Bạn đang xem bài viết Quy trình đào tạo nhân viên bán hàng mang lại hiệu quả tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhân viên bán hàng là người trực tiếp làm việc với khách hàng nên phải được đào tạo theo quy trình rõ ràng. Một quy trình bài bản, chỉn chu sẽ đào tạo ra những nhân viên ưu tú, nắm vững kiến thức chuyên môn và mang lại hiệu quả cao. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ít về quy trình đào tạo nhân viên bán hàng. Hãy theo dõi ngay nhé!
I. Quy trình đào tạo nhân viên bán hàng là gì?
– Đào tạo nhân viên bán hàng là quá trình hướng dẫn, giảng dạy các công việc chính cho nhân viên trong bộ phận bán hàng. Việc đào tạo này sẽ bao gồm đào tạo về kiến thức chuyên môn, hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, các kỹ năng mềm cần có và cách xử lý tình huống khi giao dịch với khách hàng. Mục đích là để cho nhân viên nắm rõ về sản phẩm, dịch vụ của công ty và có thể thực hiện công việc đúng theo trách nhiệm của mình. Quy trình đào tạo giúp cho từng nhân viên trong doanh nghiệp làm việc hiệu quả cao hơn, thống nhất hơn và chuyên nghiệp hơn. Ngay cả khách hàng cũng sẽ cảm thấy hài lòng với chất lượng phục vụ
– Một số lưu ý khi xây dựng quy trình đào tạo:
+ Để có đào tạo ra một nhân viên giỏi, bạn phải tuyển dụng được người có năng lực và phù hợp với vị trí công việc.
+ Phải xác định rõ ngay từ ban đầu mục tiêu của việc đào tạo này sẽ là gì? Sẽ đào tạo ra một nhân viên như thế nào?
+ Lên kế hoạch nội dung đào tạo chi tiết, bài bản và phải phù hợp với đội ngũ nhân viên đó. Doanh nghiệp không nên hướng dẫn các công việc và kiến thức không liên quan đến việc bán hàng.
+ Phải đào tạo kịp thời, liên tục: tùy theo sự phát triển của thị trường và công ty, doanh nghiệp cần phải đào tạo thêm những cái mới cho nhân viên để tránh dậm chân tại chỗ.
+ Tiến hành xem xét, đánh giá kết quả đào tạo: đánh giá xem quy trình đó có phù hợp hay chưa? Chưa phù hợp ở điểm nào và cần cải thiện những gì?
Tuyển nhân viên bán hàng có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên bán hàng siêu thị AVAKids
– Nhân viên Tư Vấn Bán Hàng Thế Giới Di Động
II. Lợi ích của việc đào tạo nhân viên bán hàng
– Tăng cường mối liên kết giữa nhân viên và doanh nghiệp: sự quan tâm của doanh nghiệp dành cho nhân viên thể hiện ở quy trình đào tạo. Không phải nhân viên nào cũng muốn làm việc xuyên suốt ở một doanh nghiệp. Nếu không có hoạt động đào tạo thường xuyên thì sẽ tạo nên cảm giác nhàm chán cho nhân viên. Họ sẽ cảm thấy bản thân mình đã học hết những điều ở doanh nghiệp này và cần đổi nơi làm việc khác hấp dẫn hơn.
– Tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp: doanh nghiệp uy tín là doanh nghiệp có nhân viên uy tín và hỗ trợ khách hàng hết mình. Chính vì thế, quy trình đào tạo bài bản sẽ mang lại cho doanh nghiệp những nhân viên chuyên nghiệp.
– Tăng doanh thu: khi nhân viên đã có kỹ năng bán hàng thì việc tư vấn, bán hàng, hỗ trợ khách hàng không còn là vấn đề khó nữa. Chi phí đào tạo nhân viên chỉ là một phần nhỏ nhưng có thể đem lại lợi ích lớn về lâu dài.
– Nâng cao trải nghiệm của khách hàng: nhân viên bán hàng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Việc đào tạo bài bản sẽ giúp nhân viên nhìn thấu khách hàng và thỏa mãn các nhu cầu của họ.
– Sở hữu một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp: con người là yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp. Chỉ cần một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp thì việc bán hàng đã không còn là vấn đề nữa.
– Gia tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ: thứ tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp không chỉ là sản phẩm mà còn là nguồn nhân lực. Một doanh nghiệp có sản phẩm tốt nhưng không có những nhân viên bán hàng giỏi thì năng lực cạnh tranh sẽ bị giảm xuống.
III. 5 bước của quy trình đào tạo nhân viên bán hàng
Quy trình đào tạo chuyên nghiệp phải được phân chia ra thành từng bước và cách thực hiện rõ ràng. Quy trình đào tạo phải hướng đến mục tiêu kinh doanh và phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.
1. Đào tạo về kiến thức sản phẩm
Muốn tư vấn một sản phẩm cho khách hàng thì nhân viên bán hàng phải là người am hiểu về về sản phẩm đó. Bạn không thể làm cho khách hàng hiểu sản phẩm của mình nếu chính bạn cũng không hiểu nó. Chính vì thế, đào tạo kiến thức về sản phẩm rất quan trọng và là điều cơ bản trong quy trình đào tạo.
Đào tạo kiến thức về sản phẩm là cho nhân viên biết về các thông tin của sản phẩm đó như: tên gọi, mức giá, công dụng, chức năng, điểm nổi bật,… Đưa ra những điểm mà khiến khách hàng phải chọn sản phẩm của bạn chứ không phải của đối thủ. Điều này sẽ làm tăng khả năng thuyết phục khách hàng của nhân viên.
2. Đào tạo về văn hóa làm việc
Văn hóa làm việc của nhân viên cũng chính là của doanh nghiệp. Bất cứ công ty nào cũng muốn nhân viên thay mình quảng bá nét văn hóa đặc trưng. Điều này giúp khách hàng ấn tượng và không nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác.
Đào tạo văn hóa làm việc là đào tạo về cách cư xử, cách giao tiếp, cách tư vấn, cách xử lý tình huống sao cho tinh tế. Hơn nữa, đây cũng là việc đào tạo cho nhân viên về giờ giấc, cách thức, chính sách làm việc,… của doanh nghiệp để họ tuân theo.
3. Đào tạo các kỹ năng bán hàng
Kỹ năng bán hàng là điểm mấu chốt mà nhân viên cần có. Đây là thứ quyết định khiến khách hàng phải mua sản phẩm. Đào tạo kỹ năng bán hàng là đào tạo về:
– Kỹ năng giao tiếp: điều khách hàng nhìn thấy đầu tiên khi vào cửa hàng là nhân viên bán hàng và ghi điểm hay không là ở bước này. Không có ai mua hàng mà muốn bị nhân viên ngó lơ. Nhân viên bán hàng có thể nở một nụ cười tươi cùng một cái gật đầu hay là câu nói xin chào cho dù khách có mua hàng hay không. Và trong quá trình mua hàng, nhân viên nên hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm, dịch vụ để cho khách hàng hiểu hơn về nó. Lời nói phải nhẹ nhàng, luôn chủ động chào hỏi, tư vấn cho khách.
– Kỹ năng thuyết phục: khách hàng luôn có tâm lý e dè khi mua những sản phẩm có giá trị cao hoặc sản phẩm liên quan đến sức khỏe. Nhân viên bán hàng sẽ chịu trách nhiệm giải đáp hết những thắc mắc và các mối lo ngại trong lòng khách hàng. Khách hàng có quyết định mua hay không là phụ thuộc vào kỹ năng thuyết phục của nhân viên bán hàng.
– Kỹ năng xử lý tình huống: trong quá trình bán hàng luôn có những tình huống bất ngờ xảy ra. Nếu không xử lý một cách khéo léo, doanh nghiệp sẽ mất uy tín với khách hàng. Hơn nữa, bạn không chỉ mất một mà là nhiều khách hàng thông qua hình thức truyền miệng. Nếu khách hàng đó là KOL hoặc có một số lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội thì doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
4. Hướng dẫn sử dụng các công cụ bán hàng
Kiến thức về sản phẩm thôi là chưa đủ. Trong quá trình bán hàng, nhân viên phải sử dụng các công cụ như: máy tính, máy quẹt thẻ, máy quét mã vạch, máy in, phần mềm quản lý bán hàng,… Các công cụ này giúp việc bán hàng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. Nếu không được hướng dẫn sử dụng, nhân viên bán hàng sẽ lúng túng và có thể làm sai, dẫn đến ảnh hưởng tới khách.
5. Khuyến khích nhân viên tạo môi trường chia sẻ kinh nghiệm
Giữa những nhân viên bán hàng phải có sự liên kết, chia sẻ kinh nghiệm làm việc với nhau. Đặc biệt là những nhân viên mới rất cần được hỗ trợ trong quá trình làm việc. Đã làm việc chung thì phải giúp đỡ nhau, không nên dấu nghề vì như thế sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của cả bộ phận bán hàng. Môi trường tốt, đồng nghiệp tốt sẽ khiến cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
IV. Một số hình thức đào tạo nhân viên bán hàng
– Tham gia hội thảo trực tuyến: hội thảo cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và lên lịch hợp lý. Hội thảo trực tuyến nhưng không nên quá dài và cần có các nội dung hấp dẫn. Doanh nghiệp có thể tổ chức các hội thảo thường xuyên là liên tục để cập nhật ngay những thông tin mới nhất cho nhân viên bán hàng.
– Tham gia các khóa học bán hàng: việc tham gia các khóa học giúp trang bị cho nhân viên những kiến thức chuyên sâu hơn. Khóa học có theo 2 hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến nhưng cần linh động thời gian để nhân viên có thể sắp xếp. Đã là khóa học thì phải có lộ trình cụ thể và phân chia các nội dung trong từng buổi học, phải mang lại hiệu quả cho nhân viên bán hàng.
– Thuê chuyên gia đào tạo nhân viên: những chuyên gia đã có trải nghiệm và kiến thức chuyên môn thì lời nói của họ rất đáng tin cậy. Họ sẽ chia sẻ lại những câu chuyện, kinh nghiệm, khó khăn và cách giải quyết của mình trong quá trình làm việc. Hơn nữa, chuyên gia là người có thể truyền cảm hứng cho nhân viên và phần nào giúp họ phát triển hơn, cảm thấy yêu nghề hơn.
– Tổ chức các buổi thảo luận nội bộ: đây là một cách làm tăng sự gắn kết giữa các nhân viên trong bộ phận bán hàng. Ngoài ra, buổi thảo luận còn là cơ hội để chia sẻ những kinh nghiệm và các tình huống gặp phải trong quá trình làm việc. Nó giúp mọi người thoải mái hơn, thân thiết với nhau hơn.
– Tiến hành thiết lập cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn: thiết lập cơ sở dữ liệu chuẩn giúp ích cho việc giám sát tiến độ của nhân viên. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu cung cấp cho nhân viên nguồn kiến thức dồi dào và chuẩn hóa quy trình làm việc.
V. Các yếu tố làm giảm chất lượng đào tạo nhân viên bán hàng
Có thể nói, đào tạo là khâu đầu tiên và quan trọng nhất. Một quy trình đào tạo chuẩn sẽ hình thành nên những nhân viên giỏi. Dưới đây là những yếu tố làm giảm chất lượng đào tạo nhân viên bán hàng.
1. Chưa xác định rõ nhu cầu, mục tiêu đào tạo
Không phải cứ đào tạo nhiều thứ thì nhân viên sẽ giỏi. Trước khi tiến hành đào tạo nhân viên bán hàng, bộ phận nhân sự cần xác định xem mục đích của việc đào tạo này là gì? Cần đào tạo những nội dung gì? Đào tạo trong bao lâu? Nếu không xác định rõ ràng thì sẽ làm mất thời gian, tiền bạc của doanh nghiệp mà không đem lại hiệu quả.
2. Quy trình tổ chức thiếu chuyên nghiệp, bài bản
Trước khi đào tạo, doanh nghiệp cần thống nhất về quy trình như thế nào cho hợp lý. Có thể nhờ các chuyên gia hoặc những người có kinh nghiệm lâu năm trong công ty đề xuất quy trình đào tạo. Nếu quy trình không thống nhất hay không hợp lý sẽ khiến nhân viên bán hàng khó tiếp thu và hiệu quả không cao.
3. Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo còn eo hẹp
Đào tạo nhân viên bán hàng là đầu tư cho bộ mặt của công ty. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vừa và lớn còn khá coi nhẹ việc đầu tư kinh phí cho việc đào tạo. Còn một số doanh nghiệp nhỏ lại không đủ khả năng chi trả nhiều cho đào tạo nhân viên. Việc thiếu kinh phí dẫn đến đào tạo sơ sài, thiếu chuyên sâu và không được bài bản. Điều này sẽ gây nên các hệ lụy trong quá trình làm việc của nhân viên về sau này.
4. Chưa tìm được phương thức đào tạo phù hợp
Phương thức đào tạo thế nào là phù hợp? Phương thức đào tạo phải phù hợp với năng lực của nhân viên và kinh phí của công ty. Chẳng hạn, hầu hết các nhân viên bán hàng của công ty A đều chỉ tốt nghiệp THPT nhưng công ty lại tổ chức một buổi hội thảo do giáo sư nước ngoài làm diễn giả. Điều này gây khó khăn cho nhân viên trong việc tiếp thu kiến thức.
5. Thiếu trau chuốt cho phần nội dung đào tạo
Một số doanh nghiệp chưa hiểu được lợi ích của quy trình đào tạo nhân viên nên chỉ làm qua lo, sơ sài. Trong quá trình làm việc, nhân viên có thể không thống nhất thông tin với nhau. Từ đó gây ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng và uy tín của công ty.
Xem thêm:
– Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng và cách trả lời hay
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp bán hàng trong CV thu hút nhất
– Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh, bán hàng trong CV
Hy vọng bài viết này mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về quy trình đào tạo nhân viên bán hàng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên để lại bình luận bên dưới và chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Quy trình đào tạo nhân viên bán hàng mang lại hiệu quả tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.