Bạn đang xem bài viết Mức lương của nhân viên QA và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân viên QA của các doanh nghiệp, cơ qua từ lớn đến nhỏ đang dần tăng cao, vì thế mà công việc nhân viên QA hiện nay đang trở nên phổ biến. Do đó, khi ứng tuyển cho công việc trên, nhiều bạn trẻ sẽ băn khoăn về mức lương, thu nhập và cơ hội việc làm của nghề nghiệp này. Bài viết dưới đây sẽ thông tin thêm về những thông tin đó cho các bạn biết.
I. Vai trò nhân viên QA đối với doanh nghiệp
Quality Assurance là viết tắt tiếng anh của từ QA. Những người có nhiệm vụ giám sát, quản lý và đảm bảo chất lượng của việc xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất của công ty theo một chuẩn mực nhất định được gọi là nhân viên QA. Trong một doanh nghiệp, nhân viên QA sẽ có những vai trò sau:
1. Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ sản phẩm đến tay người tiêu dùng, bộ phận QA sẽ có nhiệm vụ chính là giám sát chặt chẽ các khâu từ sản xuất đến cung ứng. Từ đó, nhân viên bộ phận QA sẽ kịp thời phát hiện và phối hợp với các bộ phận liên quan để xử lý nếu có sai sót trong quá trình kiểm tra. Điều này sẽ đảm bảo rằng khách hàng luôn được trải nghiệm những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất.
2. Giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin với khách hàng
Giữ vững uy tín của doanh nghiệp và đảm bảo niềm tin với khách hàng là nhiệm vụ mà bộ phận QA phải thực hiện nghiêm túc và không để xảy ra sai sót trong mọi quy trình. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có được uy tín và niềm tin từ người tiêu dùng. Quá trình tạo dựng niềm tin vô cùng khó khăn và vất vả, dù chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự tin tưởng và ưa chuộng của khách hàng, khiến họ biến mất mãi mãi.
3. Giảm thiểu tổn thất cho doanh nghiệp
Để hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra, nhân viên QA cần thực hiện việc kiểm định chặt chẽ chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong từng khâu. Cùng với đó, việc phát hiện lỗi ở đâu và khắc phục ngay tại đó cũng sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được khoản kinh phí lớn khi lỗi đã trở nên nghiêm trọng và nặng nề.
4. Cập nhập xu hướng và đề ra quy trình phát triển sản phẩm
Góp phần giúp doanh nghiệp phát triển theo kịp tiến trình hội nhập Hoạt động chặt chẽ, tỉ mỉ trong từng khâu giúp doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường đầy rẫy những đối thủ cạnh tranh khốc liệt. Nhưng điều đó thực sự là chưa đủ. Doanh nghiệp sẽ chỉ đứng yên khi mọi thứ đang dần thay đổi và theo xu hướng mới. Khi đó, bộ phận QA sẽ có nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo doanh nghiệp đi đúng hướng theo nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội chứ không chỉ nằm trong vùng an toàn rồi sụp đổ bất cứ lúc nào.
5. Khích lệ đội ngũ nhân viên
Nhân viên QA luôn phải đảm bảo sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất và đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ đến được tay của họ. Vì vậy, nhân viên QA cần có nhiệm vụ đốc thúc bộ phận phát triển sản phẩm để chúng luôn đặt trong trạng thái không ngừng phát triển thêm nhiều tính năng mới.
II. Mức lương và quyền lợi nhân viên QA
Hiện nay, mức lương trung bình của nhân viên QC thường rơi vào khoảng từ 9 đến 12 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, số liệu chỉ mang tính chất tham khảo. Mức lương nhiều hay ít còn phụ thuộc vào quy mô siêu thị, vị trí làm việc, cũng như kinh nghiệm của từng cá nhân.
Mức lương của nhân viên QA còn chia theo mức độ khác nhau với người có kinh nghiệm và sinh viên mới ra trường. Theo đó, từ 8 – 10 triệu đồng/tháng là mức lương trung bình của nhân viên QC mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm. Thậm chí, mức lương của họ còn có thể cao hơn trong khoảng 12 triệu đồng/tháng nếu những sinh viên đó đã có một ít kinh nghiệm trong quá trình ngồi trên giảng đường và có năng lực đảm nhận nhiều việc hơn.
Bên cạnh đó, những người đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này sẽ nhận được mức lương trên 13 triệu đồng/tháng. Mức lương này có thể cao hơn nếu họ có trên 3 – 4 năm kinh nghiệm và với những vị trí ở cấp quản lý như trưởng phòng, mức lương hoàn toàn có thể nằm trong khoảng trên 20 triệu đồng/tháng. Bên cạnh yếu tố về mặt kinh nghiệm, mức lương của nhân viên QA còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: vị trí làm việc và khả năng làm việc, hiệu suất làm việc cũng như số năm kinh nghiệm của nhân viên, quy mô công ty.
Bên cạnh mức lương hấp dẫn, nhân viên QA cũng sẽ nhận được những quyền lợi và đãi ngộ giống như nhiều công việc khác như: được công ty hỗ trợ tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ phúc lợi khác. Ngoài ra, nhân viên QA còn nhận được những quyền lợi đặc biệt hơn các công việc khác như: được công ty đào tạo thêm về các kỹ năng và được hỗ trợ thêm các khóa học để nâng cao trình độ và kiến thức, được thưởng về số lượng sản phẩm và thưởng thêm về sự chuyên cần, được làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệm có cơ hội thăng tiến cao trong công việc.
III. Cơ hội nghề nghiệp cho nhân viên QA
Thị trường làm việc dành cho nhân viên QA luôn ở mức cao vì ngành nghề này có một vị trí rất quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp, công ty. Từ dịch vụ, sản xuất, công nghệ, đào tạo, vận tải, ngân hàng, tư vấn,… đều cần tới vị trí QA. Đặc biệt trong nền kinh tế đang đà phát triển, sự tăng nhanh của các doanh nghiệp nước ngoài thì nhu cầu này càng lớn hơn nữa. Những người có nhu cầu việc làm QA thì có thể tham khảo những công ty, doanh nghiệp nổi bật như: Nhân viên Kiểm Soát Vận Hành tại Siêu Thị Bách Hóa Xanh, Điện Máy Xanh, Thế Giới Di Động,…
Thông thường, nhà tuyển dụng thường có yêu cầu chung với nhân viên QA về việc đảm bảo kiến thức chuyên môn, tuy nhiên, những cá nhân muốn nhận được công việc này một cách dễ dàng cần có cho mình thêm các kỹ năng quan trọng khác như: tính cẩn thận và tỉ mỉ, khả năng giao tiếp tốt, ham học hỏi, khả năng quản lý thời gian và tính kiên nhẫn,… Bên cạnh việc được nhận một cách dễ dàng, những kỹ năng trên cũng giúp các ứng viên có thể làm tại những công ty, doanh nghiệp tốt đối với ngành nghề này.
IV. Những hướng phát triển của nghề QA
Hiện nay, lĩnh vực QA cũng được chia thành nhiều hướng đi khác nhau. Những cách thức này sẽ đi kèm với lộ trình, yêu cầu công việc và mức độ thăng tiến khác nhau. Dưới đây là một số hướng đi của nghề QA mà mọi người có thể tham khảo.
1. Định hướng kỹ thuật
Những người có có kỹ năng lập trình cơ bản, yêu thích lập trình mà muốn làm việc với vai trò là một nhân viên QA thì định hướng kỹ thuật là hướng đi hàng đầu. Công việc kiểm thử tự động là một trong những vị trí mà những người này có thể thử sức. Đây cũng chính là xu hướng công việc hot nhất hiện nay và vẫn còn tiếp tục phát triển trong nhiều năm tới. Mức độ thăng tiến theo thứ tự của định hướng này sẽ bao gồm: Junior tester/Junior automation engineer > Senior Tester/ Senior automation engineer > Automation leader >Test Manager > Senior Test Manager
2. Định hướng phi kỹ thuật
Phi kỹ thuật là định hướng dành cho những người không biết và không hứng thú nhiều với lập trình. Ở công việc theo định hướng này, bạn cần học tập các kinh nghiệm liên quan đến: rà soát và báo cáo lỗi, lên kế hoạch, giám sát các quy trình phát triển sản phẩm, … Các công việc này nhìn có vẻ khá dễ, tuy nhiên để thực hiện tốt công việc này bạn cần phải thành thạo nhiêu kỹ năng và có kiến thức chuyên môn. Các vị trí công việc mà bạn có thể trải qua: Junior tester/QA Analyst > Senior tester/QA Team Coordinator > Test leader > Test Manager > Senior Test Manager
3. Định hướng quản lý
Những người giỏi giao tiếp và có khả năng cũng như kinh nghiệm nhiều trong quản lý nhân lực hay dự án nói chung và nghề QA nói riêng hoàn toàn có thể hướng tới công việc này. Định hướng làm quản lý phù hợp với người có thể bao quát nhiều vấn đề hơn và sở hữu nhiều kỹ năng mềm cần thiết khác. Các vị trí mà bạn có thể trải qua: QA Analyst > QA Team Coordinator > QA manager
4. Định hướng chuyên gia
Để trở thành một nhân tố ảnh hưởng trong doanh nghiệp, nhân viên QA có thể hướng tới con đường trở thành chuyên gia. Đây luôn là một lựa chọn hoàn hảo cho bạn giúp bạn luôn tập trung và tỏa sáng trong công việc của mình,. Một QA (Quality Assurance) có thể trở thành chuyên gia trên các dự án cùng mô hình, lúc này vai trò của bạn sẽ là tập trung làm việc, xây dựng và triển khai mọi thứ trên mô hình đó.
5. Định hướng freelancer
Nếu thích sự tự do, nhân viên QA hoàn toàn có thể nghĩ tới định hướng freelancer như là một hướng đi tốt. Bạn có thể làm QA cho nhiều công ty cùng một lúc. Tuy nhiên, khi làm freelancer bạn cũng sẽ gặp phải khá nhiều vấn đề cần đối mặt như về thu nhập, thời gian cũng như sức khỏe. Do đó, khi quyết định chọn hướng đi này bạn cần phải nghiêm túc xem xét và cân nhắc thật kỹ nhé.
Xem thêm:
– QA là gì? Các yếu tố cần để trở thành nhân viên QA ngành IT
– Nghề nghiệp là gì? Cách định hướng nghề nghiệp trong tương lai
– Chức danh là gì? Phân biệt chức vụ và chức danh nghề nghiệp
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về mức lương nhân viên QA và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mức lương của nhân viên QA và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.