Bạn đang xem bài viết Top 10 mẫu CV ngành công nghệ thực phẩm thu hút, chuyên nghiệp tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Công nghệ thực phẩm là một trong những ngành thu hút lượng lớn nhân lực trong giai đoạn sắp tới. Vậy bạn đã biết cách tạo mẫu CV ấn tượng để tìm kiếm được một công việc phù hợp trong lĩnh vực này chưa? Cùng xem gợi ý mẫu CV ngành công nghệ thực phẩm nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng ở nội dung bên dưới bạn nhé!
I. Vai trò của CV ngành công nghệ thực phẩm
Thương hiệu ngành thực phẩm, nông sản tại Việt Nam đang được Chính phủ quan tâm đẩy mạnh. Chính vì thế, công nghệ thực phẩm trở thành ngành tiềm năng có nhu cầu về nguồn nhân lực lớn. Đối với lĩnh vực này, nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích, tư duy và tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc.
Để xin việc trong ngành công nghệ thực phẩm, hiểu cách viết CV ấn tượng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. CV là mẫu tóm tắt thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng của mỗi ứng viên, qua đó giúp nhà tuyển dụng dễ dàng chọn lọc ra được nhân viên phù hợp nhất với vị trí công việc.
Tin tuyển dụng, việc làm ngành công nghệ thực phẩm có thể bạn quan tâm:
– Giám sát sản xuất
– Chuyên viên hỗ trợ sản xuất 4K Farm
– Trưởng Phòng Nông Nghiệp
II. Cách viết CV ngành công nghệ thực phẩm
1. Nội dung cần có trong CV ngành công nghệ thực phẩm
Khi viết CV ngành công nghệ thực phẩm, bạn nên chia rõ các đề mục để trình bày nội dung chuyên nghiệp hơn, qua đó nhà tuyển dụng cũng dễ dàng nắm bắt các thông tin. Dưới đây là gợi ý bạn cách viết CV xin việc hoàn chỉnh cho ngành công nghệ thực phẩm:
– Phần thông tin cá nhân
Những nội dung cần có ở mục thông tin cá nhân trong CV là: ảnh đại diện, họ tên, năm sinh, email, số điện thoại, địa chỉ,… Bạn nên chọn ảnh đại diện rõ mặt, trang phục nghiêm túc và tránh chọn ảnh selfie hay có icon.
Về địa chỉ email, hãy cung cấp email bản thân thường xuyên sử dụng và tránh dùng nickname thiếu chuyên nghiệp. Đặc biệt, nếu mô tả công việc không yêu cầu thì bạn hạn chế để link mạng xã hội như Facebook, Instagram trong phần thông tin cá nhân ở CV xin việc.
– Mục tiêu nghề nghiệp: phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành công nghệ thực phẩm cần trình bày cụ thể, rõ ràng mốc thời gian tránh viết chung chung. Bạn có thể gây ấn tượng bằng cách chia mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Mục tiêu ngắn hạn (3 – 6 tháng): mong muốn trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng.
Mục tiêu dài hạn (1 – 3 năm): mong muốn phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp.
– Tóm tắt trình độ học vấn: bạn nên tóm tắt trình độ học vấn cụ thể theo từng giai đoạn ở mỗi trường học. Những thông tin cung cấp là: Tên trường, thời gian, chuyên ngành theo học và điểm số. Nếu bạn có các chứng chỉ học bên ngoài bổ trợ cho công việc thì đấy sẽ là điểm cộng cho CV.
– Liệt kê kinh nghiệm làm việc:
Nếu là ứng viên đã có kinh nghiệm trong ngành Công nghệ thực phẩm, ở mục kinh nghiệm làm việc bạn nên sắp xếp theo trình tự thời gian gần đây nhất lên đầu. Hãy nêu rõ tên công ty/tổ chức, vị trí nhiệm vụ của bạn, cụ thể việc bạn đã làm được.
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường đang viết CV xin việc ngành công nghệ thực phẩm, cũng đừng quá lo lắng khi điền nội dung ở mục kinh nghiệm làm việc này. Bạn có thể trình bày những công việc làm thêm ngắn hạn, công việc thực tập hay hoạt động ngoại khóa từng tham gia có liên quan đến ngành công nghệ thực phẩm.
– Kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm: một số kỹ năng cần có trong ngành công nghệ thực phẩm mà bạn có thể điền trong CV xin việc là: kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, tin học văn phòng, ngoại ngữ, phân tích xử lý số liệu, cẩn thận tỉ mỉ,… Bạn hãy đọc kỹ mô tả công việc để đảm bảo trình bày được hết điểm mạnh của mình trong phần kỹ năng phù hợp với vị trí ứng tuyển.
– Chứng chỉ Công nghệ thực phẩm đạt được: công nghệ thực phẩm là ngành nghề liên quan đến việc kiểm tra, chế biến, nghiên cứu các quy trình công nghệ tạo nên thực phẩm dược phẩm hay hóa học. Chính vì thế, chứng chỉ Công nghệ thực phẩm đạt được chính là điểm cộng cho mỗi ứng viên giúp CV ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng.
2. Một vài thông tin khác
– Hoạt động từng tham gia: đây là mục bạn có thể đề cập các hoạt động xã hội hay tình nguyện bản thân mình đã tham gia giúp trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm cho công việc. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên sôi nổi, nhiệt huyết và có nhiều kỹ năng xã hội.
– Giải thưởng đạt được: khi viết CV xin việc ngành Công nghệ thực phẩm, bạn hãy trình bày những giải thưởng đạt được trong các cuộc thi tại trường học hoặc ở những công ty cũ từng làm việc. Đây là yếu tố giúp bạn tạo ấn tượng mạnh hơn với nhà tuyển dụng.
– Sở thích, tính cách: phần sở thích, tính cách giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ứng viên xem có phù hợp với vị trí công việc và văn hóa công ty hay không. Tuy nhiên, bạn nên tránh thoải mái quá mức trình bày những sở thích gây bất lợi trong công việc mới.
– Người tham chiếu: người tham chiếu là những người có chuyên môn liên quan đến ngành công nghệ thực phẩm bạn ứng tuyển, hiểu rõ được khả năng của bạn. Bạn có thể chọn người tham chiếu là giảng viên đại học nếu là sinh viên mới ra trường hoặc quản lý, đồng nghiệp ở công ty cũ bạn làm việc.
III. Mẫu CV ngành công nghệ thực phẩm đẹp, ghi điểm nhà tuyển dụng
1. CV ngành công nghệ thực phẩm 1
Mẫu CV ngành công nghệ thực phẩm 1
2. CV ngành công nghệ thực phẩm 2
Mẫu CV ngành công nghệ thực phẩm 2
3. CV ngành công nghệ thực phẩm 3
Mẫu CV ngành công nghệ thực phẩm 3
4. CV ngành công nghệ thực phẩm 4
Mẫu CV ngành công nghệ thực phẩm 4
5. CV ngành công nghệ thực phẩm 5
Mẫu CV ngành công nghệ thực phẩm 5
6. CV ngành công nghệ thực phẩm 6
Mẫu CV ngành công nghệ thực phẩm 6
7. CV ngành công nghệ thực phẩm 7
Mẫu CV ngành công nghệ thực phẩm 7
8. CV ngành công nghệ thực phẩm 8
Mẫu CV ngành công nghệ thực phẩm 8
9. CV ngành công nghệ thực phẩm 9
Mẫu CV ngành công nghệ thực phẩm 9
10. CV ngành công nghệ thực phẩm 10
Mẫu CV ngành công nghệ thực phẩm 10
IV. Những lưu ý khi thiết kế CV
1. Đọc kỹ JD và nắm bắt thông tin quan trọng
Đầu tiên, bạn cần đọc kỹ mô tả công việc (JD) để nắm rõ thông tin về công ty, vị trí ứng tuyển, yêu cầu công việc xem bản thân có phù hợp hay không. Thêm vào đó, việc nắm bắt thông tin giúp bạn viết CV xin việc ấn tượng hơn.
2. Viết thông tin ngắn gọn, rõ ràng
Trong CV xin việc ngành Công nghệ thực phẩm, bạn cần viết cụ thể, rõ ràng và ngắn gọn những thông tin mình cung cấp. Tránh lối viết lan man, dài dòng làm nhà tuyển dụng khá chán khi xem qua CV.
3. Tập trung thể hiện những gì giỏi nhất
Bạn cần biết đâu là điểm mạnh của mình và cố gắng trình bày giúp nhà tuyển dụng nắm đủ thông tin và cảm thấy bạn thật sự phù hợp với công việc.
4. Sử dụng khéo léo từ khóa, thuật ngữ ngành
Đây là cách giúp CV xin việc ngành Công nghệ thực phẩm của bạn trở nên thu hút và chuyên nghiệp hơn. Qua đó, nhà tuyển dụng phần nào hiểu được bạn có kiến thức chuyên môn về ngành nghề.
5. Thông tin trong CV phải liên quan đến công việc
Khi trình bày các thông tin về kinh nghiệm việc làm, hoạt động ngoại khóa hay kỹ năng, sở thích của bản thân trong CV, bạn nên cố gắng liên kết chúng phù hợp với những yêu cầu của vị trí ứng tuyển.
6. Đọc lại và hiệu chỉnh CV trước khi gửi
Khi viết CV cho ngành Công nghệ thực phẩm hay bất kỳ ngành nghề nào, bạn cũng nên đọc lại CV để kiểm tra câu từ, lỗi chính tả nếu có. Điều này giúp CV của bạn trông hoàn chỉnh và chuyên nghiệp hơn.
7. Không gửi cùng CV cho nhiều vị trí nhân viên công nghệ thực phẩm
Mỗi công ty hay vị trí công việc ngành công nghệ thực phẩm đều sẽ có văn hóa riêng, yêu cầu riêng đối với ứng viên. Chính vì thế, bạn hãy tránh rải một mẫu CV đi nhiều nơi mà hãy thiết kế lại cho phù hợp hơn.
Xem thêm:
– 4 đặc điểm chính của ngành công nghệ thực phẩm
– Top 10 kỹ năng cần có của nhân viên QC thực phẩm
– Những lưu ý khi phỏng vấn online giúp ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng
Hy vọng qua những thông tin ở trên, bạn đã nắm được các lưu ý khi viết CV và tham khảo được nhiều mẫu CV ngành công nghệ thực phẩm chuyên nghiệp giúp tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu thấy hữu ích, hãy để lại bình luận hoặc chia sẻ cho bạn bè cùng đón đọc bạn nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Top 10 mẫu CV ngành công nghệ thực phẩm thu hút, chuyên nghiệp tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.