Bạn đang xem bài viết Top 15 chứng chỉ Tester nên có trong CV xin việc hiện nay tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay trong thời đại công nghiệp 4.0, ngành công nghệ phần mềm đang phát triển mạnh kéo theo nhu cầu việc làm lớn. Điều đó càng làm tăng thêm tính cạnh tranh của ngành này, dẫn đến ứng viên phải trang bị chứng chỉ chuyên môn. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn top 15 chứng chỉ Tester nên có trong CV xin việc hiện nay.
I. Lợi ích của chứng chỉ Tester trong công việc
Trong tuyển dụng, chứng chỉ Tester là một lợi thế để bạn cạnh tranh với các đối thủ khác, các chứng chỉ này sẽ chứng minh được kiến thức, chuyên môn nếu muốn làm QA ngành IT. Thông qua các chứng chỉ này, nhà tuyển dụng sẽ thấy được sự nghiêm túc, chuyên nghiệp của bạn trong nghề.
Trong làm việc, khi Tester đã có chứng chỉ cần thiết, chúng sẽ giúp bạn có những góc nhìn tốt hơn, chuyên nghiệp hơn trong công việc, giúp bạn có được sự tín nhiệm của đồng nghiệp, nhận được những hợp đồng lớn và tăng khả năng thăng tiến.
Tin tuyển dụng, tuyển developer có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Kiểm thử phần mềm Tester QC
– Web Developer (ASP.NET MVC/.NET/ VueJS)
– Java Backend Developer
II. Tổng hợp 15 chứng chỉ Tester nên có
1. Chứng chỉ ISTQB
ISTQB (International Software Testing Qualifications Board) là một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp chứng chỉ thẩm định chất lượng của kiểm thử phần mềm có giá trị toàn cầu. Tổ chức được thành lập vào tháng 11 năm 2002 tại Edinburgh (Scotland). Thông qua Chứng chỉ ISTQB người học sẽ nắm được những nội dung về khái niệm kiểm thử, kỹ thuật phần mềm, các công cụ hỗ trợ việc kiểm thử, quản lý kiểm thử.
Là một chứng chỉ của tổ chức uy tín nên nó hỗ trợ rất tốt trong quá trình xin việc của bạn, thu hút được các nhà tuyển dụng. Thay vì trình bày bạn có thể chứng minh thực lực bằng chứng chỉ này.
Đối tượng tham gia luyện thi chứng chỉ ISTQB là bất kỳ ai có sự yêu thích lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Có hai hình thức thi là trực tuyến hoặc ngoại tuyến và được tổ chức ở ba địa điểm Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Học phí cho chứng chỉ ISTQB dao động từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
2. Chứng chỉ ISTQB Agile Tester
Chứng chỉ ISTQB Agile Tester là một phần bổ sung cho chứng chỉ ISTQB Foundation Level (CTFL). Điều này có nghĩa là các ứng viên muốn thực hiện chứng chỉ này thì trước tiên phải có chứng chỉ ISTQB Foundation Level (CTFL). Khóa học cung cấp cho các bạn những kiến thức nâng cao hơn ISTQB. Các bạn có thể đăng ký thi trực tiếp ở Hà Nội, Hồ Chí Minh hoặc cũng có thể đăng ký thi online, lệ phí thi từ 3 triệu đồng trở lên.
3. Chứng chỉ ISTQB Foundation Level (CTFL)
ISTQB Foundation Level (CTFL) là mức cơ bản và là chứng chỉ bắt buộc các ứng viên phải vượt qua nếu muốn chinh phục các mức cao hơn. Trong mức độ này các ứng viên cần nắm vững các kiến thức và biết cách thực hiện kiểm định phần mềm trong chu trình sản xuất. Các ứng viên có thể đăng ký thi trực tuyến hoặc trực tiếp ở Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với mức phí dao động từ 2 triệu đồng.
4. Chứng chỉ Tester CAST
CAST là giấy chứng nhận kiểm thử phần mềm quốc tế, được cung cấp bởi Viện Đảm bảo Chất lượng tại Hoa Kỳ. Chứng chỉ Tester CAST phù hợp với những bạn đang theo học lập trình nhưng vẫn muốn tìm hiểu thêm về kiểm thử phần mềm để phục vụ cho những dự án mà mình tham dự. Trung tâm Khảo thí Pearson VUE là nơi tổ chức kỳ thi lấy chứng chỉ CAST. Để thực hiện khóa học các ứng viên phải học 2 năm đại học và có 1-4 năm kinh nghiệm.
5. Chứng chỉ Tester CSTE
Chứng nhận Certified Software Testing Engineer ( CSTE) được sử dụng để chứng nhận đảm bảo năng lực ở cấp độ chuyên nghiệp về các nguyên tắc và thực hành kiểm soát chất lượng. Đây được xem là chứng chỉ tốt nhất để bất kỳ lập trình viên nào cũng có thể thử sức. Trước khi đăng ký, ứng viên phải đạt đủ các điều kiện sau đây: có bằng đại học, hai năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin và phải có kinh nghiệm trong vòng 18 tháng về kiểm thử phần mềm.
6. Chứng chỉ Tester CMST
CMST là chứng chỉ toàn cầu, dành cho những vị trí quản lý cấp cao. CMST chứng minh được khả năng quản lý các dự án kiểm thử phần mềm của người được cấp chứng chỉ. Những người được cấp chứng chỉ có năng lực làm việc trong thực tiễn và nguyên tắc kiểm thử phần mềm được CMST đảm bảo.
Để có thể sở hữu chứng chỉ CMST, thí sinh cần đáp ứng một trong những yêu cầu dưới đây: sở hữu bằng cử nhân, 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm, bằng cao đẳng hoặc 6 năm kinh nghiệm kiểm thử phần mềm. Sau khi đăng ký thi các ứng viên sẽ được phát tài liệu ôn tập, bài thi có hai phần nhằm đánh giá kinh nghiệm năng lực của các thí sinh.
7. Chứng chỉ Tester CSQA
CSQA (Certified Software Quality Analyst) là chứng chỉ ghi nhận năng lực chuyên môn về việc hiểu các nguyên tắc và thực hiện đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực IT. Chứng chỉ do Viện Đảm bảo Chất lượng chứng nhận dựa trên kết quả bài thi trắc nghiệm và tiểu luận liên quan đến kiến thức và lý luận về đảm bảo chất lượng.
8. Chứng chỉ Tester CETPA
CETPA là chứng chỉ có nguồn gốc tại Ấn Độ. Bài test cho chứng chỉ CETPA phù hợp với những bạn thích trải nghiệm nhiều công cụ tiên tiến trong kỹ thuật kiểm thử phần mềm. Kinh nghiệm thực tế được đưa trên các công cụ khác nhau như: Selenium, Load Runner, HP Quality Control,…
9. Chứng chỉ Tester CSTP-A
CSTP là dạng viết tắt của “chuyên gia kiểm tra phần mềm được chứng nhận”. Điều này được khởi xướng bởi Viện Kiểm thử Phần mềm Quốc tế (IIST) vào năm 1991 Đến nay, chứng chỉ này đã thành công trong việc nâng cao tay nghề của rất nhiều người bằng cách cung cấp bộ kỹ năng chuyên nghiệp cho kiểm thử ứng dụng phần mềm.
Chứng chỉ này có thể được thực hiện bởi bất kỳ người mới trong lĩnh vực thử nghiệm, các nhà quản lý và lãnh đạo trong lĩnh vực kiểm thử. Chứng chỉ này sẽ giúp các ứng viên hiểu rõ hơn về các khái niệm và thuật ngữ thử nghiệm và cải thiện kỹ năng giao tiếp trong nhóm thử. Hơn nữa, nó còn hướng dẫn các chuyên gia kiểm tra cách chia nhỏ yêu cầu thành các tình huống để kiểm tra tốt hơn.
10.Chứng chỉ Tester CMC
CMC là một doanh nghiệp cung cấp các chứng chỉ một số lĩnh vực phát triển phần mềm. Đây là một trong những tổ chức tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu. CMC cung cấp một khóa học ba tháng để học về kiểm thử phần mềm. Một sinh viên không có nền tảng công nghệ thông tin cũng có thể học khóa học thông qua CMC.
11. Chứng chỉ Tester CQE
Certified Quality Engineer (CQE) là chứng chỉ dành cho QA. Giảng viên sẽ dạy bạn các nguyên tắc cơ bản về kiểm soát, đánh giá tính ưu việt của sản phẩm và dịch vụ. Bên cạnh đó, các yếu tố con người, khái niệm và kỹ thuật tối ưu chi phí kiểm tra chất lượng, quản trị và đánh giá hệ thống chất lượng để xác định và sửa chữa thiếu sót cũng được hướng dẫn.
12. Chứng chỉ Tester PMP
Chứng chỉ PMP – Project Management Professional Certificate là một chứng chỉ cao cấp về quản lý dự án do Viện Quản Lý Dự Án Hoa Kỳ ( Project Management Institute – PMI) cấp từ năm 1984. PMP Certificate được thế giới đánh giá là thông dụng và uy tín nhất trong ngành máy tính và công nghệ thông tin.
Chứng chỉ này có giá trị lớn trên thế giới việc bạn có chứng chỉ này cũng sẽ chứng minh được năng lực của bạn. Trước khi thực hiện khóa học bạn phải đạt đủ điều kiện sau đây: tốt nghiệp đại học trở lên, kinh nghiệm làm việc tối thiểu 3 năm, chứng nhận 35 giờ học quản lý dự án chuyên nghiệp.
13. Chứng chỉ Tester Seed Infotech
Seed Infotech được biết đến với chứng chỉ kiểm thử thủ công và tự động hóa. Đây là một trong những viện thử nghiệm tốt nhất ở Ấn Độ họ không chỉ đào tạo mà còn cung cấp các cuộc phỏng vấn và vị trí giả cho ứng cử viên của mình. Tổ chức này liên kết với khoảng 300 công ty tại Ấn Độ, là một trong những tổ chức chứng nhận lớn nhất và nổi tiếng ở nước này. Bên cạnh đó, công ty cũng cung cấp đào tạo ISTQB.
14. Chứng chỉ Advanced Level Security Tester
Chứng chỉ ISTQB Advanced Security Tester dành cho những người đã có kinh nghiệm trong sự nghiệp kiểm thử phần mềm, mong muốn phát triển thêm kiến thức chuyên môn về kiểm thử bảo mật. Các mô-đun được cung cấp ở cấp độ nâng cao bao gồm một loạt các chủ đề kiểm tra. Thông qua khóa học này các ứng viên sẽ học được cơ bản về hệ thống lưu trữ, chiến lược thử nghiệm, lập kế hoạch, thực nghiệm và phân bố nguồn lực.
15. Chứng chỉ Advanced Level Agile Technical Tester
Chứng chỉ này cung cấp, giới thiệu kỹ lưỡng về các kỹ năng kiểm tra kỹ thuật cơ bản trong các tổ chức sử dụng phương pháp phát triển Agile. Chứng chỉ Advanced Level Agile Technical Tester gồm kỹ thuật kiểm tra và các phương pháp tiếp cận tự động hóa. Chứng chỉ này phù hợp với những bạn đã có kinh nghiệm và muốn nâng cao trình độ ở các khía cạnh kiểm tra kỹ thuật. Để thực hiện chứng chỉ này bạn cần phải có hai chứng chỉ ISTQB Certified Tester Foundation Level (CTFL) và ISTQB Agile Tester Extension Foundation Level Foundation.
Xem thêm:
– Tuyển tập bài test và bộ câu hỏi phỏng vấn IT thường gặp
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT trong CV chuẩn và ấn tượng
– Bản mô tả công việc của nhân viên IT chính xác, đầy đủ nhất
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn chọn lọc được chứng chỉ Tester phù hợp để thu hút nhà tuyển dụng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Đừng quên để lại bình luận bên dưới và chia sẻ cho những người xung quanh. Hẹn gặp lại bạn ở các bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Top 15 chứng chỉ Tester nên có trong CV xin việc hiện nay tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.