Bạn đang xem bài viết Headhunter là gì? Vai trò, công việc của Headhunter trong doanh nghiệp tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tuyển dụng nhân viên cấp cao luôn là một thách thức đối với các doanh nghiệp lớn, không chỉ tại nước ngoài mà cả Việt Nam. Vì vậy, doanh nghiệp cần người có đủ khả năng để tìm ra nhân tài cho công ty. Người có thể làm việc đó được gọi là Headhunter. Vậy Headhunter là gì? Hãy đọc tiếp bài viết để tìm hiểu rõ hơn về vị trí này nhé!
I. Headhunter là gì?
Headhunter hay còn gọi là chuyên viên tuyển dụng cấp cao hoặc “thợ săn” nhân tài, là những người làm công việc tìm kiếm, tuyển dụng các nhân sự cấp cao như trưởng phòng, trưởng bộ phận, giám đốc cho các doanh nghiệp. Họ được ví như là cầu nối hay người kết nối giữa nhân tài trên thị trường lao động với doanh nghiệp. Giúp cả hai bên tìm thấy nhau và hợp tác với nhau một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Công ty Headhunter là các công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự, lãnh đạo tài năng cho các công ty và doanh nghiệp lớn có nhu cầu. Tại Việt Nam, dịch vụ này ngày càng phát triển từ khi nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ nhiều vào các dự án và doanh nghiệp nước ta. Khi các doanh nghiệp này ngày càng phát triển, mở rộng sản xuất và ký kết các hợp đồng khổng lồ thì họ bắt đầu cần những con người với bộ não xuất sắc để điều hành công việc. Tuy nhiên bộ phận HR nội bộ đôi khi chưa thể đáp ứng nhu cầu này của doanh nghiệp. Dẫn đến việc các nhà quản lý phải tìm đến các công ty Headhunter giúp đỡ. Tuy phải tốn thêm chi phí nhưng những công ty này tìm kiếm nhân tài rất chất lượng và rất nhanh, chỉ khoảng dưới 1 tuần.
II. Sự khác nhau giữa Headhunter và HR
HR (Human Resource) hay còn gọi là nhân sự, là những người phụ trách các công việc tìm kiếm ứng viên, hướng dẫn, đào tạo định kỳ cho toàn thể nhân viên của công ty. Ngoài ra họ còn có nhiệm vụ lập kế hoạch tuyển dụng, quản lý nhân sự, chính sách lao động, cũng như tổ chức các hoạt động, sinh hoạt tạo nên văn hóa của công ty.
Tìm hiểu thêm: HR là gì
Ban đầu bạn có thể nghĩ là Headhunter và HR cũng khá giống nhau. Tuy nhiên 2 vị trí này cũng có một số điểm khác nhau mà bạn có thể phân biệt được. Thứ nhất, Headhunter làm việc cho công ty Headhunter để tìm kiếm các ứng viên tài năng cho rất nhiều doanh nghiệp khác nhau. Còn HR chỉ thực hiện tuyển dụng nhân sự cho chính công ty mình đang làm việc. Điểm khác biệt thứ hai là Headhunter chỉ làm công việc chính và duy nhất là tuyển dụng nhân sự. Còn HR thì ngoài việc tuyển dụng còn phải làm các việc khác như lập kế hoạch, quản lý nhân sự, tổ chức các chương trình, …
Tìm việc làm, tuyển dụng Nhân sự có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Tuyển Dụng
– Chuyên viên C&B
III. Vai trò đối với doanh nghiệp
Không phải tự nhiên mà doanh nghiệp lại tìm đến các Headhunter để tìm kiếm ứng viên thay vì sử dụng nhân sự HR nội bộ. Lý do là vì Headhunter đem lại những lợi ích lớn cho doanh nghiệp mà bộ phận HR nội bộ chưa thể làm được. Cụ thể vai trò hay lợi ích của Headhunter đối với doanh nghiệp là:
– Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian: thường để tìm ra các nhân sự xuất sắc hoặc quản lý cấp cao thì bộ phận nhân sự phải tổ chức các cuộc thi, các chiến dịch với nhiều vòng để lọc ra người giỏi nhất. Những chương trình này tiêu tốn của doanh nghiệp không ít chi phí. Ngoài ra nó còn tốn rất nhiều thời gian cho HR từ bước đăng tin, lọc hồ sơ, phỏng vấn các vòng,… Nhưng nếu thuê Headhunter thì không còn phải những vấn đề này nữa. Bởi vì các công ty Headhunter đã có sẵn những hồ sơ chất lượng đã được họ chọn lọc cách chuyên nghiệp để đề xuất cho công ty, không mất nhiều thời gian. So với tổng chi phí bỏ ra tự tuyển dụng thì chi phí thuê Headhunter sẽ có phần thấp hơn.
– Giúp doanh nghiệp tìm được ứng viên chất lượng 99%: với mạng lưới quan hệ rộng rãi, trải rộng đa dạng ngành nghề, Headhunter có thể tìm kiếm được các “nhân tài ẩn nấp”. Bởi vì những người đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm, ở các vị trí cao thường không xuất hiện trên các diễn đàn tìm việc như bình thường. Vì vậy, lúc này Headhunter mới phát huy khả năng của mình để tìm ra những nhân tài này mà các HR không thể dễ dàng tìm ra. Ngoài ra, với quy trình tìm kiếm, kiểm tra, phỏng vấn một cách chuyên nghiệp, công ty Headhunter có thể đảm bảo người mà họ giới thiệu cho doanh nghiệp sẽ vô cùng tài giỏi và phù hợp với vị trí cấp cao doanh nghiệp đang tìm kiếm.
– Đem lại sự đảm bảo cho doanh nghiệp: các công ty Headhunter hay chính Headhunter là những người làm việc chuyên nghiệp. Khi các ứng viên đã được họ giới thiệu cho doanh nghiệp thì có thể an tâm về lý lịch, không có những “tiền án” hay có nguy cơ gì cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các công ty Headhunter luôn cam kết sẽ hoàn trả một phần chi phí nếu ứng viên đó có vấn đề nào gây ảnh hưởng cho doanh nghiệp khách hàng.
IV. Công việc của một Headhunter
Hầu hết các Headhunter có phong cách làm việc rất chuyên nghiệp và có quy trình logic, rõ ràng. Dù là Headhunter của công ty nào thì công việc của họ cũng được sắp xếp theo trình tự hợp lý, đảm bảo cho công việc diễn ra tốt nhất. Cụ thể thì các nhiệm vụ của một Headhunter thường bao gồm:
– Tìm kiếm và liên hệ với các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên tài năng hoặc lãnh đạo cấp cao.
– Tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp và yêu cầu của doanh nghiệp về ứng viên
– Lọc thông tin, sử dụng các mối quan hệ để tìm kiếm các ứng viên phù hợp với yêu cầu đã đặt ra.
– Liên hệ và gặp mặt các ứng viên sau khi đã chọn lọc.
– Gửi hồ sơ về các ứng viên phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Lúc này, ứng viên nào đạt yêu cầu sơ bộ của doanh nghiệp sẽ được liên hệ để tiến hành phỏng vấn.
– Chọn ra ứng viên phù hợp nhất để ký kết hợp đồng. Doanh nghiệp gửi hợp đồng thử việc cho cả ứng viên và công ty Headhunter để xem qua.
– Doanh nghiệp thanh toán chi phí, hoa hồng cho Headhunter chịu trách nhiệm tuyển dụng ứng viên cho họ.
V. Kinh nghiệm trở thành Headhunter xuất sắc
1. Sở hữu mạng lưới quan hệ rộng
Mối quan hệ rộng rãi là rất quan trọng trong nhiều ngành nghề, riêng đối với Headhunter thì có thể cho đó là yếu tố quan trọng hàng đầu. Một Headhunter cần quen biết nhiều người làm việc ở các ngành nghề khác nhau. Để mỗi khi có doanh nghiệp thuê, dù yêu cầu ứng viên ở lĩnh vực nào, thì họ cũng dễ dàng tìm kiếm ra các ứng viên phù hợp thông qua sự giới thiệu của người quen. Điều này sẽ giúp Headhunter vừa tiết kiệm thời gian, vừa tìm kiếm được ứng viên chất lượng.
2. Thấu hiểu ứng viên và doanh nghiệp
Headhunter là người trung gian để kết nối ứng viên với doanh nghiệp. Họ cần phải hiểu rõ yêu cầu, hoàn cảnh hiện tại của doanh nghiệp để tìm người phù hợp, có thể đáp ứng các yêu cầu đó. Bên cạnh đó, Headhunter cũng phải nắm bắt được những nhu cầu, năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên để đánh giá được họ có phải là một “mảnh ghép” hoàn hảo cho vị trí mà doanh nghiệp khách hàng đang tìm kiếm không.
3. Chuyên gia trong lĩnh vực xử lý dữ liệu
Các công ty Headhunter lớn có thể xử lý đến hàng trăm, hàng ngàn CV online từ hệ thống. Đó là một con số không hề nhỏ và có thể tốn rất nhiều thời gian của người lọc ra. Vì vậy, Headhunter muốn làm việc hiệu quả, năng suất thì phải có kỹ năng xử lý dữ liệu nhanh nhưng chính xác, không bỏ sót qua hồ sơ tiềm năng nào.
4. Ứng dụng công nghệ giúp sàng lọc ứng viên nhanh
Trong thời đại hiện nay, các công ty dịch vụ Headhunter ngoài việc đầu tư cho nhân viên mà còn đầu tư các công nghệ tiên tiến giúp họ sàng lọc ứng viên nhanh hơn. Các Headhunter cũng phải biết ứng dụng công nghệ để kết nối ứng viên với doanh nghiệp qua big data, sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để định hướng cho ứng viên và tự động hóa phân tích ứng viên nào phù hợp với doanh nghiệp. Một Headhunter rành công nghệ chắc chắn sẽ được săn đón trong tương lai.
5. Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt
Để trở thành một Headhunter giỏi thì không thể thiếu kỹ năng giao tiếp tốt. Bởi công việc của họ phải luôn giao tiếp với con người, hơn nữa là với những con người rất giỏi. Họ cần phải thể hiện cách nói chuyện, giao tiếp lịch sự, đĩnh đạc, mang đến sự tin tưởng cho người đối diện. Bên cạnh đó, Headhunter cũng phải biết lắng nghe, phân tích để đưa ra những nhận định đúng đắn về các ứng viên trong buổi gặp mặt.
6. Có khả năng đàm phán và thuyết phục
Đi đôi với kỹ năng giao tiếp, đó là kỹ năng đàm phán, thuyết phục mà Headhunter cần phải có. Kỹ năng này nói về khả năng trình bày ý tưởng, ý kiến, lời khuyên của bản thân sao cho thuyết phục người khác đồng ý với mình. Nó quan trọng trong khi Headhunter thuyết phục các ứng viên xuất sắc đồng ý đến làm việc cho doanh nghiệp khách hàng. Và không kém phần quan trọng là khi đàm phán chi phí, hoa hồng với doanh nghiệp khi họ đã tìm được ứng viên phù hợp.
7. Chịu đựng áp lực tốt về mặt tâm lý
Thật sự thì không công việc nào là dễ dàng và luôn thuận lợi và Headhunter cũng vậy. Có nhiều tình huống xảy ra khiến Headhunter phải biết cách bình tĩnh để ngồi xuống giải quyết. Ví dụ như ứng viên “quay xe” phút cuối, không đồng ý làm cho doanh nghiệp nữa hoặc khi doanh nghiệp không giữ lời hứa. Thì đó là những lúc Headhunter phải chịu áp lực khá nhiều và cần bình tĩnh, đàm phán, thuyết phục các bên liên quan để vấn để được giải quyết.
VI. Mức lương và cơ hội nghề nghiệp Headhunter
Nhìn chung, Headhunter là công việc kiếm được thu nhập khá cao so với thu nhập trung bình lao động trí óc tại Việt Nam. Với Headhunter có kinh nghiệm dưới 1 năm thì mức lương sẽ khoảng bằng lương HR cùng thời gian kinh nghiệm. Nhưng nếu đã “lăn xả” trong nghề này lâu năm hơn cỡ 1-3 năm thì mức lương của họ sẽ tăng lên đáng kể.
Headhunter tuy là một ngành nghề khá thách thức và đòi hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức nhưng cũng có nhiều cơ hội nếu bạn quyết tâm theo đuổi. Đặc biệt đối với các bạn có kiến thức đa ngành từ kinh tế đến công nghệ thông tin và xây dựng mối quan hệ rộng rãi thì cơ hội việc làm trong ngành này sẽ luôn rộng mở. Vì vậy hãy cứ cố gắng trau dồi những điều này mỗi ngày nếu muốn trở thành một Headhunter giỏi trong tương lai nhé
Xem thêm:
– Product Owner là gì? Vai trò của Product Owner trong dự án
– IT là gì? Các yêu cầu và cơ hội việc làm của ngành IT
– Tổng hợp công việc của kế toán cần phải làm tại doanh nghiệp chi tiết
Hy vọng bài viết này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về Headhunter mà còn giúp bạn có động lực để chuẩn bị hành trang trong con đường trở thành headhunter xuất sắc. Nếu thấy bài viết này bổ ích thì hãy để lại bình luận và chia sẻ cho mọi người nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Headhunter là gì? Vai trò, công việc của Headhunter trong doanh nghiệp tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.