Bạn đang xem bài viết CEO là gì? Tố chất cần có nếu muốn trở thành CEO trong tương lai tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
CEO hay Tổng giám đốc là một khái niệm không còn lạ ở Việt Nam, nhưng chắc hẳn vẫn còn khá nhiều người vẫn chưa hiểu rõ vai trò của công việc này. Đây là công việc được rất nhiều người ao ước vì danh vọng và địa vị mà nó mang lại. Để hiểu rõ hơn về vị trí này cùng như câu trả lời cho CEO là gì hãy cùng thao khảm qua bài viết này nhé.
I. CEO là gì?
1. Định nghĩa CEO là gì?
CEO là từ viết tắt của Chief Executive Officer có nghĩa là Tổng giám đốc. Đây là vị trí đóng vai trò lãnh đạo, điều hành, quyết định mọi chiến lược của công ty, cơ quan hay tổ chức. Tùy theo quy mô của tổ chức mà CEO sẽ chịu trách nhiệm, báo cáo trước hội đồng quản trị cũng như được hội đồng bầu ra. Hay nếu CEO là người sáng lập hoặc đồng sáng lập thì hội đồng quản trị sẽ đóng vai trò cố vấn cho CEO.
Tìm việc làm, tuyển dụng Thư ký có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Admin Hậu Cần Tận Tâm
– Trợ lý Giám đốc Ngành hàng Bách Hóa Xanh
2. Vai trò của một CEO trong doanh nghiệp
Với vai trò là đầu tàu, người đại diện của một công ty, CEO sẽ phải vạch ra các chiến lược theo đúng tầm nhìn và sứ mệnh cũng như phải chịu trách nhiệm cho việc lập các kế hoạch, chiến lược đó. Chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm cho việc phát triển công ty, lợi nhuận và đảm bảo đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Không những thế, một CEO tốt còn phải đảm bảo vận hành ổn định bộ máy nội bộ của doanh nghiệp từ nhân sự, cơ cấu tổ chức, vận hành cho đến phê duyệt những dự án phát triển, chính sách nhân sự, tài chính, đánh giá nội bộ của một công ty.
3. Sự tác động đối với doanh nghiệp khi thay đổi CEO
Vì CEO là vị trí quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp, cho nên mỗi khi có sự thay đổi ở vị trí này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến nhiều mặt của công ty. Sự tác động có thể nhận thấy rõ rệt nhất sẽ là giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Tùy theo nhận định của những nhà đầu tư về khả năng lãnh đạo của vị CEO mới, mà giá cổ phiếu biến động có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào niềm tin này.
II. Nhiệm vụ và công việc của CEO trong doanh nghiệp
1. Hoạch định
Để thể hiện vai trò lãnh đạo của bản thân, CEO cần phải hoạch định các chiến lược tầm nhìn, giá trị cốt lõi của công ty. Chiến lược phát triển kinh doanh, ngân sách của các phòng ban. Đồng thời phải thực hiện các nghị quyết, kế hoạch kinh doanh và đầu tư của hội đồng quản trị hay đại hội cổ đông đã thông qua. Cũng như trình lên hội đồng quản trị kế hoạch năm tài chính tiếp theo và đề xuất thêm những biện pháp nâng cao hoạt động, quản lý công ty.
2. Phát triển sản phẩm mới
Quyết định việc ra mắt các sản phẩm/dịch vụ mới cũng như đa dạng hóa các sản phẩm/dịch vụ đang có sẵn. Đồng thời dựa vào tình hình kinh doanh, cùng các khảo sát theo từng phân khúc khách hàng để đưa ra chiến lượng phát triển sản phẩm hợp lý. Tất cả vì mục đích cuối cùng là tăng doanh thu lợi nhuận cho công ty.
3. Xây dựng thương hiệu
Được xem là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp, CEO không những phải xây dựng hình ảnh cho bản thân mà còn phải đưa ra các quyết định, chiến lược, chiến dịch quảng bá sản phẩm, chương trình phát triển thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Nhằm mục đích cuối cùng là tăng độ nhận diện doanh nghiệp, giúp công ty trở nên nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh.
4. Tài chính
CEO sẽ là người chịu trách nhiệm về các tiêu chí tài chính trước hội đồng quản trị. Duyệt các khoản chi phí trong phạm vi ngân sách cùng các quy định về tài chính. Ngoài ra còn phải chuẩn bị dự toán dài hạn cho doanh nghiệp trình lên để hội đồng quản trị thông qua và thay mặt hội đồng quản trị quyết định ký kết các hợp đồng tài chính, thương mại,…
5. Đầu tư
Với vai trò là người cuối cùng đánh giá, thẩm định tiềm năng của các dự án đầu tư. Tổng giám đốc đồng thời cũng là người đưa ra quyết định thực hiện các dự án đó cũng như các kế hoạch vay, mua bán cổ phiếu, trái phiếu
6. Chính sách, quy định, quy chế
Để điều hành tốt hoạt động của doanh nghiệp, một CEO tốt cần phải thông qua các chính sách kinh doanh, nhân sự, tiếp thị, tín dụng, mua bán, dịch vụ,… Đồng thời xem xét tình trạng vận hành thực tế của công ty để đưa ra những thay đổi, chỉnh sửa phù hợp mà chính CEO phải là người đi đầu làm gương.
7. Tổ chức
Tong đối nội Tổng giám đốc sẽ quyết định về cấu trúc nhân sự như số lượng, vị trí, bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các chức vụ. Tham khảo ý kiến của hội đồng quản trị để quyết định cấu trúc lương, khen thưởng, thang bảng lương và các phương thức thanh toán lương cho nhân viên, cán bộ.
8. Hoạt động điều hành
Đóng vai trò là cầu nối giữa công ty và hội đồng quản trị nên trách nhiệm của CEO là cực kỳ cao trong việc đảm bảo hoạt động điều hành của doanh nghiệp. Thỏa thuận chức năng, mục tiêu cho các giám đốc, phòng ban.
Đánh giá hoạt động, chỉnh sửa kế hoạch sao cho phù hợp với thực tế. Báo cáo các hoạt động của công ty cho hội đồng quản trị cũng như thực thi các kế hoạch đã được thông qua.
III. Tố chất cần có để trở thành một CEO trong tương lai
1. Kiến thức đa lĩnh vực
Đây là một trong những tố chất bắt buộc phải có ở một CEO, Ngoài các kiến thức chuyên môn, bạn cần có tầm nhìn xa và bao quát mọi vấn đề cùng khối lượng lớn kiến thức trên nhiều lĩnh vực.
Bạn sẽ phải đảm nhiệm, quán xuyến hết mọi mặt của doanh nghiệp từ việc điều hành hoạt động, nhân sự, tài chính cho đến lên kế hoạch kinh doanh, báo cáo với hội đồng quản trị.
2. Nền tảng về khoa học quản trị
Là nền tảng cơ bản của một nhà quản trị xuất sắc, bạn không những phải nắm vững kiến thức điều hành chuyên môn khi được đào tạo. Mà còn phải liên tục cập nhật, đổi mới những phương thức quản trị đó cho phù hợp với tình hình thực tế.
Luôn tìm tòi học hỏi những cái mới, đưa những công nghệ tân tiến là xu hướng của tương lai về áp dụng để giúp doanh nghiệp của bạn không bị lạc hậu so với các đối thủ khác.
3. Kinh nghiệm, kĩ năng
Ngoài kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, một CEO tốt còn cần phải có vốn sống dày dặn, đối nhân xử thế tốt, cư xử tinh tế để đảm bảo giữ hòa khí trong nội bộ doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng và sự quý mến từ cấp dưới. Qua đó mới có thể giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Chính vì những yêu cầu khá cao nên trước khi trở thành một CEO bạn cần phải có kinh nghiệm va chạm, thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực,… Để có thể tạo bản lĩnh điều hành một tập thể lớn sau này.
4. Chịu được áp lực, sức khỏe tốt
Dưới áp lực cực kỳ lớn từ nhiều hướng, chắc chắn CEO không phải là vị trí dành cho những bạn không có sức khỏe tốt hay chẳng chịu được áp lực cao. Bản lĩnh và tinh thần vững chắc là thứ cực kỳ thiết yếu để giúp bạn vượt qua những sóng gió, khó khăn trong công việc.
5. Tố chất bẩm sinh
Kinh nghiệm và kỹ năng là những thứ có thể tích lũy và rèn luyện qua thời gian, tuy nhiên tố chất bẩm sinh là thứ mà bạn không thể nào luyện được. Để thành công CEO ngoài các kỹ năng còn cần phải có tài năng bẩm sinh về lãnh đạo, chỉ số thông minh, cảm xúc, tư duy tổng hợp, quan sát,… Chính vì thế không phải ai cũng có thể trở thành một CEO.
6. Con người của trí tuệ cảm xúc
CEO là người nắm giữ quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp giữa thương trường khắc nghiệt. Thế nên, Tổng giám đốc cần phải nhanh nhạy, chính xác trong từng quyết định của bản thân không được quá lý trí hay quá cảm xúc.
7. Tầm nhìn chiến lược
Ở thời đại công nghệ khoa học phát triển như vũ bão hiện nay, người lãnh đạo cần phải nắm trong tay khả năng quản trị nhân sự vì con người là yếu tố nòng cốt của mọi doanh nghiệp. Nếu nắm vững khả năng này, bạn có thể thúc đẩy sự phát triển của công ty nhờ vào việc thấu hiểu nhân viên của mình.
8. Tư duy sáng tạo
Giữa rất nhiều doanh nghiệp đang có mặt trên thị trường thì khả năng tư duy sáng tạo của người lãnh đạo sẽ nắm vai trò làm nổi bật doanh nghiệp. Tuy nhiên, mọi sự sáng tạo vẫn phải đặt khách hàng làm trung tâm, nâng cao trải nghiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp.
9. Người truyền cảm hứng
Là người đứng đầu một công ty chắc, hẳn mặc định bạn chính là tấm gương cho cấp dưới noi theo. Vì vậy mà, bạn phải cần mẫn, mang đến cảm hứng làm việc, tình yêu, niềm tin với doanh nghiệp để có thể truyền cảm hứng cho các nhân viên khác.
Không những thế bạn phải là người nắm vững những triết lý phù hợp cho công việc tập thế như ”Muốn đi nhanh thì hãy đi một mình, nếu muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau“, “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”,… Để có thể hiểu được tầm quan trọng của giá trị con người, từ đó đưa ra cách ứng xử phù hợp để ươm mầm tài năng cho doanh nghiệp.
10. Bậc thầy trong giao tiếp, đàm phán và ứng dụng
Đề thành công thì kỹ năng đàm phán và kỹ năng giao tiếp là điều bắt buộc phải có. Thậm chí cần phải trở thành bậc thầy trong lĩnh vực này, nhằm ứng dụng vào việc đối ngoại với đối tác hay đối nội với nhân viên trong công ty. Vì vị trí lãnh đạo của mình mỗi lời nói, văn bản của bạn sẽ cực kỳ có sức nặng nên cần phải tỉ mỉ, tinh tế trong việc lựa chọn câu từ.
IV. Bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO
Vai trò xây dựng thiên hiệu cá nhân cho CEO hay hình ảnh cho CEO cũng rất quan trọng. Vì CEO là người đại diện, bộ mặt của doanh nghiệp với một hình ảnh đẹp sẽ tạo niềm tin cho khách hàng, cũng như đối tác. Ngoài ra còn có thể truyền cảm hứng, là tấm gương tốt để cấp dưới hướng theo.
1. Xây dựng thương hiệu của riêng CEO với phong cách riêng
Với một phong cách riêng biệt sẽ giúp CEO trở nên nổi bật, thu hút được truyền thông và gây ấn tượng mạnh với khách hàng và đối tác. Thương hiệu cá nhân của CEO sẽ thể hiện qua lời nói, cử chỉ, trang phục,…
2. Xây dựng thương hiệu thông qua đội ngũ nhân viên
Con người luôn là nhân tố chủ chốt của các doanh nghiệp, chính vì thế ngoài thương hiệu cá nhân CEO có thể xây dựng thương hiệu thông qua đội ngũ nhân viên của mình. Với một đội ngũ mạnh mẽ, năng động, không ngừng sáng tạo sẽ giúp hình ảnh của CEO và công ty được hưởng lợi theo.
3. Tận dụng tối đa chức danh CEO
Với vị thế lãnh đạo của mình, CEO luôn là người mà giới truyền thông muốn tiếp cận nhất. Chính vì thế, hãy tận dụng đều này để quảng bá doanh nghiệp ở mức tối đa mà không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền để quảng cáo.
4. Trở thành người đi đầu trong các ý tưởng
Khi đã thành công trên cương vị CEO, những điều mà bạn chia sẻ rất dễ được đón nhận, đặc biệt là các ý tưởng. Khi ý tưởng của bạn trở nên phổ biến, bạn sẽ trở thành người đi đầu và thu được lợi ích từ các ý tưởng đó.
5. Sử dụng mạng xã hội một cách thông minh
Ở thời đại công nghệ phát triển như hiện tại, mọi người dễ dàng kết nối với nhau thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,… Và đây cũng là mảnh đất màu mỡ để CEO thể hiện phong cách của riêng mình một cách dễ dàng.
V. Phân biệt với một số vị trí giám đốc khác
1. Sự khác biệt giữa CEO và COB
Giám đốc điều hành (CEO) sẽ chỉ đạo các khía cạnh hoạt động của một công ty. Trong khi hội đồng quản trị sẽ đóng vai trò giám sát toàn bộ công ty, và người đứng đầu hội đồng quản trị sẽ được gọi là chủ tịch hội đồng quản trị (COB).
Có thể dễ dàng nhận thấy COB có quyền hạn lớn hơn CEO, nhưng COB không có quyền lớn hơn hội đồng quản trị. Trong một số trường hợp, CEO và COB có thể là cùng một người, nhưng nhiều công ty tách 2 vị trí này riêng biệt.
2. Sự khác biệt giữa CEO và CFO
Giám đốc tài chính (CFO) là người chịu trách nhiệm về mặt tài chính của một công ty. Trong khi các CEO quản lý mọi mặt của doanh nghiệp, các CFO sẽ chỉ tập trung đặc biệt vào các vấn đề tài chính.
Giám đốc tài chính phân tích điểm mạnh tài chính của công ty và đưa ra khuyến nghị để cải thiện điểm yếu tài chính. CFO cũng sẽ là người theo dõi dòng tiền và giám sát việc lập kế hoạch tài chính của công ty, chẳng hạn như các khoản đầu tư và cấu trúc vốn.
Tìm hiểu thêm: Các chức danh CEO, CFO, CMO, CLO, CCO, COO, CPO, CHRO, CIO
VI. Cơ hội nghề nghiệp dành cho một CEO
1. Mức lương và cơ hội của vị trí CEO
Ở Việt Nam tùy theo khu vực và vùng miền mà mức lương một CEO nhận được sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ nằm trong khoảng từ 8,000 – 40,000 USD. Tuy nhiên để đạt được mức lương mơ ước này, bạn cần trung bình 24 năm kể từ lúc bắt đầu đi làm để có thể leo lên vị trí CEO trừ đi yếu tố gia đình.
Lúc đầu bạn sẽ chỉ có thể làm việc ở các vị trí thấp hơn. Sau đó, bạn mới có thể tích lũy kinh nghiệm, học hỏi và thể hiện bản thân phù hợp với vị trí đó. Tuy nhiên, đây là một quá trình dài, phụ thuộc vào nhiều yếu tố và đặc biệt là phải may mắn.
2. Một số CEO thành công tại Việt Nam và nước ngoài
Một CEO thành công là người có thể thúc đẩy sự thành công của công ty về mặt tài chính đồng thời cải thiện điều kiện và đời sống của nhân viên trong công ty. Một số CEO thành công trong và ngoài nước là:
– CEO của Popeyes – bà Cheryl Bachelder tiếp nhận Popeyes vào năm 2007 trong trạng thái đi xuống về mặt thương hiệu và doanh số kinh doanh. Nhờ các chính sách và chiến lược hợp lý Popeyes đã tăng 25% doanh thu, 40% lợi nhuận và cổ phiếu tăng gấp ba lần vào năm 2014.
– Tầm nhìn xa cũng là một yếu tố thành công điển hình là CEO Jeff Bezos đã từ bỏ quỹ đầu tư để thành lập và xây dựng đế chế Amazon trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Không dừng lại ở đó, Jeff Bezos cũng đã trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới vào năm 2017.
– Ở Việt Nam tiêu biểu nhất là CEO Phạm Nhật Vượng của tập đoàn Vingroup. Với tầm nhìn của mình, Phạm Nhật Vượng đã sáng lập Vingroup và rất thành công trong lĩnh vực bất động sản. Đưa ông Vượng thường xuyên nằm trong top các tỷ phú giàu nhất thế giới theo Forbes.
– Trong lĩnh vực hàng không, đặc biệt là hàng không giá rẻ thì VietJet Air là hãng hàng không rất quen thuộc với người dùng Việt Nam. Đứng sau sự thành công đó là CEO Nguyễn Thị Phương Thảo nhờ việc đưa khái niệm hàng không giá rẻ vào thị trường Việt Nam.
VII. Học ngành gì, tại trường nào để trở thành CEO
1. Ngành học
Vậy học ngành gì để trở thành một CEO? Có lẽ là câu hỏi mà nhiều người muốn tìm câu trả lời nhất, tuy nhiên như đã phân tích ở trên CEO cần rất nhiều kiến thức của các ngành nghề khác nhau. Cho nên học ngành nào không quan trọng, mà chính các yếu tố năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm, tố chất và sự may mắn mới quyết định bạn có thành công không. Tuy nhiên bạn có thể lựa chọn ngành học Quản trị kinh doanh, vì đây là ngành đào tạo gần với một CEO nhất.
Với ngành quản trị kinh doanh bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu từ lý thuyết kinh tế, triết lý kinh doanh, văn hóa, xã hội,… Giúp bạn phát triển toàn diện các kỹ năng quan trọng mà một CEO cần phải có như khả năng điều hành, quản lý nhân sự, lập kế hoạch, xây dựng chiến lược,… Ngoài ra khi theo học quản trị kinh doanh sẽ thúc đẩy bạn tự giác học hỏi, trau dồi kiến thức và nâng cao các kỹ năng phân tích, phán đoán.
2. Trường đào tạo
Sau đây sẽ là một số trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh rất tốt tại hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Tại Hà Nội:
– Trường Đại Học Thương Mại
– Trường Đại Học Ngoại Thương
– Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Hà Nội
– Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
– Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
– Học Viện Ngân Hàng
– Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hàng Hà Nội
– Trường Đại Học Mở Hà Nội
Tại TP Hồ Chí Minh:
– Đại học Ngoại thương – Cơ sở phía Nam
– Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
– Đại học Tài chính – Marketing
– Đại học Kinh tế TP.HCM
– Đại học Quốc tế Hồng Bàng
– Đại học Hoa Sen
– Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
– Đại học Ngân hàng TP.HCM
Xem thêm:
>> IT là gì? Các yêu cầu và cơ hội việc làm của ngành IT
>> HR là gì? Các vị trí trong ngành và cơ hội thăng tiến trong tương lai
>> Cộng tác viên (CTV) là gì? Các công việc và kỹ năng cần có của CTV
Qua bài viết này mong rằng bạn đã hiểu hơn về CEO cũng như các tố chất cần có để trở thành một CEO trong tương lai. Hãy chia sẻ bài viết cho nhiều hơn bạn nhé!
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tổng_giám_đốc_điều_hành
Cảm ơn bạn đã xem bài viết CEO là gì? Tố chất cần có nếu muốn trở thành CEO trong tương lai tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.