Bạn đang xem bài viết Tuyển tập bài test và bộ câu hỏi phỏng vấn IT thường gặp tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bạn muốn ứng tuyển vào một công ty cho vị trí IT nhưng lại không có quá nhiều kinh nghiệm cũng như không rõ mình sẽ phải chuẩn bị cho các câu hỏi nào. Bài viết này sẽ giúp bạn định hình được cơ bản hướng đi với tuyển tập bài test và bộ câu hỏi phỏng vấn IT thường gặp cũng như các lưu ý khi phỏng vấn IT, cùng theo dõi nhé!
Tìm hiểu thêm IT là gì – yêu cầu và cơ hội việc làm tại đây nhé!
I. Yếu tố quan trọng trong tuyển dụng IT
1. Kiến thức chuyên môn về Công nghệ thông tin (CNTT)
Kiến thức chuyên môn được xem là một trong những điều kiện cần để các doanh nghiệp đánh giá năng lực nhân viên. Vì thế, những câu hỏi về kiến thức chuyên môn là không thể thiếu trong mọi buổi phỏng vấn. Tùy vào vị trí bạn ứng tuyển, hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết nhất để trả lời phỏng vấn một cách tự tin. Sự tự tin đôi khi sẽ giúp bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ đến nhà tuyển dụng, cũng như thay lời cam kết uy tín về năng lực của bạn.
Người làm việc trong lĩnh vực CNTT cần có hiểu biết rộng về các kiến thức chuyên môn như máy tính, phần mềm, ngôn ngữ lập trình, các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, hệ thống thông tin, mạng máy tính,… Tùy theo chuyên ngành mà kiến thức sẽ tập trung chuyên sâu theo từng lĩnh vực sẽ khác nhau. Hãy nêu rõ về chuyên ngành cũng như thế mạnh của bản thân để người ứng tuyển thấy được khả năng và tiềm năng phát triển của bạn.
2. Đam mê và nắm bắt nhanh công nghệ
Lĩnh vực công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng luôn phát triển và thay đổi nhanh chóng. Kiến thức sẽ không ngừng cập nhật và đổi mới mỗi ngày. Để có thể bắt kịp xu hướng và không bị lạc hậu, người hoạt động trong lĩnh vực này cần có niềm đam mê bất tận với công nghệ và khả năng nắm bắt nhạy bén thông tin. Điều này sẽ giúp họ giải quyết những vấn đề liên quan đến các thiết bị và công nghệ mới tốt nhất, hỗ trợ công việc lâu dài và hiệu quả.
3. Ham học hỏi, tìm hiểu kiến thức
Với một ngành năng động và có sự đào thải mạnh mẽ như CNTT, việc cập nhật, chọn lọc, tiếp thu và ứng dụng những kiến thức mới sẽ giúp bản thân bạn thêm vững vàng và có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Khi tuyển dụng, tuyển dụng it sẽ ưu tiên tìm kiếm những ứng viên luôn nỗ lực học hỏi và khẳng định giá trị bản thân thông qua việc “làm mới” kho kiến thức của chính mình. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy tiềm năng phát triển của bạn nhờ vào việc không ngừng tiếp thu, học hỏi kiến thức mới và áp dụng những kiến thức đó như thế nào vào công việc.
4. Ngoại ngữ và kỹ năng mềm
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại, thành thạo ngoại ngữ và các kỹ năng mềm là vô cùng quan trọng.
Ngoại ngữ rất quan trọng với dân IT. Ngành CNTT thay đổi trong từng giây và nhân viên IT phải cập nhật kiến thức liên tục. Giỏi ngoại ngữ sẽ giúp bạn tìm kiếm và tiếp thu nhanh chóng được các tài liệu nước ngoài về công nghệ, phần mềm,… Từ đó tiếp cận được đa dạng nguồn kiến thức phục vụ cho công việc. Đồng thời, sử dụng ngoại ngữ thành thạo sẽ giúp bạn có cơ hội việc làm tốt hơn, đặc biệt là làm việc ở các công ty nước ngoài.
Kỹ năng mềm là một yếu tố quan trọng giúp tạo dựng một đội ngũ nhân sự IT chuyên nghiệp. Kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng đọc tài liệu, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… sẽ giúp gia tăng hiệu suất làm việc, tạo được môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả.
II. Kinh nghiệm khi phỏng vấn IT
1. Đối với nhà tuyển dụng
Tuỳ vào ứng viên mà nhà tuyển dụng cần chọn lựa câu hỏi phù hợp với trình độ và kinh nghiệm để buổi phỏng vấn nhân sự diễn ra đạt được chất lượng cao nhất.
Với các ứng viên mới ra trường hoặc mới đi làm trong thời gian ngắn, các câu hỏi phải bao quát được những kiến thức cơ bản của ứng viên về kiến thức chuyên ngành, khả năng tiếp thu và thái độ cầu tiến trong công việc. Ví dụ:
– Thông tin về trường, chuyên ngành, môn học yêu thích, môn học giỏi nhất,…
– Thông tin về sở thích như đọc loại sách nào, có tham dự các hội thảo lĩnh vực IT không,…
– Nguyện vọng của ứng viên về tính chất công việc, môi trường làm việc,…
– Kiểm tra về kiến thức, sự so sánh và phán đoán. Ví dụ: giữa hai ngôn ngữ lập trình X và Y thì ứng viên nghĩ đâu là ngôn ngữ tốt hơn.
Với các ứng viên đi làm lâu năm và đã có kinh nghiệm làm việc, các câu hỏi cần được mở rộng hơn như:
– Hỏi về các kiến thức chuyên sâu và phức tạp trong lĩnh vực CNTT, kinh nghiệm xử lý lỗi,…
– Kinh nghiệm quản lý, các vai trò ứng viên đã từng tham gia, các chiến dịch, dự án,…
– Khả năng vượt qua áp lực và sắp xếp công việc, khả năng giải quyết vấn đề,…
– Về định hướng trong tương lai và sự kỳ vọng đối với công ty,…
Việc làm, tuyển dụng công nghệ thông tin có thể bạn quan tâm :
– Mobile Developer (Java/Swift)
– Nhân viên IT Phân tích nghiệp vụ (BA)
– Tuyển dụng React Native
– Tuyển dụng Software Developer
2. Đối với ứng viên IT
– Về kiến thức: Cần chuẩn bị kỹ và nắm chắc những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và công nghệ mình làm. Nếu bạn lập trình bằng C# thì sẽ được hỏi các hàm xử lý trong C#, các vấn đề về khai báo và sử dụng biến, phạm vi biến, cách truyền tham số, tham trị. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị về các kiến thức liên quan như cấu trúc dữ liệu và giải thuật, lập trình hướng đối tượng, luồng dữ liệu, cơ sở dữ liệu,…
– Về kỹ năng mềm: Hãy giới thiệu bản thân một cách trôi chảy, nói về quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, các sản phẩm bạn đã làm,… Khi trả lời câu hỏi từ nhà tuyển dụng, hãy trả lời thẳng và thật, không quanh co. Điều quan trọng là bạn nên tìm hiểu trước về văn hoá công ty để thể hiện theo cách của họ. Như vậy, khả năng “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng cũng cao hơn.
– Một bí quyết giúp bạn dễ dàng thể hiện sự duy trì các kỹ năng với nhà tuyển dụng chính là chia sẻ những thói quen như: cập nhật thông tin trên diễn đàn, đăng ký các khóa học trực tuyến, liên tục thực hành trên các dự án IT lớn nhỏ, học hỏi kinh nghiệm từ các blog,… Ngoài ra, luôn hãy chuẩn bị sẵn sàng cho các bài test kiến thức. Ví dụ: Test kiến thức cơ bản của ngôn ngữ, công nghệ, các thuật toán qua các bài lập trình, khả năng debug code,…
III. Các câu hỏi phỏng vấn IT thường gặp
1. Câu hỏi phỏng vấn cơ bản
Những câu phỏng vấn dạng cơ bản sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được nhận biết được ứng viên đã có sự chuẩn bị sẵn sàng cho công việc chưa. Cũng như xem xét ứng viên có phù hợp với văn hoá của công ty hay không.
– Giới thiệu về bản thân: Hãy giới thiệu đầy đủ họ tên, tuổi trước khi giới thiệu chi tiết về các kỹ năng, học vấn và những yếu tố khác. Việc giới thiệu tên tuổi sẽ giúp cho việc xưng hô giữa nhà tuyển dụng và bạn trở nên dễ dàng, thoải mái hơn cũng như giúp họ biết được những thông tin cơ bản về ứng viên của mình. Tiếp đó, bạn có thể nói về sở thích về công nghệ, điểm mạnh của bản thân,… một cách ngắn gọn.
– Giới thiệu về trình độ học vấn: Hãy trả lời trung thực với nhà tuyển dụng về thông tin này. Mặc dù nhà tuyển dụng có thể đã biết câu trả lời, nhưng đôi khi họ vẫn yêu cầu bạn xác nhận lại để biết xem bạn có từng đạt được thành tựu gì trong học tập hay không? Bạn tốt nghiệp sớm hay muộn hơn bình thường? Có tiềm năng tiếp thu học hỏi hay không?
– Giới thiệu về dự án, vai trò cũ: Kinh nghiệm làm việc chính là một trong những mục mà nhà tuyển dụng rất quan tâm. Vì vậy, bạn nên chọn lọc những kinh nghiệm có thể đáp ứng cho vị trí công việc ứng tuyển. Nếu là sinh viên mới ra trường, bạn hãy kể về những hoạt động mà mình từng tham gia như các câu lạc bộ, các chương trình tình nguyện,… Từ đó, rút ra những bài học, kinh nghiệm mà bạn thu được và có thể áp dụng cho vị trí bạn đang ứng tuyển.
– Giới thiệu về mục tiêu nghề nghiệp: Hãy xác định mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn có thể là sự trải nghiệm một vị trí, một công việc mới, được tiếp thu những kỹ năng mới để nâng cao năng lực bản thân,… Mục tiêu dài hạn có thể là trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, có thể cống hiến được thế nào cho công ty trong khoảng thời gian bao nhiêu,… Việc đưa ra những mục tiêu sẽ cho thấy được sự chuyên nghiệp và tầm nhìn của bạn khi luôn có những định hướng rõ ràng cho tương lai, giúp nhà tuyển dụng thấy được rằng lựa chọn bạn là điều hoàn toàn đúng đắn.
Những lưu ý khi trả lời câu hỏi phỏng vấn cơ bản:
– Tìm hiểu các thông tin về nhà tuyển dụng và chuẩn bị tinh thần tốt cho buổi phỏng vấn.
– Luôn giữ sự bình tĩnh và thái độ tự tin, tránh việc liếc mắt nhiều nơi khác.
– Trả lời ngắn gọn, đầy đủ ý, không quanh co. Sử dụng từ ngữ đơn giản và sắp xếp câu chữ mạch lạc để tránh việc câu văn bị lủng củng gây khó hiểu.
– Không phóng đại hay nói dối về kinh nghiệm làm việc.
– Không quên lời cảm ơn dành cho nhà tuyển dụng.
Các câu hỏi phỏng vấn cơ bản như:
– Bạn có thể giới thiệu một chút về bản thân của mình?
– Bạn đã từng học trường nào? Có những bằng cấp gì?
– Bạn thành thạo ngôn ngữ lập trình nào nhất?
– Bạn làm gì để trau dồi kỹ năng của mình?
– Bạn đã sử dụng những ngôn ngữ lập trình nào?
– Bạn sẽ giải thích về công nghệ như thế nào cho người không có chuyên môn dễ hiểu nhất?
– Bạn đánh giá cao sản phẩm công nghệ nào? Vì sao?
– Bạn đã từng làm trong dự án gì và nhiệm vụ cụ thể của bạn là gì?
– Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty?
– Bạn có thích đọc sách về IT không?
– Kế hoạch sự nghiệp của bạn trong 5 năm tới là gì?
2. Câu hỏi chuyên môn ngành IT
Những câu hỏi về chuyên môn sẽ cho người tuyển dụng thấy kiến thức cũng như lý do tại sao bạn đủ năng lực đảm nhiệm công việc của họ. Hãy trả lời sẽ cụ thể cho từng công việc bạn phỏng vấn, không nên rập khuôn, máy móc mà nên linh hoạt dựa trên kiến thức và công việc cụ thể của bạn.
Các câu hỏi về chuyên môn có thể gặp như:
1. ETL là gì và khi nào nó nên sử dụng?
2. Bạn có sử dụng Visual Studio Code không? Giữa Eclipse và Visual Studio thì bạn chọn cái nào?
3. Bạn chuyên về front-end hay back-end?
4. Trong cơ sở dữ liệu, hãy nêu sự khác biệt giữa câu lệnh delete và truncate?
5. Sự khác nhau giữa ArrayList – Array, Linkedlist – Arraylist, Set – List, Override – Overload?
6. Thuật toán tìm kiếm nhị phân và thuật toán sắp xếp?
7. Khái niệm tham trị và tham chiếu?
8. Sự khác nhau giữa Abstract class và Interface?
9. Khái niệm về Generic? Cho ví dụ và lý do sử dụng?
10. Ngoại lệ (Exception là gì)? Phân biệt Check và Uncheck exception?
11. Khái niệm Database? Các quan hệ trong database? Các loại Join trong database?
12. Giải thích các Rule chuẩn hóa dữ liệu?
13. Các khái niệm về Composite key, Transaction, Unique?
14. Khóa chính – khóa ngoại là gì?
15. Mô hình MVC là gì? Mô tả luồng đi của một ứng dụng MVC?
16. Chức năng hoạt động của Maven?
17. Các khái niệm về Dependency Injection, JPA, ORM mapping, Web Service?
18. Sự khác nhau của Session và Cookie?
19. Làm thế nào để bảo mật trong lập trình?
20. SAN là gì và nó được sử dụng như thế nào?
21. Các số liệu hiệu suất cơ sở dữ liệu quan trọng nhất là gì và bạn giám sát chúng như thế nào?
22. Những yếu tố nào quyết định sự thành công của một nhóm và nêu lý do tại sao?
23. Git fork là gì? Sự khác nhau giữa git fork, branch và clone?
24. Giải thích những ưu điểm of Forking Workflow?
25. Làm thế nào để loại bỏ một tập tin từ git mà không cần loại bỏ nó khỏi file system của bạn?
3. Câu hỏi kiểm tra kỹ năng mềm
Bên cạnh kiến thức và kinh nghiệm làm việc thì nhà tuyển dụng cũng sẽ đặt ra các câu hỏi về kỹ năng mềm để đánh giá tiềm năng của ứng viên. Cách bạn tư duy và xử lý những câu hỏi này sẽ là một trong những yếu tố then chốt quyết định bạn có được nhận không.
Các câu hỏi về kỹ năng mềm có thể gặp như:
1. Theo bạn, thời gian lý tưởng để làm việc là bắt đầu từ mấy giờ?
2. Bạn làm việc dưới áp lực như thế nào?
3. Hãy kể về một lần bạn mắc sai phạm và cách bạn giải quyết nó.
4. Bạn quản lý quỹ thời gian trong ngày của mình để làm việc như thế nào?
5. Một khách hàng phàn nàn dịch vụ với bạn và yêu cầu bồi thường, bạn sẽ làm gì?
6. Khi công việc bị quá tải dù đó không phải là trách nhiệm của mình, bạn vẫn giúp đỡ đồng nghiệp không?
7. Bạn có khả năng làm việc độc lập không? Bạn nghĩ sao về sự cần thiết của đội nhóm?
8. Giới thiệu về điểm mạnh, điểm yếu về bản thân bạn trong hai tính từ.
9. Bạn tổ chức công việc như thế nào khi phải làm nhiều dự án khác nhau?
10. Bạn cần làm gì để có thể phát triển trong ngành IT này?
11. Thách thức CNTT lớn nhất mà bạn phải đối mặt là gì và bạn giải quyết như thế nào?
12. Từ mô tả công việc cho vị trí này, bạn nghĩ mình sẽ làm gì hàng ngày?
13. Bạn đã từng làm việc với nhà cung cấp phần mềm bao giờ chưa? Bạn xử lý các mối quan hệ nhà cung cấp này như thế nào?
14. Nếu chúng tôi tuyển dụng bạn, có gì bạn muốn thay đổi ở nhóm dự án IT này không?
15. Bạn nghĩ bạn sẽ gặp khó khăn gì trong công việc này nếu chúng tôi tuyển dụng bạn?
16. Bạn muốn tự do làm việc hay theo lịch trình linh hoạt không?
17. Bạn sẽ làm gì khi mình là người duy nhất phát hiện ra lỗi chương trình còn đồng nghiệp thì không? Bạn sẽ làm ngơ hay sẽ nêu rõ vấn đề?
18. Môi trường làm việc thế nào được coi là lý tưởng đối với một nhân viên IT?
19. Bạn nghĩ những phẩm chất nào là quan trọng nhất để một nhân viên IT có thể thăng tiến?
20. Bạn thường làm gì để rèn luyện các kỹ năng công nghệ?
21. Khi có sự bất đồng quan điểm giữa thành viên trong nhóm với Leader, bạn sẽ làm như thế nào?
22. Bạn làm thế nào khi giải quyết nhiều deadline?
23. Bạn thích và không thích điểm gì ở công việc này?
24. Hãy kể về một lần bạn lập kế hoạch và đem đến hiệu quả cho công việc của mình.
25. Bạn theo dõi tiến trình công việc như thế nào khi quản lý nhiều dự án khác nhau?
Việc làm, tuyển dụng tester có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Kiểm thử phần mềm Tester QC
IV. Những lưu ý phỏng vấn nhân viên IT
– Nắm bắt thời gian: Hãy cố gắng đến trước buổi phỏng vấn ít nhất 10 phút. Việc chuẩn bị kỹ càng về thời gian sẽ giúp bạn không đến trễ trong buổi hẹn, tránh gây ấn tượng không tốt với người tuyển dụng. Đồng thời, việc đến sớm sẽ giúp bạn có nhiều thời gian để chuẩn bị hình ảnh bản thân và có cơ hội quan sát tác phong làm việc của nhân viên nơi đây, hiểu thêm về môi trường làm việc.
– Tác phong chỉn chu, lịch sự: Việc chuẩn bị tác phong gọn gàng, chỉn chu sẽ giúp bạn dễ gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng, khiến họ có được sự hài lòng và tạo được thiện cảm ban đầu. Điều này cũng thể hiện sự nghiêm túc của bạn đối với buổi phỏng vấn và sự tôn trọng đối với nhà tuyển dụng.
– Biểu lộ những cảm xúc tích cực: Nhà tuyển dụng thích những ai cho họ thấy được thái độ tích cực, nguồn năng lượng nhiệt tình với công việc. Giữ nụ cười tươi tắn, tự tin trong suốt buổi phỏng vấn và cho họ thấy bạn luôn sẵn sàng với công việc được giao. Thái độ tự tin sẽ giúp bạn ghi điểm cao với nhà tuyển dụng.
– Trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm: Trong bất cứ câu trả lời nào, hãy trả lời một cách chính xác và đúng trọng tâm. Việc diễn đạt một cách trôi chảy và sắp xếp nội dung một cách logic, tập trung vào giải quyết vấn đề mà nhà tuyển dụng đặt ra sẽ khiến họ cảm thấy hài lòng. Nếu chưa rõ hoặc không biết vấn đề đó thì cần trả lời ngay là chưa biết hoặc chưa nghiên cứu. Người tuyển dụng đánh giá cao nếu nhận thấy tính thật thà khi trả lời và tính cầu tiến.
– Đặt câu hỏi thông minh, đúng thời điểm: Một số cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ cho bạn thời gian để đặt câu hỏi với họ. Những câu hỏi của bạn sẽ cho thấy bạn có sự tìm hiểu về công ty và chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn. Bạn có thể đặt những câu hỏi liên quan đến các công ty hoặc bạn có thể hỏi thêm các câu hỏi liên quan đến mức lương, các chế độ và quyền lợi mà bạn được hưởng một cách tinh tế và khéo léo.
Xem thêm:
– Lập trình là gì? Học lập trình có khó? Các loại ngôn ngữ lập trình
– Tổng hợp 20 chứng chỉ IT quan trọng nhất trong ngành CNTT
– Cách viết CV xin việc ngành IT, CNTT đơn giản mà chuẩn nhất
Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin và kinh nghiệm bổ ích thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn IT. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên để lại bình luận bên dưới và chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tuyển tập bài test và bộ câu hỏi phỏng vấn IT thường gặp tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.