: Trong đời sống hàng ngày, bạn đã quá quen với việc dùng icon để thể hiện cảm xúc. Tuy nhiên, khi gửi mail hỏi kết quả phỏng vấn từ nhà tuyển dụng, mang tính nghiêm túc cao. Nếu sử dụng icon dù chỉ là một thì bạn cũng có thể bị đánh giá là thiếu tính chuyên nghiệp.
– Quên để lại chữ ký: Chữ ký email ngoài thể hiện tính chuyên nghiệp, còn để cho nhà tuyển dụng biết được phương thức để liên lạc với bạn. Vì vậy, đừng quên kiểm tra lại thư của mình để xem đã có đầy đủ các yếu tố chưa, bao gồm cả chữ ký nhé!
Việc làm, tuyển dụng công nghệ thông tin có thể bạn quan tâm:
– Tuyển dụng software developer
– Tuyển dụng it helpdesk
IV. Một số mẫu thư, email hỏi kết quả phỏng vấn
1. Mẫu tiếng Việt
– Mẫu mail hỏi kết quả phỏng vấn tiếng Việt 1
– Mẫu mail hỏi kết quả phỏng vấn tiếng Việt 2
– Mẫu mail hỏi kết quả phỏng vấn tiếng Việt 3
– Mẫu mail hỏi kết quả phỏng vấn tiếng Việt 4
– Mẫu mail hỏi kết quả phỏng vấn tiếng Việt 5
2. Mẫu tiếng Anh
– Mẫu mail hỏi kết quả phỏng vấn tiếng Anh 1
– Mẫu mail hỏi kết quả phỏng vấn tiếng Anh 2
– Mẫu mail hỏi kết quả phỏng vấn tiếng Anh 3
– Mẫu mail hỏi kết quả phỏng vấn tiếng Anh 4
– Mẫu mail hỏi kết quả phỏng vấn tiếng Anh 5
Xem thêm
– Cách trả lời email phỏng vấn chính xác, chuyên nghiệp, ấn tượng
– Cách viết email từ chối lời mời nhận việc từ nhà tuyển dụng khéo léo
– Cách viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng sau phỏng vấn ấn tượng
Bạn vừa tìm hiểu xong cách viết mail hỏi kết quả phỏng vấn khéo léo, hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết này hữu ích và cung cấp cho bạn những thông tin thú vị. Đừng quên để lại bình luận và chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!>
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách viết mail hỏi kết quả phỏng vấn khéo léo, hiệu quả nhất tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.