Bạn đang xem bài viết Lương quản lý siêu thị và những điều cần biết khi làm việc tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay, công việc quản lý siêu thị hiện nay đang trở nên phổ biến do nhu cầu tuyển dụng quản lý của các siêu thị từ lớn đến nhỏ đang dần tăng cao. Do đó, khi ứng tuyển cho công việc trên, nhiều bạn trẻ sẽ gặp phải những khó khăn về cách tính mức lương và thu nhập. Bài viết dưới đây sẽ thông tin thêm về mức lương quản lý siêu thị.
I. Công việc của quản lý siêu thị
– Lập kế hoạch doanh thu: một quản lý thường sẽ phải làm những công việc có liên quan đến việc lập kế hoạch doanh thu cho siêu thị của mình như: việc triển khai kế hoạch cho nhân viên bán hàng siêu thị trực thuộc, kiểm tra giám sát tình hình và chịu trách nhiệm cho mục tiêu doanh thu được giao, báo cáo cho trưởng phòng bán hàng tình hình thực hiện.
– Phân công và quản lý nhân sự: người quản lý sẽ có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của nhân viên bán hàng. Cùng với đó là kiểm tra đột xuất về giờ giấc, nội quy, tác phong và tinh thần làm tại siêu thị của họ. Ngoài ra, những quả lý siêu thị phải tiến hành đánh giá và khen thưởng nhân sự mỗi tháng.
– Quản lý hàng hóa: quản lý siêu thị có trách nhiệm nắm rõ doanh thu, các mã hàng bán được hằng ngày, số lượng hàng xuất trả, số lượng hàng sai hỏng không thể tái chế. Tiếp đến là tìm hiểu nguyên nhân khi có những doanh thu tăng, giảm đột biến, nắm được tốc độ bán hàng. Họ còn phải theo dõi về các thông tin sản phẩm mới như: xuất xứ, kiểu dáng, màu sắc.
– Quản lý vật dụng, dụng cụ: đây là một trong những công việc quan trọng mà quản lý siêu thị cần nắm vững. Họ cần quản lý được tất cả các tài sản có tại siêu thị theo biên bản bàn giao khi nhận việc. Trong đó bao gồm: cách thức trưng bày tại các siêu thị, đề xuất những sáng kiến mới trong việc thay đổi hoặc hỗ trợ thêm các công cụ, dụng cụ trưng bày hàng hóa tại siêu thị.
Tìm việc làm, tuyển dụng siêu thị có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên siêu thị Điện Máy Xanh mô hình Supermini
– Nhân viên kho bán hàng Bách Hoá Xanh [Hàng kho FMCG]
– Quản lý BP Tư vấn – CSKH BHX Online (Tuyển nội bộ)
– Nhân viên ngành hàng siêu thị
II. Những yếu tố cần có ở nhân viên quản lý siêu thị
1. Kỹ năng lãnh đạo
Quản lý siêu thị sẽ dùng kỹ năng lãnh đạo như là cách để tạo ảnh hưởng tới nhân viên theo hướng tích cực thông qua khả năng và định hướng phát triển. Đây là kỹ năng rất cần thiết để quản lý siêu thị của một người. Một người lãnh đạo truyền cảm hứng và tạo động lực cho người khác làm theo mình là những bước đầu để thể hiện năng lực quản lý siêu thị.
2. Kiến thức chuyên môn về quản lý
Nâng cao năng lực quản lý siêu thị, kiến thức chuyên môn là một yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu. Vì vậy, khi tuyển quản lý siêu thị cần đòi hỏi chuyên môn tốt ở lĩnh vực của mình để công việc được trôi chảy, thuận lợi, và để có thể hỗ trợ đồng nghiệp vì mục tiêu chung của công ty.
3. Khả năng giải quyết tình huống
Người quản lý siêu thị cần vận dụng nhiều yếu tố như: sự nhạy bén đối với thị trường, tầm nhìn xa và phán đoán để có thể nâng cao khả năng giải quyết tình huống. Từ những yếu tố đó, người quản lý siêu thị có thể tìm nguyên nhân của vấn đề rồi từ đó phân loại và đưa ra các giải pháp từ nhiều lựa chọn khác nhau.
4. Tận dụng tốt nguồn nhân lực
Người quản lý siêu thị không thể tự mình hoàn thành công việc được ngay cả khi đã có đủ kiến thức và kỹ năng tốt. Họ cần phân công công việc cho những nhân viên có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ một cách phù hợp. Những nhân viên này chắc chắn đạt hiệu quả tốt nếu họ được phân công đúng với công việc và năng lực.
5. Khả năng lập kế hoạch
Người quản lý siêu thị phải có bản kế hoạch công việc để đo lường và giám sát phân công công việc. Người quản lý siêu thị sẽ dự đoán được kết quả công việc nếu họ có kỹ năng lập kế hoạch tốt và kiểm soát được tiến độ công việc, nhân sự hoạt động. Họ cũng vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ ngay cả khi có những bất lợi xảy ra nếu họ lường trước được nhiều phương án khi triển khai công việc.
III. Lương quản lý siêu thị hiện nay
1. Lương quản lý siêu thị
Hiện nay, những người chưa có kinh nghiệm đối với nghề quản lý siêu thị chưa thể đảm nhận vị trí này vì công việc trên thường yêu cầu tối thiểu 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý. Với nhân viên siêu thị có kinh nghiệm làm việc lâu năm, mức lương có thể rơi vào khoản 8 triệu đến 14 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, số liệu chỉ mang tính chất tham khảo. Mức lương nhiều hay ít còn phụ thuộc vào quy mô siêu thị, vị trí làm việc, cũng như kinh nghiệm của từng cá nhân.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lương quản lý siêu thị
– Kinh nghiệm làm việc: kinh nghiệm và thời gian làm việc thường song hành với nhau. Quản lý siêu thị sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệm qua nhiều năm làm việc. Yếu tố này sẽ giúp người quản lý nâng cao bản lĩnh trách nhiệm, hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong công việc, và dễ dàng đạt được năng suất chất lượng cao. Bởi vì thế mà thu nhập của họ sẽ ngày càng tăng lên.
– Trình độ: để đạt được mức trình độ cao, quản lý siêu thị thường phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối cho việc đào tạo như: chi phí học tập tại trường lớp, cơ sở đào tạo chất lượng cao. Do đó, lao động có trình độ cao thì thu nhập cũng sẽ cao hơn so với lao động có trình độ thấp. Mức lương của quản lý siêu thị có thể được tăng cao bởi công việc của họ đòi hỏi phải có hàm lượng kiến thức, trình độ cao mới thực hiện được, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.
– Quy mô doanh nghiệp: mức lương của quản lý siêu thị còn bị ảnh hưởng mạnh bởi quy mô của doanh nghiệp. Mức chi trả tiền lương cho quản lý siêu thị cao và dễ dàng tăng lên đối với doanh nghiệp có khối lượng vốn lớn. Còn ngược lại, nếu khả năng tài chính không vững thì tiền lương của người lao động sẽ rất bấp bênh. Ngoài ra, mức lương của quản lý siêu thị cũng sẽ khác nhau đối với khu vực tư nhân, Nhà nước hay liên doanh.
– Vị trí địa lý: sự chênh lệch về tiền lương của quản lý siêu thị cũng được thể hiện dựa vào vị trí địa lý. Siêu thị tại các khu vực thành phố đông dân cư thường sẽ chi trả mức lương cao hơn so với khu vực nông thôn, ít người sinh sống.
3. Cơ hội việc làm và lộ trình thăng tiến cho quản lý siêu thị
Quản lý siêu thị là công việc luôn có cơ hội việc làm cao bởi vị trí này đang khá là khan hiếm trong khi số lượng siêu thị đang ngày một tăng bởi nhu cầu mua bán hàng hóa lớn. Các vị trí như: giám sát bán hàng siêu thị, quản lý ngành hàng, quản lý quầy hàng, quản lý và chăm sóc khách hàng, trưởng kênh siêu thị,… đều cần tới vai trò quản lý. Những người có nhu cầu xin việc quản lý siêu thị thì có thể tham khảo những công ty, doanh nghiệp nổi bật như: Nhân viên Kiểm Soát Vận Hành tại Điện Máy Xanh, Thế Giới Di Động,…
4. Quyền hạn và quyền lợi
Quản lý siêu thị sẽ nhận được những quyền lợi và đãi ngộ giống như nhiều công việc khác như: được công ty hỗ trợ tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ phúc lợi khác. Ngoài ra, quản lý siêu thị còn nhận được những quyền lợi đặc biệt hơn các công việc khác như: được công ty đào tạo thêm về các kỹ năng và được hỗ trợ thêm các khóa học để nâng cao trình độ và kiến thức, được thưởng về số lượng sản phẩm và thưởng thêm về sự chuyên cần, được làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệm có cơ hội thăng tiến cao trong công việc.
Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – tuyển dụng quản lý tại Thế Giới Di Động với mức lương thưởng hấp dẫn. Ứng tuyển ngay!
IV. Cách để có mức lương cao cho quản lý siêu thị
– Deal lương khi phỏng vấn: khi phỏng vấn công việc quản lý siêu thị, các ứng viên cần phải chú ý tới những yếu tố như: khung lương đưa ra phải rõ ràng, minh bạch, mức thưởng phụ cấp hợp lý, đáp ứng nhu cầu của công việc và cuối cùng là cơ hội thăng tiến cụ thể.
– Chấp nhận thử thách: để được thăng tiến nhanh, những người cầu tiến sẽ luôn đương đầu với thử thách. Tích cực va chạm, không ngại ngần trước nhiều khó khăn trong công việc là yêu cầu cần thiết đối với quản lý siêu thị. Nếu vượt qua thì quản lý siêu thị sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho công việc giúp gia tăng cơ hội cải thiện mức lương hiện có.
– Có tinh thần cầu tiến: một quản lý siêu thị luôn phải thực hiện nhiều công việc khác nhau và không ngần ngại nhận thêm những công việc mới trong khả năng của bản thân để thể hiện thái độ cầu tiến. Nếu hoàn thành tốt, quản lý siêu thị có thể nâng cao năng lực, vốn hiểu biết về nhiều vị trí khác nhau của công việc. Điều này sẽ giúp nâng cao cơ hội thăng tiến.
– Có thái độ tốt và tinh thần trách nhiệm khi làm việc: Là một quản lý của siêu thị, việc tiếp xúc với khách hàng cũng diễn ra thường xuyên. Do đó, nội quy thường sẽ yêu cầu họ cần giữ thái độ nhiệt tình, niềm nở, thân thiện và tận tâm với khách hàng. Luôn tươi cười chào hỏi, phục vụ tận tâm và thân thiện khi làm việc với khách. Trong giờ làm, quản lý khách sạn luôn phải giữ sự tập trung, nghiêm túc thực hiện công việc của mình. Đối với các nhân viên khác cũng cần thể hiện thái độ hòa đồng, tôn trọng và giúp đỡ họ khi cần thiết.
Xem thêm:
– Quản lý siêu thị là gì? Công việc chính và cơ hội thăng tiến
– Mô tả công việc nhân viên bán hàng siêu thị và mức lương hiện nay
– Cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả mà doanh nghiệp cần biết
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về lương của quản lý siêu thị để tăng thu nhập và những điều cần biết của công việc này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lương quản lý siêu thị và những điều cần biết khi làm việc tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.