Bạn đang xem bài viết 11 mẹo xóa tan áp lực công việc văn phòng hiệu quả tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Áp lực công việc văn phòng khiến cho bạn mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả, vậy thì đâu là nguyên nhân gây ra điều này? Hãy xem bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả và giải pháp khắc phục tình trạng áp lực công việc văn phòng nhé!
I. Lý do khiến nhân viên văn phòng cảm thấy áp lực
1. Áp lực công việc từ chính công việc
Áp lực từ chính công việc là một trong những lý do lớn gây ra cảm giác căng thẳng và mệt mỏi cả tinh thần và thể chất. Bạn đi làm với mức lương không ưng ý, dung lượng công việc thì ngoài khả năng, deadline dồn dập hoặc đơn giản là bạn đang làm một công việc mà bản thân không yêu thích,… đây là nguồn cơn của áp lực công việc văn phòng.
2. Áp lực công việc từ môi trường làm việc
Môi trường làm việc chiếm một phần quan trọng trong việc tạo ra hiệu suất làm việc. Bạn không thể có năng suất làm việc tốt nếu như điều kiện làm việc thấp, văn hóa làm việc không phù hợp và thoải mái, thiếu phương tiện phục vụ công việc,…
Đặc biệt, áp lực công việc văn phòng từ môi trường làm việc còn có những yếu tố như công ty làm ăn thua lỗ, chính sách cắt giảm nhân sự hoặc lương không phù hợp, những tin đồn thất thiệt về bản thân,… cũng góp phần nào đó tạo ra sự căng thẳng và không thể hết mình với công việc.
3. Áp lực công việc từ quản lý hoặc đồng nghiệp
Sếp và đồng nghiệp cũng là nguyên nhân thường xuyên gây ra những áp lực, căng thẳng mà bạn khó giải bày cũng như có thể giải quyết triệt để. Đồng nghiệp không thân thiện, chèn ép, không giúp đỡ nhau trong công việc, chia bè nhóm làm cho bạn bị áp lực. Bên cạnh đó sếp không tâm lý, không biết lắng nghe ý kiến, không có sự công bằng đối với nhân viên hoặc không công nhận sự cố gắng của nhân viên cũng gây ra nhiều áp lực và bức bối.
4. Áp lực công việc từ bản thân người lao động
Một trong những nguyên nhân khác gây ra áp lực công việc văn phòng đến từ chính bản thân người lao động. Ngoài công việc thì còn nhiều mối bận tâm khác như gánh nặng gia đình, cân bằng giữa thời cho con cái và công việc, không nhận được gia đình ủng hộ và giúp đỡ trong quá trình làm việc.
Tin tuyển dụng, việc làm văn phòng giờ hành chính có thể bạn quan tâm:
– Chuyên viên Pháp Chế – Luật Tố Tụng/ Hình Sự
– Nhân viên Content website Nhà Thuốc An Khang
– Nhân viên Phân tích Dữ Liệu Nhân Sự
II. Biểu hiện bạn đang gặp phải áp lực công việc
Thường xuyên nổi nóng: nổi nóng là một biểu hiện dễ dàng nhìn thấy khi bạn trải qua những căng thẳng, áp lực công việc văn phòng. Khi bị áp lực bạn rất dễ cáu gắt, nóng giận. Chỉ cần sếp giao cho bạn nhiều việc hơn bình thường bạn đã cảm thấy không hài lòng, bạn không xử lý được công việc liền rơi vào trạng thái nổi nóng, thậm chí là với những người xung quanh.
Bộc lộ những cảm xúc tiêu cực tại nơi làm việc: lầm lì và ít nói hơn, mỗi lời nói ra đều nặng nề, khó nghe hoặc thậm chí không kiềm chế được bạn có thể khóc ngay tại chỗ làm là những dấu hiệu của cảm xúc tiêu cực khi bị áp lực công việc dồn nén.
Mệt mỏi: mệt mỏi là không thể tránh khỏi khi bị áp lực công việc văn phòng. Cơ thể sẽ rơi vào tình trạng uể oải, thiếu sức sống khi bị căng thẳng và mất dần đi năng lượng.
Không còn khoảng trống cho bản thân: đối mặt với nhiều áp lực công việc khiến bạn không vào dành thời gian cho bản thân mà thay vào đó là luôn suy nghĩ và những vấn đề và khó khăn đang gặp phải trong công việc. Bạn sẽ mất đi những hứng thú và ham muốn nuôi dưỡng bản thân, không còn tâm trạng và năng lượng dành cho sự giải trí của riêng mình.
Lo lắng và căng thẳng khi tìm cách ứng xử trong công việc: đối với người lao động việc được lòng sếp, hài lòng đồng nghiệp được coi là rất quan trọng. Chính vì thế một khi có vấn đề gì xảy đến, họ liền cảm thấy lo lắng và căng thẳng khi tìm cách ứng xử trong công việc để mọi thứ đều êm đẹp.
III. 11 mẹo xóa tan áp lực công việc văn phòng hiệu quả
1. Mang cây xanh vào phòng làm việc
Một trong những mẹo đơn giản giúp xua tan đi những áp lực công việc văn phòng là mang cây xanh vào phòng làm việc. Trang trí văn phòng bằng nhiều cây xanh giúp thanh lọc không khí văn phòng, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu giúp tập trung hơn khi làm việc. Ngoài ra, cây xanh còn giúp giảm áp lực tính thần, tạo ra tính thẩm mỹ, mang lại một không gian giúp làm việc hiệu quả hơn.
2. Đừng quên tập thể dục
Khi có một sức khỏe tốt sẽ có một tinh thần tốt, sức khỏe tinh thần quan trọng cho tâm trí luôn được minh mẫn và nhạy bén. Theo khoa học thì tập thể dục còn giúp kiềm chế được cơn nóng giận. Chỉ cần vài phút thư giãn, vận động nhẹ tại văn phòng cũng giúp bạn cải thiện được tình trạng áp lực công việc văn phòng.
3. Học cách hít thở sâu
Điều hòa hơi thở là một trong những phương pháp chữa lành rất tốt, giúp điều hòa khí huyết, lưu thông máu tốt hơn, hạn chế được nóng giận và khó chịu bên trong.
4. Nhấp nháp một chút đồ ăn vặt giúp giảm stress nơi công sở
Nếu công việc quá áp lực mà không thể giải quyết được hết thì hãy nghỉ tay, ăn một chút gì đó để nạp năng lượng và thư giãn. Sau khi được nghỉ ngơi cơ thể tái tạo lại nguồn năng lượng mới giúp giảm căng thẳng, làm việc hiệu quả hơn.
5. Chia sẻ công việc phù hợp
Khi có nhiều công việc phải làm thì đừng ngại chia sẻ và nhờ sự giúp đỡ từ đồng nghiệp hoặc những người có thể giúp bạn hoàn thành công việc tốt nhất để giảm bớt những áp lực công việc văn phòng.
6. Đừng ngại hỏi
Nếu như có những vấn đề không thể tìm được câu trả lời thì hãy mạnh dạn hỏi. Đừng ngại hỏi để rồi những khuất mắc ấy trở thành điều gây ra nhiều sự khó chịu và bực dọc cho bạn.
7. Giải quyết các hiểu lầm
Những hiểu lầm tại văn phòng là nguyên nhân gây ra những áp lực vô hình nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công việc và cuộc sống của chính bạn.
8. Lên kế hoạch công việc hợp lý để giảm stress nơi công sở
Để tránh việc deadline dồn dập, công việc làm không xuể bạn cần có một kế hoạch công việc hợp lý, phân chia các đầu mục công việc để hoàn thành đúng thời hạn thì mới có thể tránh được những áp lực về thời gian trong công việc cũng nhưng áp lực công việc văn phòng nói chung.
9. Sử dụng những công cụ massage
Thư giãn và cho cơ thể được nghỉ ngơi cũng là một mẹo giúp xóa tan đi áp lực của bạn.
10. Sử dụng tinh dầu để giảm stress nơi công sở
Lựa chọn một mùi hương dễ chịu để xông tại nơi làm việc giúp bạn giảm stress và kích thích sự phấn khởi để làm việc hiệu quả hơn.
11. Chăm sóc sức khỏe và yêu thương bản thân hơn
Không được ngó lơ đi trình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân. Phải chú ý đến cảm xúc cũng như tâm trạng của mình. Bởi vì áp lực lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm. Yêu thương bản thân để tránh được những cảm xúc tiêu cực.
Xem thêm:
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên văn phòng chuẩn nhất
– Timeline là gì? Cách xây dựng timeline công việc hiệu quả
– Top 7 kỹ năng giao tiếp giúp bạn ứng xử khéo léo, thông minh
Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu thêm về mẹo xóa tan áp lực công việc văn phòng, để có thể lựa chọn một công việc phù hợp. Đừng ngần ngại chia sẻ cho bạn bè cùng đọc nếu bạn thấy hay. Cảm ơn vì đã theo dõi và hẹn gặp lại trong nhiều bài viết thú vị khác nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 11 mẹo xóa tan áp lực công việc văn phòng hiệu quả tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.