Bạn đang xem bài viết Phân biệt QA, QC và yếu tố nào quan trọng nhất đối với một QA, QC tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhiều người đã nhầm tưởng QA và QC là cùng một vị trí. Nhưng thực tế, đây lại là hai vị trị hoàn toàn khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt QA và QC và đưa ra những yếu tố quan trọng nhất đối với một QA và QC. Hãy cùng theo dõi nhé!
I. Tổng quan về QA và QC
QA (Quality Assurance) là người đưa ra quy trình làm việc giữa các bên liên quan để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vai trò chính của vị trí này là quản lý quy trình để tạo ra sản phẩm. Họ cần theo dõi tiến độ của các dự án, đảm bảo rằng dự án đang theo kịp tiến độ đã đề ra, nếu không họ cần có những biện pháp để đưa dự án về kịp tiến độ. Ngoài ra, QA còn có vai trò trong việc tạo ra các quy chuẩn chất lượng về sản phẩm. Đây sẽ là tiền đề cho công việc QC.
Khác với nhân viên QA, nhân viên QC (Quality Control) là người chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. QC sẽ không tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm mà thuộc khâu cuối cùng khi tạo ra sản phẩm. Vai trò của một QC là thực viện các công việc liên quan đến kiếm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra phần mềm còn có lỗi bug nào hay không, nếu có thì sửa lỗi ra sao để kịp tiến độ dự án mà QA đã đề ra. Nhân viên QC cũng là người tính toán hiệu suất hoạt động của sản phẩm trước khi giao đến tay cho khách hàng sử dụng. Thông thường, sẽ có 2 vị trí QC là Manual QC (không đòi hỏi kỹ năng lập trình) và Automation QC (đòi hỏi kỹ năng lập trình).
Tuyển dụng, việc làm QA, QC bạn có thể quan tâm:
Nhân viên QA Bách Hóa Xanh
II. Cách phân biệt QA và QC
Nhiều người dễ nhầm lẫn hai vị trí này là một. Nhưng trên thực tế công việc của QA và QC hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là công việc chính của từng vị trí, giúp chúng ta phân biệt dễ dàng.
1. Công việc chính của một QA
– Xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng phù hợp với từng sản phẩm, ngành nghề.
– Lên kế hoạch và triển khai các chính sách cũng như thủ tục đảm bảo chất lượng.
– Thường xuyên kiểm tra tiến độ định kỳ và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
– Kết hợp cùng QC để giám sát quá trình kiểm định chất lượng có đúng với tiêu chuẩn đưa ra hay không.
– Tạo lập hồ sơ kiểm định chất lượng và báo cáo kiểm toán.
– Tạo tài liệu hướng dẫn vận hành và tham gia đào tạo các tiêu chuẩn cho các bộ phận liên quan.
– Kiểm tra và giám sát các hoạt động sản xuất và đưa ra điều chỉnh kịp thời phù hợp với những sản phẩm đang sản xuất thực tế.
– Trực tiếp tham gia thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan, đưa ra phương án để cải tiến hệ thống kiểm định chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ.
2. Công việc chính của một QC
– Đánh giá chất lượng tất cả các thành phẩm chuẩn bị đưa ra thị trường và cả những nguyên liệu thô đầu vào cho sản xuất.
– Kiểm tra, đối chiếu kế hoạch và thông số tiêu chuẩn theo bản thiết kế cho các sản phẩm.
– Thực hiện xử lý các vấn đề liên quan đến kiểm soát chất lượng.
– Cung cấp thông tin và hỗ trợ đào tạo cho đội đảm bảo chất lượng.
– Sẵn sàng tài liệu cho quá trình kiểm tra, gồm báo cáo chi tiết và hồ sơ hoạt động.
– Kiểm tra, đánh giá và đề xuất các phương án nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
– Hướng dẫn đội sản xuất về các tiêu chuẩn chất lượng để kiểm soát chất lượng tốt hơn.
III. Những yếu tố quan trọng nhất đối với một QA và QC
Hai vị trí tuy khác nhau nhưng chúng lại có những yêu cầu chung cho nhân viên. Dưới đây là một số yêu cầu cần thiết của cả nhân viên QA và QC
Nhóm kỹ năng chuyên môn
– Kiến thức lập trình: đây là kiến thức bắt buộc với một QC Automation. Bởi công việc chính của bạn sẽ là kiểm định chất lượng phần mềm. Nên nếu không có kiến thức lập trình thì bạn sẽ không có khả năng làm việc ở vị trí này. Ngoài ra, kỹ năng viết code cũng cần thiết để bạn có thể hoàn thành tốt công việc của một QC Manual và QA hơn. Đây sẽ là kiến thức nền hỗ trợ cho nhiệm vụ chính của bạn. Hiện nay cũng có rất nhiều các khóa học chuyên về lập trình mà bạn có thể theo học để nâng cao khả năng của mình
– Kiến thức chuyên ngành: không chỉ riêng vị trí QA và QC mà tất cả mọi ngành nghề đều cần có kiến thức chuyên ngành. Với một QA và QC, nếu không có kiến thức vững vàng thì chất lượng sản phẩm sẽ không được đảm bảo, tiến độ dự án sẽ không kịp với mục tiêu đề ra. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu và danh tiếng của doanh nghiệp, sẽ gây tổn thất rất lớn.
Nhóm kỹ năng mềm
– Kỹ năng quản lý: ở cả hai vị trí đều rất cần kỹ năng này. Kỹ năng quản lý ở đây không chỉ là quản lý con người, điều phối nhân sự cho phù hợp mà còn là quản lý, sắp xếp công việc để kịp với tiến độ dự án. Nhờ có kỹ năng này, bạn sẽ nâng cao năng suất công việc và đạt được chỉ tiêu mà ban giám đốc đề ra. Để sở hữu kỹ năng quản lý, bạn có thể bắt đầu việc rèn luyện kỹ năng quản lý bằng cách quản lý thời gian làm việc và theo dõi tiến độ hoàn thành của mình.
– Kỹ năng kiểm tra, giám sát: do yêu cầu công việc của cả 2 vị trí đều có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm, tiến độ dự án nên đây là kỹ năng không thể thiếu. Kỹ năng này sẽ giúp bạn có cái nhìn cẩn trọng và phát hiện ra vấn đề kịp thời.
– Kỹ năng giao tiếp: công việc QA và QC không phải là công việc độc lập mà cần có sự tương tác với nhiều người nên việc sở hữu kỹ năng giao tiếp là điều cần thiết. Ngoài ra, khả năng giao tiếp còn rất quan trọng trong việc trao đổi với khách hàng. Chính sự tự tin, ăn nói lưu loát của bạn sẽ tạo được niềm tin đối với họ. Để cải thiện khả năng giao tiếp, bạn có thể tập nói trước gương hoặc nhờ bạn bè đặt ra những tình huống giao tiếp giả định.
– Kỹ năng giải quyết vấn đề: đây là kỹ năng cần có ở cả 2 vị trí QA và QC. Khi bạn có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt thì công việc sẽ trơn tru hơn, chủ động hơn. Để nâng cao sự nhanh nhạy trước vấn đề, bạn cần đối mặt với khó khăn thường xuyên, suy nghĩ về nó và tích cực tìm ra giải pháp tối ưu.
– Tỉ mỉ, cẩn thận: vì nhiệm vụ công việc của QA và QC là cần kiểm soát chất lượng từ đầu vào cho đến đầu ra nên họ cần có tính tỉ mỉ và cẩn thận. Nếu không cẩn trọng trong việc chọn nguyên vật liệu thì cả hệ thống vận hành sẽ bị ngưng trệ. Tính cẩn thận và tỉ mỉ sẽ giúp bạn tránh những rủi ro không đáng có.
– Khả năng ngoại ngữ: không chỉ riêng 2 vị trí này mà hiện nay, việc sử dụng không những 1 mà nhiều thứ tiếng chính là điểm cạnh tranh với tất cả các ngành nghề. Với khả năng ngoại ngữ, bạn có thể làm việc với các đối tác nước ngoài để giúp công ty mang về lợi nhuận lớn hơn.
Xem thêm:
– Kỹ năng mềm là gì? Cách rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm
– 10 Kỹ năng mềm – nền tảng tạo đà thành công
– 22 kỹ năng cần có trong CV giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những kiến thức về vị trí QA và QC. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung thú vị nhé. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân biệt QA, QC và yếu tố nào quan trọng nhất đối với một QA, QC tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.