Bạn đang xem bài viết Mô tả công việc của nhân viên kiểm soát nội bộ doanh nghiệp tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp thì nhu cầu tuyển dụng kiểm soát nội bộ doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Tuy công việc này đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc vận hành công ty nhưng nhiều người có lẽ chưa thực sự hiểu về nó. Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn những hiểu biết về ngành nghề này thông qua bản mô tả công việc. Hãy cùng đón đọc nhé!
I. Tổng quan vị trí Nhân viên Kiểm soát nội bộ
1. Kiểm soát nội bộ là gì?
Kiểm soát nội bộ hiểu theo cách đơn giản là thiết lập và tổ chức thực hiện các cơ chế hoạt động tài chính thuộc nội bộ đơn vị kế toán của công ty, dựa trên các thủ tục, quy chế, quy định đã được thiết lập. Điều này giúp nhà quản trị kiểm soát rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
2. Nhân viên kiểm soát nội bộ là gì?
Nhân viên kiểm soát nội bộ là người giám sát, đo lường thực trạng các nguồn lực và sự hiệu quả thực hiện các chính sách của một doanh nghiệp. Dựa vào đặc điểm của từng doanh nghiệp cụ thể thì nhân viên kiểm soát nội bộ sẽ linh động trong từng vai trò, từng công việc khác nhau. Nhưng nhìn chung, họ đều đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hoạt động liên quan đến tài chính, kế toán doanh nghiệp, theo dõi, đánh giá và điều hướng tiến trình hoạt động theo kế hoạch đề ra.
II. Mô tả công việc của Chuyên viên Kiểm soát nội bộ
Làm việc tại phòng kế toán của doanh nghiệp, nhân viên kiểm soát nội bộ đảm nhiệm một số trọng trách nhất định. Công việc cơ bản của họ bao gồm theo dõi hoạt động kế toán, kiểm toán tài chính của doanh nghiệp để đảm bảo không có những gian lận xảy ra. Doanh nghiệp sẽ dựa vào kết quả làm việc của nhân viên để kiểm soát rủi ro và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Các đầu mục công việc cụ thể của nhân viên kiểm soát nội bộ được chia thành ba nhóm chính như sau:
1. Tạo lập, kiểm soát hệ thống dữ liệu nội bộ và thực hiện báo cáo
– Soạn thảo và công bố các chính sách, nội quy trong việc kiểm tra và giám sát nội bộ cho toàn bộ nhân sự trong công ty biết.
– Đảm bảo tính thống nhất và hợp lý giữa các quy trình trong nội bộ. Kiểm tra các kế hoạch đề ra có thể thực hiện được và nhất quán giữa các phòng ban với nhau. Đánh giá, phân tích về những cơ hội, rủi ro từ báo cáo tài chính của hệ thống. Từ đó, đề ra những biện pháp khắc phục theo sự đồng ý của ban giám đốc.
– Kiểm soát và nâng cao chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trong công ty.
– Đánh giá các hoạt động, quy trình kinh doanh và báo cáo kiểm soát nội bộ.
2. Tạo lập quy trình kiểm soát nội bộ
– Kiểm tra nội bộ đột xuất hoặc theo định kỳ về hiệu quả công việc của cá nhân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Thường xuyên nhắc nhở và đốc thúc nhân sự nâng cao hiệu suất công việc và báo cáo lại cho ban giám đốc.
– Đề ra các đóng góp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng nội bộ.
3. Tiến hành kiểm tra, đánh giá
– Giám sát các phòng ban, cá nhân dựa trên các quy tắc của công ty.
– Phát hiện nguyên nhân những sai phạm của cá nhân đó mắc phải và đề ra hướng giải quyết tuân thủ theo quy định của công ty.
– Thực hiện duy trì việc đánh giá các hoạt động của công ty theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng hoặc năm. Lên kế hoạch sửa đổi hoặc cập nhật những điều luật mới, mô tả công việc của từng vị trí trong bộ quy tắc, quy định của công ty.
III. Mức lương và phúc lợi của Kiểm soát viên nội bộ
Do đặc thù công việc mang tính chuyên môn cao nên mức lương mặt bằng chung của nhân viên kiểm soát nội bộ cũng được đánh giá ở mức khá, giao động từ 8-30 triệu đồng/ tháng. Tùy vào quy mô doanh nghiệp, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc,… mà mức lương này có thể có những thay đổi.
Hơn thế, khi trở thành nhân viên kiểm soát nội bộ chính thức bạn sẽ được hưởng lợi ích phúc lợi như được tham gia đầy đủ các chế độ liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tự nguyện được thực hiện theo quy định của nhà nước. Với khả năng chuyên môn tốt, bạn sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường hiện đại, chuyên nghiệp, tính cọ xát cao từ đó học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Vào mỗi dịp lễ tết, doanh nghiệp có thể tổ chức trao thưởng cho nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hay các hoạt động tham quan du lịch,… Ngoài ra, các doanh nghiệp còn rất nhiều chính sách đãi ngộ khác với nhân viên kiểm soát nội bộ, bạn có thể tham khảo thêm thông trên trang của Thế Giới Di Động để có cái nhìn toàn diện hơn về công việc nhân viên kiểm soát nội bộ nhé!
Việc làm, tuyển dụng QA, QC có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên phân tích dữ liệu và dự báo mua hàng Bách Hoá Xanh
– Nhân viên kiểm soát vận hành siêu thị Bách Hoá Xanh
IV. Yêu cầu đối với Chuyên viên Kiểm soát nội bộ
– Có kiến thức chuyên môn: đây được coi là yêu cầu căn bản đối với công việc kiểm soát nội bộ bởi vị trí này luôn yêu cầu vốn kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ kế toán, kiểm toán vững vàng. Nếu không có kiến thức chuyên môn, bạn sẽ không phát hiện ra sai phạm, những thâm hụt của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc có hiểu biết về luật pháp cơ bản, luật kinh doanh, các nghiệp vụ về kiểm toán nội bộ sẽ tạo lợi thế cạnh tranh nghề nghiệp cho bạn. Sở hữu một số chứng chỉ như ACCA, MBA hoặc CFA,… có thể giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
– Kỹ năng quản lý, kiểm soát: đây là kỹ năng sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả trong quá trình làm việc. Với kỹ năng quản lý, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát các quy trình dự án, tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách kịp thời và nhanh chóng. Ngoài ra, kỹ năng này còn là bước đệm cho những dự đoán của bạn về rủi ro và cơ hội của doanh nghiệp dựa vào tình hình hoạt động kinh doanh nội tại của công ty.
– Kỹ năng giao tiếp: dù công việc mang tính chuyên môn cao nhưng nhân viên kiểm soát nội bộ sẽ không chỉ giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp mà còn phải ngoại giao với các cơ quan kiểm toán khác bên ngoài. Bởi vậy, ở vị trí này, kỹ năng giao tiếp là một điều bắt buộc.
– Kỹ năng ứng biến: công việc kiểm soát viên đôi khi cũng sẽ gặp những tình huống bất ngờ, không thể lường trước nên khả năng ứng biến là cực kỳ quan trọng. Đôi khi trong quá trình tiến hành kiểm soát, các giấy tờ có liên quan có thể bị thất lạc khiến công việc của bạn gặp vấn đề. Nhiệm vụ của bạn lúc này là cần ứng biến nhanh, biến nguy thành an để công việc kịp tiến độ ban đầu.
– Tư duy phản biện: tư duy phản biện được hiểu là khả năng giữ vững suy nghĩ, lập trường và phản xạ, phản ánh những suy nghĩ trái chiều. Nếu không sở hữu tư duy phản biện, bạn sẽ khó có thể tìm ra sai phạm, thất thoát của công ty. Vì lúc tiến hành kiểm soát, bạn sẽ chỉ nương theo ghi chép đơn thuần mà không có sự tỉnh táo, đặt ngược câu hỏi tại sao lại có khoản/ thu chi này.
– Khả năng tư duy logic: khi làm việc ở vị trí nhân viên kế kiểm soát nội bộ, bạn không chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản trong ngành mà còn cần khả năng tư duy logic để xử lý các công tác kiểm soát, các báo cáo tài chính một cách nhanh chóng. Nếu thiếu kỹ năng này thì công việc của bạn sẽ trở nên rất khó khăn để phát hiện sai phạm và tốn nhiều thời gian để giải quyết.
– Trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh): không chỉ riêng ngành nghề kiểm soát mà với bất cứ công việc nào, có trình độ ngoại ngữ tốt sẽ tạo ra thuận lợi công việc cho bạn. Bạn sẽ có thể làm việc ở những công ty nước ngoài với những chính sách đãi ngộ hấp dẫn cùng môi trường làm việc quốc tế chuyên nghiệp.
– Thông thạo tin học văn phòng: để xử lý tốt số liệu, báo cáo tài chính, bạn cần sử dụng thành thạo các công cụ, phần mềm tin học hỗ trợ, đặc biệt là các phần mềm tin học văn phòng như Excel, Word, Powerpoint,… Bạn có thể tham gia vào các khóa học cơ bản để cải thiện khả năng của mình một cách nhanh chóng.
– Nhanh nhạy, cẩn thận và trung thực: với công việc kiểm soát nội bộ, sự nhanh nhạy, cẩn thận và trung thực cũng là điều cần thiết. Sự nhanh nhạy sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề bất ngờ xảy ra trong quá trình làm việc. Khi thực hiện rà soát, đối chiếu ngân sách thì đức tính trung thực và sự cẩn thận lúc này là vô cùng cần thiết để nhân viên có thể tìm ra những sai phạm của các phòng ban và giúp mình tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc.
– Có khả năng làm việc cường độ cao: do khối lượng công việc lớn nên cường độ làm việc của một kiểm soát viên là vô cùng cao. Nhất là vào các giai đoạn yêu cầu kiểm soát nội bộ doanh nghiệp như cuối quý, cuối năm thì bạn càng phải chịu áp lực về thời gian. Vậy nên, nếu muốn trở thành nhân viên kiểm soát nội bộ thì bạn phải nâng cao khả năng chịu đựng áp lực công việc để có thể dễ dàng thích ứng với cường độ công việc.
V. Cơ hội nghề nghiệp của Kiểm soát viên nội bộ
Cơ hội việc làm nhân viên kiểm soát nội bộ doanh nghiệp đang ngày càng được mở rộng, ngoài làm việc với công ty trong nước, bạn có thể ứng tuyển vào các công ty nước ngoài. Tùy vào việc bạn là người đã có kinh nghiệm làm việc hay chưa, bạn sẽ tìm được vị trí công việc phù hợp với bản thân. Nếu không có kinh nghiệm, các doanh nghiệp vẫn sẵn sàng đào tạo bạn từ đầu. Tuy môi trường làm việc cạnh tranh với mức lương và nhiều chế độ đãi ngộ tốt nhưng yêu cầu của nhà tuyển dụng với nhân viên bán hàng cũng không quá khắt khe. Chỉ cần bạn đáp ứng được những yêu cầu đối với nhân kiểm soát nội bộ doanh nghiệp được nêu ở trên, cơ hội làm việc tại các công ty tốt đã rất rộng mở cho bạn. Các công ty như Nhà thuốc An Khang, Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh,… là những gợi ý tuyệt vời mà bạn có thể tham khảo. Bởi bên cạnh mức lương, chính sách đãi ngộ hấp dẫn, các công ty này còn luôn tạo điều kiện để nhân viên được phát triển.
Ngoài ra, khi bạn chứng minh được sự chuyên nghiệp cùng năng lực có thể mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp trong quá trình làm việc thì lộ trình thăng tiến của bạn rất rõ ràng. Với tinh thần trách nhiệm, khả năng hoàn thành tốt các công việc được giao, bạn sẽ được cân nhắc trở thành quản lý của phòng ban. Hiện nay, việc tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết và giữ chân người tài đang trở thành vấn đề ưu tiên của các doanh nghiệp. Họ sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ những nhân viên đã có sự gắn bó phát triển.
Xem thêm:
– Tầm quan trọng của giám sát trong kiểm soát nội bộ công ty
– Thủ tục kiểm soát là gì? Các loại thủ tục kiểm soát nội bộ
– Chức năng, nhiệm vụ của ban kiểm soát nội bộ trong công ty
Hy vọng bài viết đã mang tới thông tin hữu ích về công việc nhân viên kiểm soát nội bộ doanh nghiệp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mô tả công việc của nhân viên kiểm soát nội bộ doanh nghiệp tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.