Bạn đang xem bài viết Intern là gì? Cách để ghi điểm khi thực tập tại doanh nghiệp tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đối với các bạn sinh viên năm cuối hoặc mới ra trường thì Intern là vị trí đầu tiên để trải nghiệm và tích lũy kinh lũy kinh nghiệm làm việc. Đó là bước chuyển tiếp giữa ghế nhà trường với môi trường công việc thực tế. Vậy Intern là gì và có những lưu ý nào khi thực tập tại doanh nghiệp? Hãy theo dõi tiếp bài viết sau đây để tham khảo nhé!
Có thể bạn chưa biết: Có thể bạn chưa biết: Cách viết CV xin thực tập
I. Intern là gì?
Intern hay thường được gọi là thực tập sinh – vị trí dành cho các bạn sinh viên năm cuối, mới ra trường hoặc nhân viên mới tới học việc tại một công ty. Không giống như nhân viên chính thức, thực tập sinh ngoài hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại công ty thì còn tập trung học hỏi kinh nghiệm thực tế và rèn luyện các kỹ năng mềm. Ngoài ra, một số bạn sinh viên năm cuối cũng tìm một vị trí thực tập đúng với chuyên ngành của mình để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với xác nhận của công ty.
Tìm việc làm, tuyển dụng Nhân sự có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Tuyển Dụng
– Nhân viên Đào Tạo TGDĐ/ĐMX/BHX
II. Internship là gì?
Internship là kỳ thực tập hay khoảng thời gian thực tập tại công ty. Trong thời gian này, bạn sẽ được đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến công việc và làm quen với môi trường của doanh nghiệp.
Thời gian thực tập thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng tùy yêu cầu từng nơi. Tuy nhiên, nhìn chung đều yêu cầu sự cam kết làm việc đủ thời hạn của thực tập sinh. Đây là khoảng thời gian quan trọng để các bạn sinh viên mới ra trường bước ra khỏi vùng an toàn, bắt đầu cọ xát với thực tế và trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm cho con đường sự nghiệp sau này.
III. Vai trò của thực tập sinh trong doanh nghiệp
Vai trò của một thực tập sinh tại doanh nghiệp là gì và nó có ý nghĩa như thế nào với công ty? Thì tùy vào lĩnh vực mà công ty hoạt động mà nhiệm vụ của các bạn sẽ khác nhau. Tuy vậy, vẫn có một số vai trò cơ bản như:
– Hỗ trợ giảm khối lượng công việc: Thực tập sinh sẽ hỗ trợ cho các công việc liên quan đến sinh hoạt, các buổi họp của phòng ban, các công việc giấy tờ, in ấn. Những việc này giúp cho nhân viên chính thức giảm bớt được khối lượng công việc để tập trung cho nhiệm vụ chính của mình.
– Tiết kiệm chi phí nhân sự cho công ty: Vì thực tập sinh đến với công ty chủ yếu để học hỏi, và nhận về phần nhiều là kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm cùng kỹ năng làm việc thực tế mà không phải là lương thưởng. Thế nên, lương của thực tập sinh so với nhân viên chính thức thường thấp và có nơi không chi trả, do đó sẽ tiết kiệm chi phí cho công ty.
– Thay đổi bầu không khí: Thực tập sinh thường là các bạn trẻ với nhiều năng lượng và nhiệt huyết. Nên khi đến với công ty sẽ giúp thay đổi bầu không khí trở nên sôi động và vui vẻ hơn. Các “tiền bối” cũng được truyền nguồn năng lượng tích cực trong quá trình làm việc.
– Tiết kiệm thời gian tìm kiếm tài năng cho công ty: Với các bạn thực tập sinh xuất sắc thì sau khoảng thời gian thực tập, nếu làm tốt công việc sẽ có cơ hội được giữ lại để tiếp tục làm việc tại công ty. Việc này sẽ tiết kiệm thời gian tìm kiếm, đào tạo nhân sự mới vì đã có sẵn một nhân viên chất lượng và hiểu rõ mọi quy định về công ty.
IV. Những lưu ý khi bắt đầu kỳ thực tập
1. Phong cách ăn mặc
Khi còn là sinh viên, bạn có thể mặc bất kỳ quần áo nào mà mình thích. Tuy nhiên khi đã bước chân vào môi trường công sở, bạn phải “nhập gia tùy tục”, ăn mặc lịch sự, phù hợp với văn hóa của công ty. Bạn không cần phải chọn các trang phục quá trang trọng nhưng cũng phải gọn gàng, không gây phản cảm hay quá phá cách.
2. Thái độ làm việc
Hầu hết các công ty đều chú ý đến thái độ làm việc của thực tập sinh hơn là trình độ. Vì vậy, bạn cần chú ý thái độ của mình trong quá trình làm thực tập sinh tại công ty.
Phải luôn tôn trọng, lắng nghe góp ý của cấp trên, nghiêm túc và cố gắng hoàn thành tốt nhất có thể công việc được giao dù lớn hay nhỏ, không làm qua loa cho có. Nếu có một thái độ làm việc tốt thì đó sẽ là điểm cộng lớn đối với cấp trên và các nhân viên khác. Nó sẽ giúp mọi người vui vẻ và nhiệt tình giúp đỡ bạn hơn nếu gặp khó khăn.
3. Chủ động học hỏi
Trong công ty thì nhân viên nào cũng có những công việc và nhiệm vụ phải thực hiện, đôi khi khối lượng công việc nhiều sẽ rất bận rộn. Họ sẽ không thể luôn theo sát và hướng dẫn các thực tập sinh được. Vì vậy, bạn cần chủ động hỏi và tự tìm kiếm công việc để làm, không để cho bản thân quá rảnh rỗi. Các thực tập sinh có tinh thần chủ động luôn tiến bộ rất nhanh và được đánh giá cao hơn.
4. Tuân thủ giờ giấc
Điều cơ bản nhất mà bạn cần tuân thủ khi bắt đầu đi làm dù là công việc thực tập, đó chính là đúng giờ. Từ việc tuân thủ giờ giấc, có thể nói lên được bạn có nghiêm túc với công việc cũng như phong thái làm việc chuyên nghiệp hay không. Nhiều cấp trên thường đánh giá thực tập sinh ở sự đi làm đúng giờ, hoàn thành đúng thời gian quy định. Ngoài ra, việc tuân thủ giờ giấc còn giúp cho công việc chung của cả nhóm không bị ảnh hưởng.
5. Tinh thần làm việc nhóm
Khi đi làm, bạn chắc chắn sẽ phải làm việc chung với rất nhiều người trong cùng hoặc khác phòng ban. Nhất là các thực tập sinh trong ngành Marketing thì càng phải làm việc nhóm rất nhiều. Vì vậy cần chú ý đến kỹ năng làm việc nhóm cũng như rèn luyện kỹ năng lắng nghe, tiếp nhận và đóng góp ý kiến tích cực để công việc chung được hoàn thành một cách tốt nhất.
6. Tạo quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên
Khi đi làm, bạn không chỉ cần làm tốt công việc của mình mà còn phải tạo được những mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp trên. Đặc biệt là với những người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ mình. Bạn phải thể hiện sự tôn trọng, biết ơn và sẵn sàng giúp đỡ nếu họ cần. Khi tạo được mối quan hệ tốt, bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc cũng như nhận được nhiều tài nguyên hơn.
7. Chấp nhận thực tế
Đối với các sinh viên mới ra trường, chưa va chạm môi trường xã hội nhiều chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ, đôi khi là bị “sốc” văn hóa vì môi trường công sở cũng có những mặt tối của nó. Vì vậy bạn nên chuẩn bị tinh thần để chấp nhận và đối diện với những thực tế. Tuy nhiên cũng đừng nên quá quan tâm đến những việc tiêu cực mà hãy tập trung, cố gắng làm việc thật tốt trong vai trò của mình nhé!
V. Mức lương và các cơ hội dành cho thực tập sinh
Hiện nay mức lương trung bình các công ty trả cho thực tập sinh là từ 1 đến 4 triệu đồng/tháng. Đối với các tập đoàn lớn thì mức này có thể cao hơn, đặc biệt là các chương trình đào tạo thực tập sinh tài năng. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số công ty không trả lương thực tập mà chỉ hỗ trợ tiền đi lại, hoặc chi phí ăn uống và cung cấp chứng nhận thực tập cho thực tập sinh. Vì vậy các bạn cũng nên lưu ý và hỏi rõ khi phỏng vấn tuyển dụng thực tập sinh tại một công ty nào đó nhé!
Thực tập sinh có thể nói là bước cơ bản nhưng cũng là bước quan trọng nhất để được công ty xem xét trở thành nhân viên chính thức. Nếu bạn cố gắng hết mình thì sẽ được công ty giữ lại làm việc và cống hiến lâu dài cho công ty. Ngoài việc có thể được cân nhắc lên nhân viên chính thức thì khoảng thời gian làm thực tập sinh sẽ là một hành trang rất quan trọng giúp bạn tự tin hơn với kỹ năng và kinh nghiệm thực tế. Nên nếu không được công ty giữ lại thì bạn vẫn sẽ tìm được việc tại các công ty khác dễ dàng hơn vì đã có kinh nghiệm.
VI. Một số công việc phổ biến dành cho intern
1. Content intern
Content Intern là vị trí chuyên làm việc với những con chữ, hỗ trợ bộ phận Marketing sáng tạo nội dung, triển khai chiến dịch truyền thông một cách hiệu quả . Công việc này thường đảm nhận trách nhiệm soạn thảo các nội dung trên nhiều nền tảng nhằm thu hút sự chú ý, tạo tương tác, và giữ chân khán giả trên các trang mạng xã hội – social media như Facebook, Instagram,… Bên cạnh đó, thực tập sinh Content cũng được thực hành nhiều dạng nội dung như trên các bài báo, video, podcast và các phương tiện truyền thông khác có liên quan.
Để trở thành Content Intern chuyên nghiệp, bạn cần có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực Marketing cơ bản và hiểu biết về quy trình hoạt động của công ty. Ngoài ra, khả năng sử dụng ngôn từ, cách viết đa dạng cũng giúp việc sáng tạo nội dung bạn thể hiện năng khiếu trong ngành.
2. Digital intern
Digital Marketing hay Tiếp thị kỹ thuật số là vị trí làm việc liên quan đến tiếp thị tới người tiêu dùng thông qua tất cả các kênh kỹ thuật số, bao gồm trang web, thiết bị di động, nền tảng truyền thông xã hội, hay thậm chí là các trang thương mại điện tử,… Là một Digital Intern bạn sẽ phụ trách việc lập kế hoạch Digital và theo dõi các chỉ số của chiến dịch nhằm tối ưu hoá để đạt hiệu quả tốt nhất theo mục tiêu đã đề ra.
Để chuẩn bị cho công việc của một Digital Intern, bạn cần có khả năng quan sát, cập nhật xu hướng nhanh nhất. Các kiến thức liên quan đến trang web, phương tiện truyền thông xã hội, công cụ tìm kiếm (Google, Cốc Cốc,..), hoặc bất kỳ công cụ nào có thể tiếp cận đến khách hàng trực tiếp hoặc gián tiếp cùng với nhiều phân tích dữ liệu khác nhau để trở thành một thực tập sinh ngành Digital Marketing chuyên nghiệp.
3. Design intern
Designer là vị trí thiết yếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Có nhiều lĩnh vực khác nhau mà thực tập sinh thiết kế (Design Intern) có thể lựa chọn theo đuổi, chẳng hạn như thiết kế đồ họa, thiết kế UX, thiết kế nội thất,.. Ngoài việc những sản phẩm nghệ thuật của họ phục vụ cho quá trình kinh doanh, tiếp thị của công ty, chúng còn giúp khách hàng nhận biết thương hiệu thông qua đặc trưng riêng biệt trong mỗi hình ảnh thương mại.
Yêu cầu quan trọng nhất của Design Intern là bạn cần thành thạo các công cụ thiết kế đồ hoạ cơ bản như Photoshop, Illustrator,…
4. Media intern
Khác với Content Intern, Media Intern sẽ có trực tiếp chịu trách nhiệm tham gia quản lý các nền tảng truyền thông xã hội (Facebook, Instagram,..) của một thương hiệu. Việc tìm kiếm và nghiên cứu các nền tảng truyền thông mới hoặc các website có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh cũng là một trong những công việc chính của họ. Các công việc này giúp tìm kiếm, duy trì và chăm sóc lượng khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng hiệu quả.
Kỹ năng làm việc với số liệu thành thạo có thể được coi là yêu cầu quan trọng nhất mà một Media Intern cần phải có. Bởi công việc liên quan trực tiếp các thông số, dữ liệu. Với công việc Media, thực tập sinh cũng sẽ cần khả năng ứng biến và giải quyết vấn đề để hỗ trợ cấp quản lý kịp thời.
5. SEO intern
Khi trở thành SEO Intern bạn sẽ được học cách sử dụng các công cụ tìm kiếm (Google Search, Bing, Yahoo,…) để giúp doanh nghiệp phát triển và đạt được mục đích truyền thông. Bao gồm việc nghiên cứu từ khóa, tối ưu SEO trên trang, SEO ngoài trang… Ngoài ra, thực tập sinh sẽ được hướng dẫn các nguyên tắc SEO khác nhằm phục vụ cho công việc của mình.
Bạn cần có tư duy lập chiến dịch SEO gồm thực thi các hoạt động triển khai cho kế hoạch từng thời điểm. Hơn hết, kỹ năng tối ưu content đa dạng chủ đề, trên nhiều nền tảng và quy trình tối ưu hóa chuẩn SEO cũng cần được chú trọng khi ứng tuyển vị trí SEO Intern.
6. Marketing intern
Khác với những vị trí khác trong phòng ban Marketing, trở thành Marketing Intern đồng nghĩa với việc bạn sẽ trực tiếp hỗ trợ mỗi bộ phận trong phòng Marketing. Bao gồm các công việc như theo dõi, hỗ trợ các chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi, lên kế hoạch và tổ chức sự kiện,…. Góp phần xây dựng các chiến dịch truyền thông tổng thể cho doanh nghiệp. Và một số công việc hậu cần như chuẩn bị các tài liệu quảng cáo và thuyết trình phục vụ cho phòng Marketing.
Trở thành Marketing Intern bạn cần có kiến thức tổng hợp ở các vị trí phía trên bao gồm: Content, Digital, Media,.. Ngoài ra, khả năng đọc báo cáo cũng sẽ giúp bạn thu thập và phân tích dữ liệu để xác định xu hướng tiêu dùng. Đồng thời, nghiên cứu ý kiến của người tiêu dùng và chiến lược tiếp thị, để có thể đề xuất điều chỉnh các chiến lược hiện tại cho phù hợp với tình hình thị trường.
7. HR intern
HR Intern là vị trí thuộc phòng ban Nhân sự. Công việc HR Intern xoay quanh việc hỗ trợ công việc hành chính và tuyển dụng của công ty. Bạn là người tìm kiếm ứng viên, thực hiện bước sàng lọc CV, sắp xếp lịch phỏng vấn. Với các ứng viên nhận được “offer”, HR Intern sẽ lập danh sách và thu thập dữ liệu bảng lương thích hợp.
Với Thực tập sinh HR bạn cần có kiến thức về Nhân sự hoặc quản lý nguồn nhân lực hoặc lĩnh vực liên quan. Có kiến thức làm việc về luật lao động Việt Nam. Ngoài ra, bạn sẽ cần thành thạo các công cụ tin học văn phòng như Microsoft, Outlook,…để phục vụ cho công việc.
8. Sale intern
Công việc của Sale Intern sẽ là người làm việc trực tiếp đến khách hàng. Bao gồm việc tiến hành tìm kiếm và kết nối các thông tin đối tác, khách hàng tiềm năng bằng các chiến lược như Tele Sale, Email Marketing,.. Ngoài ra, bạn sẽ được tham gia các cuộc họp và hỗ trợ bộ phận Sales để được phổ biến các chính sách bán hàng mới của công ty.
Trở thành một người Sale Intern bạn sẽ phải có khả năng làm việc dưới môi trường áp lực cao, thích ứng nhanh chóng với môi trường. Với những bạn có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời sẽ rất thành công trong việc “chốt đơn” với khách hàng.
9. Account intern
Bộ phận kế toán chắc chắn cũng là một trong những phòng ban có vai trò quan trọng đối với mọi công ty và doanh nghiệp. Là một Account Intern bạn sẽ hỗ trợ các cấp quản lý thực hiện báo cáo tài chính, hoàn thành các biểu mẫu thuế và thực hiện đối chiếu tài khoản của công ty với nhà cung cấp hoặc khách hàng.
Ứng tuyển vị trí Account Intern bạn cần là người có kiến thức chuyên môn về ngành cũng như có kiến thức cơ bản về nguyên tắc kế toán, GAAP và luật. Kỹ năng làm việc với những báo cáo, quen thuộc với phần mềm kế toán như FreshBooks, Wave,.. Hơn hết, bạn cần sự cẩn thận, tỉ mỉ để thực hiện tốt nhiệm vụ của phòng ban này.
10. Logistics intern
Logistics cũng được xem là ngành tiềm năng trong những năm gần đây. Là một Logistics Intern bạn sẽ học cách quản lý và điều phối công việc, viết báo cáo hậu cần tuỳ theo mỗi công ty, doanh nghiệp có lĩnh vực khác nhau. Hỗ trợ cấp quản lý theo dõi các các dự án liên quan đến chuỗi cung ứng và khâu vận tải hàng hoá.
Khả năng giải quyết vấn đề và giao tiếp tốt là rất cần thiết. Ngoài ra, Logistics Intern cần có khả năng đa tác vụ trong một môi trường có nhịp độ nhanh, khả làm việc nhóm và làm việc độc lập để đáp ứng công việc.
Xem thêm:
– Cách deal lương khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng khéo léo, hiệu quả
– CV là gì? Tổng hợp 10 lỗi thường gặp khi viết CV cần phải lưu ý
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng với nhà tuyển dụng
Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn đang và sẽ bắt đầu với vị trí thực tập sinh biết được cách ghi điểm trong quá trình thực tập tại công ty mơ ước. Đừng quên chia sẻ bài viết với nhiều người hơn, nếu bạn thấy bổ ích nhé!
Nguồn tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Internship
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Intern là gì? Cách để ghi điểm khi thực tập tại doanh nghiệp tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.