Bạn đang xem bài viết Chữ ký điện tử là gì? Sự khác nhau giữa chữ ký số và điện tử tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong thời kỳ công nghệ ngày một phát triển như hiện nay, việc sử dụng chữ ký điện tử đã không còn quá xa lạ với nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Nó không chỉ được sử dụng trong các văn bản, hợp đồng mà còn có giá trị tương đương như một chữ ký tay bình thường. Vậy bạn đã hiểu về chữ ký điện tử là gì chưa? Hãy cùng mình khám phá về khái niệm, lợi ích và ứng dụng của chữ ký điện tử trong cuộc sống. Đặc biệt, bài viết còn giúp bạn đọc phân biệt được chữ ký điện tử và chữ ký số ngay trong bài viết này, cùng tìm hiểu ngay nhé!
I. Chữ ký điện tử
1. Chữ ký điện tử là gì?
Tại khoản 1 Điều 21 Luật giao dịch điện tử năm 2005 có quy định như sau: “Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.”
Do đó, chúng ta có thể hiểu rằng chữ ký điện tử (Electronic Signature) là một đoạn thông tin được đi kèm với dữ liệu điện tử (bao gồm chữ viết, hình ảnh, âm thanh,…) nhằm mục đích xác nhận người ký thông điệp dữ liệu. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện cho sự chấp thuận của người đó đối với nội dung đã được ký, loại chữ ký này sẽ được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm ngành luật:
– Nhân viên Pháp chế Luật dân sự và Luật hình sự
– Chuyên viên Pháp Chế – Luật Tố Tụng/ Hình Sự
2. Chữ ký điện tử có bảo mật an toàn dữ liệu không?
Chữ ký điện tử có nhiều lớp bảo mật và xác thực được tích hợp, cùng với các bằng chứng giao dịch được tòa án chấp nhận, ví dụ như giấy chứng nhận đăng ký. Giấy chứng nhận đăng ký bao gồm thông tin cụ thể về người sử dụng chữ ký điện tử. Ví dụ như thông báo cho chủ doanh nghiệp biết ai là người đã sử dụng chữ ký điện tử, hình ảnh chữ ký, dấu thời gian của sự kiện chính và địa chỉ IP của người ký và nhiều thông tin nhận dạng khác.
Sau khi quá trình ký hoàn tất, một số nhà cung cấp có thể niêm phong các kỹ thuật bằng Cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI), một công nghệ tiêu chuẩn trong ngành. Con dấu này cho biết chữ ký điện tử hợp lệ và không thể bị giả mạo hoặc thay đổi kể từ ngày ký.
3. Lợi ích khi sử dụng chữ ký điện tử
– Tiết kiệm thời gian cho người sử dụng trong quá trình thực hiện hoạt động giao dịch điện tử.
– Linh hoạt trong cách thức: Khi sử dụng chữ ký điện tử, bạn có thể thực hiện các giao dịch như: ký hợp đồng điện tử, ký cam kết qua mail, ký thanh toán bằng bút điện tử tại các quầy giao dịch,… ở bất kỳ đâu, với bất kỳ nơi nào mà họ đang sử dụng loại hình chữ ký điện tử. Nhất là ở thời đại 4.0, khi giá trị pháp lý của các hợp đồng điện tử được đảm bảo, thì chữ ký điện tử càng đóng một vai trò quan trọng hơn.
– Đơn giản hóa quy trình chứng nhận: Với chữ ký điện tử, bạn sẽ không phải mất quá nhiều thời gian cho các quy trình chuyển, gửi tài liệu hồ sơ đến đối tác, khách hàng của mình. Bạn có thể thực hiện việc ký kết, hợp tác mà không nhất thiết phải gặp mặt trực tiếp, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 lại càng hạn chế việc tiếp xúc và gặp gỡ với nhiều người.
– Hoàn tất hồ sơ nộp thuế nhanh chóng: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc kê khai và nộp thuế theo quy định của nhà nước. Vì vậy, khi sử dụng chữ ký điện tử sẽ giúp doanh nghiệp có thể thuận tiện, nhanh chóng hơn trong việc kê khai và nộp thuế trực tuyến nói riêng và các công việc của nhân viên kế toán thuế nói chung. Khi sử dụng chữ ký điện tử để thực hiện các giao dịch điện tử, doanh nghiệp sẽ không phải in các loại tờ kê khai hay thậm chí là cần đóng dấu. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch vẫn đảm bảo được an toàn bởi các chương trình xử lý và đảm bảo quản lý dữ liệu.
– Bảo mật thông tin: Chữ ký điện tử có độ bảo mật tương đối cao, vì vậy người dùng có thể an tâm về việc bảo mật danh tính của cá nhân, doanh nghiệp khi sử dụng.
II. Tính pháp lý của chữ ký điện tử
Tại Điều 24 Luật giao dịch điện tử năm 2005 đã có quy định rõ về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, cụ thể:
“1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;
b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này và chữ ký điện tử đó có chứng thực.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức.”
III. Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số
Sau đây là một số tiêu chí So sánh chữ ký điện tử và chữ ký số theo các tiêu chí dưới đây:
– Về tính chất: chữ ký số dùng để “bảo vệ” tài liệu mật và chữ ký điện tử thường dùng trong “xác minh” tài liệu.
– Về tiêu chuẩn: Chữ ký số sử dụng một hình thức tiêu chuẩn hóa rất tiên tiến được gọi là Cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI). Trong khi đó, chữ ký điện tử lại sử dụng cơ chế khóa không nâng cao.
– Về cơ chế xác thực: chữ ký điện tử không có cơ chế xác thực. Ngược lại, chữ ký số muốn được sử dụng thì người dùng phải có bằng chứng xác nhận.
– Về việc xác minh: việc xác minh chữ ký điện tử không được thực hiện bởi bất kỳ cơ quan đáng tin cậy nào. Nhưng, chữ ký số sẽ được cơ quan chức năng hoặc nhà cung cấp dịch vụ tin cậy thực hiện việc xác minh này.
– Về tính bảo mật: chữ ký điện tử không dễ bị giả mạo hoặc thay đổi, điều này khiến chúng trở nên an toàn hơn. Chữ ký điện tử thường cung cấp thông tin kiểm tra chi tiết, cho phép các bên xác định liệu và khi nào các thay đổi cụ thể được thực hiện đối với tài liệu, cũng như thời điểm tài liệu được ký và bởi ai. Nhưng chữ ký số sẽ rất dễ bị giả mạo do không có cơ chế xác thực tốt và tiêu chuẩn trong việc bảo mật.
– Về cách sử dụng: các loại chữ ký điện tử phổ biến dưới dạng lời nói, đánh dấu điện tử hoặc chữ ký được “scan”. Còn chữ ký số thường được sử dụng trên phần mềm của Adobe và Microsoft.
IV. Phạm vi và ứng dụng của chữ ký điện tử
1. Ứng dụng chữ ký điện tử
– Giúp các doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng với đối tác, khách hàng bằng những thao tác nhanh chóng, đơn giản. Bạn chỉ cần ký vào file tài liệu văn bản như: Word, Excel, PDF,… rồi gửi qua mail mà không cần phải gặp trực tiếp.
– Được sử dụng trong việc kê khai hải quan điện tử, nộp thuế trực tuyến, đóng bảo hiểm xã hội điện tử,…
– Được sử dụng trong các dịch vụ thanh toán liên ngân hàng, thanh toán điện tử liên kho bạc của ngành tài chính, hoặc được sử dụng tại các cơ quan Nhà nước như: Bộ Công thương, Sở Bưu chính Viễn thông TP. Hồ Chí Minh,…
– Còn dùng được trong các ứng dụng giao dịch điện tử với các nhà mạng Internet như: Viettel, VNPT,… Bên cạnh đó, bạn có thể an tâm sử dụng, bởi chúng được đảm bảo độ an toàn với các giao dịch liên quan đến tài chính.
2. Phạm vi và quy cách sử dụng
Đến nay, chữ ký điện tử đã được công nhận và sử dụng khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh các nước đã phát triển như Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,… thì các nước thuộc khu vực đang phát triển như Ấn Độ, Brazil,… cũng đã công nhận và sử dụng chữ ký điện tử.
Tại Việt Nam, các cơ quan Nhà nước ngày càng nhận thấy được sự quan trọng, cần thiết của chữ ký điện tử. Vì vậy, Quốc hội đã ban hành Luật Giao dịch điện tử 2005 và công nhận tính pháp lý của chữ ký điện tử. Ngoài ra, sau khi ban hành Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Bộ Thông tin và Truyền thông đang gấp rút xây dựng mô hình hệ thống chứng thực CA quốc gia để đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký số trong xã hội.
V. Sử dụng chữ ký điện tử như thế nào cho hợp lý?
1. Đối với các giao dịch thông thường
Trong các giao dịch thông thường, chữ ký điện tử được sử dụng để thực hiện các hoạt động như: ký cam kết gửi bằng mail, ký các hợp đồng điện tử, ký thanh toán bằng bút điện tử tại các quầy giao dịch, chấp nhận các điều khoản người dùng khi cài đặt phần mềm cho laptop,… Nhờ đó mà các đối tác, khách hàng sẽ không cần phải gặp mặt trực tiếp khi không thực sự cần thiết.
2. Đối với các giao dịch nhà nước và quốc tế
Các giao dịch của ngành ngân hàng (thanh toán liên ngân hàng), ngành tài chính (thanh toán điện tử liên kho bạc) hay một số cơ quan Nhà nước như: Bộ Công thương, Sở Bưu chính Viễn thông TP. Hồ Chí Minh,… cũng đã và đang bắt đầu sử dụng chữ ký điện tử trong các giao dịch nội bộ.
Bên cạnh đó, chữ ký số – là một nhánh con khá phát triển của chữ ký điện tử – đang được sử dụng khá phổ biến trong một số hoạt động như: thực hiện kê khai hải quan điện tử, kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử,… mà không cần phải in các loại giấy tờ kê khai, hay thậm chí là dấu mộc của doanh nghiệp.
VI. Hướng dẫn cách tạo chữ ký điện tử
1. Lưu ý khi tạo và sử dụng chữ ký điện tử
Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý dùng để chứng minh chủ nhân của các tài liệu, thông tin được gửi đi. Vì vậy, khi người dùng tạo chữ ký điện tử và trong quá trình sử dụng, cần phải lưu ý một số điều sau đây:
– Tiêu chí xác thực: Là một trong những tiêu chí quan trọng, bạn cần lưu ý và đảm bảo để xác thực đúng chủ sở hữu của chữ ký.
– Tính toàn vẹn: Là tiêu chí nhằm đảm bảo cho nội dung của dữ liệu, thông tin khi đã gửi đi thì không thể chỉnh sửa, thay đổi.
– Không thoái thác: Là tiêu chí thể hiện sự ràng buộc của chủ sở hữu đối với chữ ký của mình. Bạn không thể phủ nhận và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với những tài liệu, thông tin mình đã ký và gửi đi.
– Công chứng: Chữ ký điện tử trong các file như Excel, Word hay PowerPoint sẽ có hiệu lực sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định chứ không phải là vĩnh viễn. Bên cạnh đó, chữ ký điện tử còn có tính hợp lệ nhằm mục đích sử dụng trong các dịch vụ công chứng ở một số trường hợp khác.
2. Các bước đăng ký chữ ký điện tử
Bước 1: Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết
Để có thể đăng ký chữ ký điện tử, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Bản sao có công chứng Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động (đối với doanh nghiệp, tổ chức).
– Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp, tổ chức).
– CMND/CCCD của cá nhân hoặc người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
Bước 2: Gửi bộ hồ sơ đăng ký
Sau khi đã hoàn tất bộ hồ sơ thủ tục đăng ký, doanh nghiệp/cá nhân liên hệ qua tổng đài chăm sóc khách hàng, hoặc qua email để được nhân viên của nhà cung cấp chữ ký điện tử hỗ trợ làm thủ tục đăng ký và các vấn đề khác liên quan. Nhân viên sẽ nhận hồ sơ bản giấy khi bàn giao chữ ký điện tử.
Bước 3: Cấp và bàn giao chữ ký điện tử
Dựa vào hồ sơ và gói cước chữ ký điện tử đã chọn, nhân viên của nhà cung cấp chữ ký điện tử sẽ tiến hành đầu nối và cấp chứng thư điện tử. Sau đó, nhân viên sẽ bàn giao chữ ký điện tử và hướng dẫn chi tiết sử dụng.
3. Quy trình tạo chữ ký điện tử
Bạn có thể tạo chữ ký điện tử thông qua Microsoft Word bằng cách thực hiện các bước sau:
Bước 1: Mở Word, chọn Insert > chọn Signature Line (nằm góc bên phải phía trên thanh công cụ)
Bước 2: Sau khi xuất hiện hộp thoại Signature Setup, nhập các thông tin về chữ ký bao gồm: Tên, tiêu đề, email và ghi chú > Chọn OK.
Bước 3: Sau khi tạo chữ ký điện tử, tại nơi thêm vào văn bản sẽ xuất hiện thông tin. Bạn có thể chọn vị trí xuất hiện của chữ ký trên văn bản và có thể thêm hình ảnh để kết thúc quá trình tạo chữ ký điện tử.
VII. Một số quy định tạo và sử dụng chữ ký điện tử trong pháp luật Việt Nam
1. Quy định điều kiện tạo chữ ký điện tử đảm bảo an toàn
Theo Điều 22 Luật giao dịch điện tử năm 2005 có quy định về điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử. Do đó, các doanh nghiệp khi tạo chữ ký điện tử cần phải tuân thủ đầy đủ theo các điều kiện sau:
“1. Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện sau đây:
a) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;
b) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;
c) Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;
d) Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.
2. Chữ ký điện tử đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chứng thực được xem là bảo đảm các điều kiện an toàn quy định tại khoản 1 Điều này.”
2. Quy định về sử dụng chữ ký số và chứng thư số
Theo Điều 7 Nghị định 130/2018/NĐ-CP có quy định về mục đích sử dụng chữ ký số và chứng thư số của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức như sau:
“1. Chữ ký số của đối tượng được cấp chứng thư số theo quy định tại Điều 6 Nghị định này chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch theo đúng thẩm quyền của cơ quan, tổ chức và chức danh được cấp chứng thư số.
2. Việc ký thay, ký thừa lệnh theo quy định của pháp luật thực hiện bởi người có thẩm quyền sử dụng chữ ký số của mình, được hiểu căn cứ vào chức danh của người ký ghi trên chứng thư số.”
Xem thêm:
– IT là gì? Các yêu cầu và cơ hội việc làm của ngành IT
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật chi tiết, ấn tượng
– Nhiệm vụ và công việc phải làm của nhân viên kế toán thuế doanh nghiệp
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về khái niệm, lợi ích và ứng dụng của chữ ký điện tử, cũng như cách phân biệt với chữ ký số. Chúc bạn thành công hơn nữa trong công việc, và đừng quên chia sẻ nếu bạn thấy bài viết này hay nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chữ ký điện tử là gì? Sự khác nhau giữa chữ ký số và điện tử tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.