Bạn đang xem bài viết Công việc tài xế là gì? Mô tả công việc tài xế và mức lương hiện tại tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bạn đam mê lái xe khám phá bên ngoài, và có ý định làm công việc tài xế chính thức hay chỉ đơn giản lái xe công nghệ cải thiện thu nhập. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về công việc tài xế, các yêu cầu kỹ năng cần có, các vấn đề việc làm và mức lương bao nhiêu qua bài viết này.
I. Công việc tài xế là gì?
1. Công việc tài xế là gì?
Công việc tài xế là công việc liên quan đến vận hành xe, trong đó bao gồm cả vận chuyển hành khách, hàng hóa theo đúng địa điểm và thời gian lịch trình đã thỏa thuận. Đây là công việc có mức độ tuyển dụng nhân sự rất cao ở nước ta. Đặc biệt là trong nền kinh tế phát triển, nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân gia tăng.
2. Mô tả chi tiết công việc tài xế
Bên cạnh việc lái xe, người tài xế cần phải kiểm tra, bảo trì và đảm bảo vệ sinh xe. Song song với đó, công việc của tài xế cũng bao gồm hỗ trợ chuyển hàng lên xuống xe khi cần thiết. Cụ thể như sau:
– Định hình tuyến đường và lựa chọn hành trình thuận tiện nhất:
– Hàng ngày đón chở khách hàng hoặc vận chuyển hàng hóa đến đúng nơi một cách an toàn.
– Bảo quản, giữ gìn và vệ sinh xe.
– Bảo trì xe theo định kỳ để đảm bảo xe trong tình trạng tốt nhất.
– Phải kiểm tra máy móc thường xuyên để kịp thời phát hiện rồi sửa chữa các trục trặc, hạn chế hư xe dọc đường.
– Nắm vững những thao tác sửa chữa xe ô tô cơ bản như thay lốp xe.
– Ghi chép và báo cáo mức nhiên liệu hàng tháng.
– Thực hiện các công việc cần thiết khác.
II. Các yêu cầu và kỹ năng để đảm nhận công việc tài xế
1. Giấy phép lái xe
Giấy phép lái xe (còn gọi là bằng lái xe) là điều kiện cần thiết cơ bản để tham gia giao thông bằng xe và hành nghề.
Theo Luật Giao thông đường bộ, cấp bằng hạng B trở lên đối với xe 4 bánh trở lên. Trong đó, B1 là chỉ lái được xe hộp số dễ và không được phép kinh doanh. Từ B2 trở lên, bạn được phép kinh doanh vận vận tải hành khách hoặc hàng hóa bằng ô tô và ô tô tải.
Như vậy, có bằng B2 bạn có thể làm công việc tài xế và đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Tùy thuộc loại xe đảm nhiệm, bạn sẽ cần bằng lái tương xứng: B2, C, D và E.
2. Điều kiện sức khỏe tốt
Bạn phải đảm bảo có sức khỏe tốt để có thể lái xe trong nhiều giờ liền với trạng thái ổn định nhằm giữ an toàn cho chính mình, hành khách và người tham gia giao thông. Tránh trường hợp làm việc quá sức, ngủ gật khi lái xe vì có thể gây tai nạn.
3. Nắm vững các kỹ năng an toàn
Người tài xế cần phải giữ tốc độ an toàn, nắm rõ luật giao thông và có kỹ năng lái xe chuyên nghiệp. Hơn nữa, cần có nhiều hiểu biết nhiều về cách chạy trên những con đường làng, đường cao tốc hay đường đèo gập ghềnh.
Người tài xế chạy xe trong trạng thái tỉnh táo và ổn định sẽ mang đến cảm giác tin tưởng và yên tâm cho hành khách ngồi xe.
4. Kỹ năng lái xe đường dài an toàn
Công việc lái xe phải chấp nhận các chuyến đi liên tỉnh kéo dài, hay chở hàng đi nhiều nơi. Bạn cần có kỹ năng lái xe đường dài và chịu đựng tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp quá mệt mỏi bạn có thể thử một vài mẹo giúp tỉnh táo như: tìm vị trí thích hợp để ngủ đủ giấc rồi mới tiếp tục hành trình, thay thế ca cho nhau, nhai kẹo cao su, uống cà phê hay trò chuyện đôi câu với người khác.
5. Kỹ năng quan sát và có tầm nhìn
Để lái xe an toàn, người tài xế cần rèn luyện và nâng cao kỹ năng quan sát. Tài xế phải biết cách nhìn như thế nào, nhìn vào đâu và phán đoán diễn biến những mối nguy hiểm. Khi tham gia giao thông cùng nhiều phương tiện khác, tài xế cần phải nhìn trước, nhìn hai bên, kính cửa, lưu ý các điểm mù và xoay đầu khi cần thiết.
6. Có tính tỉ mỉ, cẩn thận
Người lái xe cần cẩn thận, tỉ mỉ kiểm tra xe trước cuộc chuyến hành trình. Nhằm tránh việc đứt phanh, nổ lốp dọc đường gây nguy hiểm cho mình và những người cùng lưu thông trên đường khác.
Ngoài ra khi đi xe, cần chú ý tới điểm mù và các xe đang di chuyển gần mình. Nếu lái xe trong điều kiện thời tiết mưa bão hay trên đường đèo, phải thật cẩn thận, đi chậm, tránh các xe máy, xe đạp.
7. Kỹ năng quản lý thời gian
Tài xế phải lái xe kéo dài hàng giờ đồng hồ nên cần biết sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hiệu quả. Nếu trở thành nhân viên lái xe cho công ty, bạn sẽ tuân thủ theo sự sắp xếp giờ giấc của công ty. Thường sẽ có chế độ nghỉ 1 ngày trong tuần, đối với nhân viên làm toàn thời gian.
Nếu tự làm vận tải riêng, bạn phải quản lý thời gian hiệu quả để đạt hiệu quả cao. Bởi vì có nhiều đơn đặt ở các địa điểm khác nhau, bạn cần sắp xếp lịch trình phù hợp để đến nơi kịp giờ.
8. Khả năng tập trung cao độ
Lái xe cần sự tập trung cao để biết tình hình cụ thể, tránh xảy ra va quẹt. Trong suốt thời gian lái xe, hầu như người tài xế không được dùng điện thoại mà chỉ xem thiết bị định vị trên xe.
9. Kỹ năng chăm sóc khách hàng
Công việc lái xe là trực tiếp đón chở khách hàng nên người tài xế cần giao tiếp tốt, biết cách trò chuyện và hỏi thăm khách hàng. Đây là các kỹ năng mềm giúp người tài xế được đánh giá cao.
Một số chủ đề đơn giản mà các tài xế thường sử dụng chẳng hạn như chào hỏi khách hàng, hỏi các thông tin điểm đến,… Tuy nhiên khi nói chuyện, bạn cần chú ý giữ thái độ lịch sự, không nên dùng lời lẽ quá lỗ mãng với hành khách.
Giao tiếp khéo léo sẽ giúp người tài xế rất nhiều trong việc thu hút hành khách ở các phân khúc và nhận mức lương xứng đáng.
III. Một số vị trí tài xế phổ biến hiện nay
Hiện nay, công việc tài xế đang được tuyển dụng cao ở nhiều nơi, đặc biệt ở thành phố lớn và các khu công nghiệp.
1. Tài xế văn phòng
Các văn phòng bây giờ đều cần tài xế riêng. Công việc chính của tài xế của văn phòng là đưa đón lãnh đạo, cán bộ nhân viên hoặc khách hàng. Mức lương tham khảo từ 7 – 9 triệu đồng. Có thể tìm hiểu tin đăng tuyển ở các website công ty hoặc ở các trang mạng. Bạn nên đọc yêu cầu cụ thể của từng văn phòng để chuẩn bị đầy đủ thông tin giấy tờ.
2. Tài xế lái xe du lịch
Tài xế xe du lịch phục vụ khách hàng là các khách du lịch, những người có nhu cầu mua tour với mức giá cao hoặc tự bỏ tiền ra thuê xe du lịch để hưởng trọn dịch vụ du lịch theo ý họ. Bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí lái xe khách lớn cho các công ty du lịch. Hoặc cũng có thể làm tài xế xe ô tô 4 đến 9 chỗ, nhận khách thuê xe du lịch riêng.
3. Tài xế lái xe đầu kéo
Tài xế xe đầu kéo lái cái xe phân khối lớn, làm việc cho các công ty vận tải lớn. Người lái xe đầu kéo cần kỹ năng cao, tay lái vững chắc. Bên cạnh đó, sức khỏe tốt cũng là điều cần thiết. Vì người tài xế phải lái container trong điều kiện khó khăn.
4. Tài xế lái xe hàng
Tài xế xe tải làm riêng trong các khu công nghiệp, kho hàng lương từ 8 – 16 triệu đồng.
Trên thực tế, công việc ở đây có thể gồm phụ bốc dỡ hàng, hoặc luân phiên thay đổi vị trí.
Tuyển dụng có thể bạn quan tâm – tuyển tài xế, nhân viên giao hàng:
– Tài xế Kho Trung Tâm TGDĐ/ĐMX
– Nhân viên Giao Nhận Kho Trung Tâm Bách Hóa Xanh
– Cộng Tác Viên Giao Hàng Lắp Đặt Điện Máy Xanh
5. Tài xế xe bus
Tài xế xe bus đang được tuyển nhiều ở thành phố, yêu cầu giấy phép lái xe hạng E. Mức lương tài xế xe bus từ 10 – 16 triệu đồng, tùy các tuyến đường.
6. Tài xế công nghệ
Ngày nay nếu bạn có xe ô tô riêng, có thể lựa chọn làm tài xế công nghệ để có thêm thu nhập. Đăng ký dễ dàng qua các ứng dụng phổ biến như Grab, Gojek hay BeCar. Khi làm tài xế công nghệ, bạn sẽ nhận được các đơn dễ dàng qua app. Tuy nhiên, bạn phải trả thuế từ 10% đến 20% và cũng tự chi trả phần phí nhiên liệu. Ưu điểm của việc làm tài xế công nghệ là bạn có thể linh hoạt thời gian, lúc bận rộn thì không cần phải nhận đơn đặt xe.
IV. Mức lương trung bình của công việc tài xế
Công việc tài xế là nghề nguy hiểm, vất vả, phải đi lại nhiều nơi và có khi phải làm việc buổi khuya khi khách hàng yêu cầu. Vì vậy lương của tài xế cũng khá cao và ổn định tại nước ta. Đối với người mới vào nghề, lương đạt khoảng 7 – 8 triệu/tháng, còn những người có kinh nghiệm thì lương từ 10 – 18 triệu/ tháng. Có những công việc nặng nhọc hơn ví dụ như vận chuyển hàng hóa cồng kềnh thường xuyên thì lương có thể lên đến 20 – 30 triệu/ tháng, sau khi trừ chi phí nhiên liệu. Đây là mức lương cao đánh đổi bằng thời gian và sức khỏe. Cố gắng chăm chỉ làm việc thì bạn sẽ đạt được mức lương cao.
V. Một số lưu ý khi xin công việc tài xế
Công việc tài xế chỉ yêu cầu bạn có sức khỏe tốt, chăm chỉ và có tinh thần trách nhiệm công việc cao. Vì vậy, nếu thấy thích hợp thì bạn hãy nộp đơn vào vị trí công việc bạn mong muốn qua các trang tìm việc. Và bạn phải có bằng lái xe.
Nếu chưa thi bằng lái xe, nhưng bạn có kinh nghiệm lái xe thành thạo thì cũng có thể ứng tuyển một số nơi tuyển lái xe giao hàng trên các cung đường quen thuộc, dễ đi.
VI. Các câu hỏi thường gặp khi ứng tuyển vị trí tài xế
1. Hồ sơ lái xe
Nhà tuyển dụng sẽ đề cập đến hồ sơ xin việc, bằng lái xe bạn có. Vậy nên, trước khi đi phỏng vấn, hãy chắc chắn rằng bạn chuẩn bị đủ hồ sơ gồm lý lịch, đơn xin việc và bằng lái xe.
2. Kinh nghiệm lái xe
Sau các câu hỏi về hồ sơ, bạn sẽ được hỏi những vấn đề liên quan đến kỹ năng và kinh nghiệm lái xe như: có lái xe thường xuyên hay không, kinh nghiệm lái xe đường trường, qua đường đèo gập ghềnh, hay lái xe trong thời tiết khó khăn.
Đối với các câu hỏi về kinh nghiệm làm việc, bạn nên trả lời thành thật để được sắp xếp công việc phù hợp. Khi chưa có quá nhiều kinh nghiệm, hãy đề cập đến gần đây nhất bạn lái xe, kỹ năng lái tốt. Bạn luôn có tinh thần học hỏi để nâng cao tay nghề và trách nhiệm với công việc.
3. Quan điểm về việc lái xe an toàn
Nhà tuyển dụng có thể hỏi “Theo bạn cần có những biện pháp nào để đảm bảo an toàn cho hành khách trên xe” hoặc “Trước đó kẹt xe và bạn đã trễ lịch trình, bạn sẽ chọn lái với tốc độ nhanh nhất để đến kịp hay sẽ lựa chọn vẫn đi chậm để giữ an toàn”.
Bạn nên thể hiện quan điểm lái xe an toàn luôn được đặt lên hàng đầu trong bất kỳ trường hợp nào. Luôn chạy xe với tốc độ an toàn và không gây khó chịu cho hành khách.
4. Câu hỏi xử lý tình huống
Các tình huống được đưa ra thường rất gần gũi với người tài xế như hư xe giữa đường, bị phạt, gặp tai nạn giao thông, gặp khách hàng gây khó dễ, khách không chịu trả tiền xe.
Bạn nên chọn cách xử lý hòa nhã và giải quyết vấn đề nhanh chóng. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Một tình huống hay được hỏi nhất là gặp khách đánh giá tệ thì hành động của bạn là gì?. Với vấn đề này, câu trả lời nên là lắng nghe và tiếp nhận phản hồi của khách hàng, xin lỗi khách hàng với các điều rắc rối gặp phải, sau đó kiểm tra các vấn đề để cải thiện.
Hoặc bạn sẽ được cho tình huống gặp vấn đề hư hỏng xe. Trong trường hợp này, hãy thể hiện rằng bạn chu đáo chuẩn bị sẵn đồ nghề trên xe và có khả năng sửa xe cơ bản.
Xem thêm:
– Tham khảo mức lương tài xế hiện nay và cách cải thiện mức lương
– Hồ sơ xin việc tài xế lái xe gồm những giấy tờ gì? Các lưu ý khi viết
– Nghề lái xe và mức lương tài xế container hiện nay
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về việc làm tài xế và các kỹ năng để phù hợp với nghề. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, nếu thấy bổ ích thì bạn hãy để lại bình luận, và đừng quên chia sẻ cho bạn bè cùng tìm hiểu nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Công việc tài xế là gì? Mô tả công việc tài xế và mức lương hiện tại tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.