Bạn đang xem bài viết Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng với nhà tuyển dụng tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bạn đang loay hoay với đề mục “mục tiêu nghề nghiệp” trong CV? Bạn đang không biết nên trình bày nội dung gì trong đây để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!
I. Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV là một phần khá quan trọng. Nó giúp nhà tuyển dụng hiểu được mong muốn và kế hoạch của ứng viên về định hướng trong tương lai. Thông thường, phần này sẽ để sau mục họ tên và vị trí ứng tuyển của bạn, kế bên mục “Thông tin liên hệ”. Mục tiêu nghề nghiệp bao gồm các thông tin như: công việc hoặc vị trí mong muốn,…
Bạn có thể lựa chọn viết phần này về mục tiêu ngắn hạn hoặc mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu cụ thể và có thời hạn ngắn hơn mục tiêu dài hạn, thường là trong vòng 1-2 năm tới. Mục tiêu ngắn hạn giúp bạn có một kế hoạch cụ thể hơn về những gì bạn muốn làm trong tương lai gần và cũng giúp bạn có thể định hướng cho sự nghiệp của mình một cách tốt hơn. Trái ngược lại, mục tiêu nghề nghiệp dài hạn là những mục tiêu cụ thể và có thời hạn dài hơn, thường là trong vòng 5-10 năm tới.
Tuyển dụng, việc làm Bán hàng/Thu ngân/Kỹ thuật/Kho siêu thị có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Thu ngân Bách Hóa Xanh
– Nhân viên bán hàng siêu thị AVAKids
– Nhân viên siêu thị Điện Máy Xanh mô hình Supermini
II. Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV đóng vai trò khá quan trọng. Giúp nhà tuyển dụng nắm được sơ bộ hướng phát triển trong tương lai của ứng viên. Dù phần mục tiêu nghề nghiệp này là ngắn hạn hay dài hạn thì nó cũng thể hiện được phần nào định hướng, mong muốn của bạn,… khi ứng tuyển vào công ty. Nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc hợp tác nếu định hướng của bạn phù hợp với sự văn hoá cũng như sự phát triển của công ty.
Hơn nữa, bạn có thể ghi điểm với họ bằng sự chuyên nghiệp, sắp xếp khoa học trong bố cục CV cũng như nội dung trong hồ sơ ứng tuyển. Bên cạnh đó, mục tiêu nghề nghiệp này cũng là một trong những động lực thúc đẩy bạn phát triển hơn mỗi ngày, định hướng bản thân thành người như thế nào trong tương lai.
III. Những điều nhà tuyển dụng mong muốn thấy ở mục tiêu nghề nghiệp
Sau đây là một số những điều mà nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên sẽ thể hiện trong mục tiêu nghề nghiệp.
– Tính cách, bản lĩnh của ứng viên. Một ứng viên có tính cách tốt bên cạnh có bản lĩnh tốt sẽ là ưu tiên hàng đầu để nhà tuyển dụng muốn thấy ở bạn. Người có tính cách tốt sẽ là nhân viên luôn hỗ trợ mọi người trong công việc, hoà đồng, khiêm nhường,… Còn bản lĩnh sẽ giúp họ tự tin khi đưa ra các ý kiến đóng góp, lời khuyên cũng như nhanh chóng đưa ra cách giải quyết vấn đề khó khăn cho các dự án.
– Ứng viên có năng lực, kinh nghiệm phù hợp với công việc. Đương nhiên, sự lựa chọn ưu tiên của các nhà tuyển dụng sẽ là một ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc và năng lực nổi bật liên quan đến vị trí ứng tuyển. Do đó, bạn cần nêu rõ những công việc trước đây, những thành tích từng đóng góp cũng như những gì bạn đã học được tại công ty cũ. Nhà tuyển dụng sẽ nắm được khả năng, kinh nghiệm và ưu điểm của bạn có thể đáp ứng được phần nào nội dung công việc trong JD.
– Ứng viên có ý định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Bên cạnh những yếu tố trên thì nếu bạn có thể thể hiện mình sẽ là người đóng góp vào giá trị phát triển bền vững của công ty, đồng nghĩa với việc bạn đồng hành lâu dài cùng doanh nghiệp, thì đây sẽ là ứng viên tạo được ấn tượng với bộ phận nhân sự.
IV. Những lỗi thường mắc phải khi viết mục tiêu nghề nghiệp
Trong quá trình viết mục tiêu nghề nghiệp, để CV chuyên nghiệp hơn, thì bạn cần tránh mắc phải những lỗi sau đây:
– Mục tiêu nghề nghiệp chung chung, không rõ ràng. Đây là lỗi mà hầu hết các ứng viên mắc phải. Hãy nói rõ ràng về dự tính tương lai của bạn, những gì bạn có thể làm để đạt được mục tiêu đó. Đừng nên chỉ nói về cái đích đến cuối cùng quá viển vông và xa vời so với năng lực của bạn.
– Mục tiêu nghề nghiệp dài dòng. Phần mục tiêu nghề nghiệp mặc dù quan trọng nhưng bạn cũng đừng nên quá chú trọng mà viết dài dòng. Ở phần này, bạn chỉ nên viết 3-4 dòng để nói về mục tiêu ngắn hoặc dài hạn một cách ngắn gọn, tránh lan man quá nhiều.
– Mục tiêu nghề nghiệp chỉ đề cập đến bản thân ứng viên. Bạn có thể trình bày thêm một số kỹ năng và trình độ mà bạn muốn cải thiện, và cách mà bạn muốn sử dụng chúng để đạt được mục tiêu chung. Điều quan trọng là mục tiêu nghề nghiệp phải được định hướng bởi những gì bạn muốn làm và không nên chỉ đề cập đến bản thân mình.
– Mục tiêu nghề nghiệp không tạo ra giá trị cho công ty. Khi bạn định hướng mục tiêu nghề nghiệp theo những gì bạn muốn làm và muốn đạt được trong lĩnh vực của mình, bạn nên trình bày bạn sẽ phải sử dụng kỹ năng và trình độ của mình ra sao để giúp công ty đạt được mục tiêu và kế hoạch đề ra, tạo ra giá trị như thế nào cho doanh nghiệp.
V. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng nhất
1. Mục tiêu ngắn hạn và lưu ý
– Hướng dẫn cách viết mục tiêu ngắn hạn.
Đầu tiên, bạn cần phải xác định rõ ràng mục tiêu ngắn hạn mà bạn muốn đạt được. Tiếp theo là đặt ra định hướng rõ ràng theo từng bước nhỏ mà bạn muốn hoàn thành trong tương lai.
– Những lưu ý cần tránh khi viết mục tiêu ngắn hạn.
Bạn không nên đặt định hướng mục tiêu ngắn hạn theo những gì khác người khác muốn; không đặt ra mục tiêu ngắn hạn phi thực tế, quá xa vời thực tế, năng lực, kinh nghiệm;… Hãy đảm bảo rằng mục tiêu ngắn hạn của bạn là những gì bạn có thể đạt được trong khoảng thời gian quy định.
– Ví dụ:
Nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh điện tử, mục tiêu ngắn hạn của bạn có thể là học thêm về các chiến lược kinh doanh điện tử hoặc tham gia các hoạt động kinh doanh điện tử.
2. Mục tiêu dài hạn và lưu ý
– Hướng dẫn cách viết mục tiêu dài hạn.
Sau khi xác định rõ mình muốn đạt được gì trong tương lai, bạn hãy lên kế hoạch dài hạn bằng những mục tiêu nhỏ và chi tiết hơn. Trình bày bạn sẽ làm như thế nào để hoàn thành mục tiêu dài hạn trong thời gian đề ra và nó sẽ đóng góp giá trị ra sao cho doanh nghiệp
– Những lưu ý cần tránh khi viết mục tiêu dài hạn.
Cũng tương tự như mục tiêu ngắn hạn, bạn đừng nên viết về các mục tiêu quá xa vời với thực tiễn hoặc vượt quá khả năng của bạn. Hãy chú trọng vào mục tiêu bạn có thể đạt được vị trí mong muốn trong tương lai. Với chức danh bạn muốn đạt đến, hãy thể hiện mong muốn được đóng góp khả năng, kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình làm việc để mang lại nhiều lợi ích phát triển cho doanh nghiệp.
– Ví dụ:
Trong năm năm tới, tôi mong muốn trở thành một chuyên gia phân tích dữ liệu. Tôi đã tham gia các khóa học trực tuyến cơ bản và đạt được chứng chỉ từ nhà cung cấp phần mềm phân tích dữ liệu lớn. Tôi mong với lượng kiến thức chuyên môn này sẽ giúp tôi trở thành một leader chuyên nghiệp, đóng góp nhiều giá trị bền vững cho công ty.
VI. Tham khảo một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp thu hút
1. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân viên Chăm sóc khách hàng
Với 5 năm kinh nghiệm trong nghề, tôi đảm bảo mang lại các dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp của công ty. Thuần thục kỹ năng giao tiếp và có kỹ năng xử lý các khiếu nại, tôi chắc chắn sẽ mang lại nhiều giá trị thiết thực cho doanh nghiệp và giải quyết mọi khúc mắc của khách hàng nhanh chóng nhất.
2. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư
Là một kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm, tôi mong muốn được làm việc tại trong một môi trường xây dựng chuyên nghiệp, nơi tôi có thể tận dụng 3 năm kinh nghiệm thiết kế cũng như khả năng sáng tạo, kỹ năng cộng tác và kiến thức về luật và quy định xây dựng để đưa .
3. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân viên Kế toán
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán cùng 4 năm kinh nghiệm trong ngành, tôi có nhiều hiểu biết về các điều khoản, luật và quy định liên quan đến doanh nghiệp, thuế, tài chính,…Tôi tự tin có thể phát huy khả năng của mình khi đảm nhận vị trí kế toán trưởng để phục vụ các hoạt động trong công ty.
4. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp IT Manager
Tốt nghiệp loại xuất sắc ngành Khoa học máy tính, cùng hơn 5 năm kinh nghiệm lập trình web tại công ty ABC. Bên cạnh những kiến thức chuyên môn về CNTT, tôi còn có những kỹ năng về quản lý đội nhóm, dẫn dắt và hướng dẫn những người cùng đồng hành với mình. Không những vậy, kỹ năng lập kế hoạch cũng được tôi liên tục nâng cấp hiệu quả. Tôi hướng đến mục tiêu sẽ trở thành một nhà quản lý giỏi lập trình giỏi của công ty trong năm tiếp theo.
Xem thêm
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng với nhà tuyển dụng
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên văn phòng chuẩn nhất
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV ấn tượng và thu hút
Hy vọng với bài viết này, bạn đã có thể viết được mục tiêu nghề nghiệp chuyên nghiệp và gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng dù ở bất kỳ vị trí hay lĩnh vực nào. Hãy để lại bình luận bên dưới và chia sẻ bài viết này đến mọi người nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng với nhà tuyển dụng tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.