Bạn đang xem bài viết Học kế toán có khó không? Cần chuẩn bị gì khi bắt đầu học tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Kế toán là ngành được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học. Tuy nhiên, đa phần các bạn chưa thực sự tìm hiểu kỹ về nó. Vậy học kế toán có khó không? Cần chuẩn bị gì khi bắt đầu học. Bài viết này sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của bạn!
I. Học kế toán có khó không?
Kế toán là người hoạch toán, quản lý, thực hiện các khoản thu chi trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào cũng cần có bộ phận kế toán để tài chính được sử dụng hiệu quả, ghi chép rõ ràng. Ngoài ra kế toán sẽ theo dõi và báo cáo lại với ban quản trị nếu có những sự vận động tài chính bất thường. Chính vì vai trò quan trọng này, nhân viên kế toán sẽ đối mặt với muôn vàn áp lực. Chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ ảnh hướng đến tập thể rất nhiều.
Học kế toán có khó không? Nếu so với những ngành như IT, kỹ thuật, y khoa, dược sĩ thì kế toán vẫn chưa phải là khó. Bất kỳ ngành học nào cũng vậy, chỉ cần bạn có đam mê, chịu khó học hỏi, chăm chỉ, nỗ lực hết mình thì sẽ dễ. Nhưng ngược lại, nếu không cố gắng thì việc gì cũng sẽ khó.
Tuyển dụng kế toán bạn có thể quan tâm tại việc làm Thế Giới Di Động:
– Nhân viên Kế Toán Nghiệp Vụ
– Nhân viên Kế Toán Chi Nhánh Bách Hóa Xanh
– Nhân viên phòng Lao động Tiền lương (Tính Thưởng)
II. Những lợi ích khi theo học ngành kế toán
– Cơ hội việc làm rộng mở: sau khi tốt nghiệp ngành kế toán, bạn có thể làm ở mọi loại hình doanh nghiệp với các vị trí như: nhân viên kế toán, kiểm toán, kế toán thuế, kế toán tổng hợp, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính, môi giới chứng khoán, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ,… Trung bình, một công ty quy mô vừa và nhỏ sẽ cần từ 3-5 nhân viên kế toán. Tuy nhiên, ở các công ty, tập đoàn lớn thì con số này sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Và theo thống kê, mỗi năm, nhu cầu lao động ngành tài chính kế toán có thể tăng trưởng ở mức 25%.
– Thu nhập ổn định: với các bạn sinh viên làm việc ở vị trí thực tập với đủ các yêu cầu chuyên môn, mức lương có thể dao động từ 3-5 triệu đồng. Khi làm việc chính thức, mức lương trung bình cho nhân viên kế toán là 10 triệu đồng và sẽ tăng dần theo kinh nghiệm và thành tích làm việc. Mức lương này so với các ngành nghề khác là khá cao và ổn định.
– Lộ trình thăng tiến rõ ràng: trong 2 sau tốt nghiệp, bạn sẽ bắt đầu với vị trí nhân viên kế toán và lộ trình thăng tiến sẽ theo kinh nghiệm và số năm làm việc. Sau 3-5 năm có thể thăng tiến lên kế toán tổng hợp và 5-10 năm cho vị trí kế toán trưởng. Tiếp theo sẽ là các chức vụ giám đốc tài chính với kinh nghiệm từ 10 -20 năm. Như vậy, lộ trình thăng tiến cực kỳ rõ ràng và chỉ cần bạn nỗ lực hết mình thì có thể đạt được.
– Môi trường làm việc năng động: tất cả các doanh nghiệp đều cần nhân viên kế toán. Bạn có thể làm việc ở mọi lĩnh vực kinh doanh như các công ty tài chính, ngân hàng, công ty thương mại, dịch vụ,… Bạn vừa đúc kết kinh nghiệm làm việc cho mình và có thể học thêm về sản phẩm, dịch vụ liên quan. Môi trường làm việc cho kế toán viên được đánh giá ít sự cạnh tranh nhưng yêu cầu tính chính xác, tỉ mỉ cao.
III. Những điều cần chuẩn bị khi bắt đầu học kế toán
1. Niềm đam mê với những con số
Nghề kế toán luôn gắn liền với những số liệu vì thế bạn cần có một niềm đam mê với đó. Nếu không yêu nghề thì sẽ rất dễ chán và nhanh bỏ cuộc.
2. Kỹ năng tính toán tốt
Chính vì tiếp xúc nhiều với những con số nên bạn cần phải tỉ mỉ, cẩn thận. Bất kỳ một sai sót nào cũng có thể gây ra hậu quả to lớn. Vì vậy, kỹ năng tính toán tốt sẽ giúp bạn dễ dàng hoàn thành công việc.
3. Có khả năng phân tích, tổng hợp số liệu
sau khi đã tiếp nhận các số liệu, kế toán viên sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp chúng. Số liệu này sẽ là cơ sở, đánh giá từng hoạt động trong doanh nghiệp.
4. Có tính trung thực, tinh thần kỷ luật cao
Hầu hết công việc của kế toán liên quan nhiều đến tiền bạc nên yêu cầu nhân viên phải có tính trung thực. Và trong bất kỳ công việc nào, tính trung thực giúp bạn có được lòng tin với nhà tuyển dụng. Một tinh thần kỷ luật cao giúp bạn làm việc năng suất hơn, thích ứng với văn hóa doanh nghiệp nhanh hơn.
5. Tỉ mỉ và cẩn thận
Nghề nào cũng yêu cầu tính cẩn thận nhưng với kế toán thì đây là điều kiện tiên quyết. Các số liệu kế toán thường rất quan trọng và sẽ ảnh hưởng nặng nề nếu như có sai sót. Vì vậy, bạn cần tỉ mỉ trong mọi khâu khi làm việc.
6. Kỹ năng giao tiếp tốt
Giao tiếp tốt giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ trong công ty và với khách hàng. Và chính kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn có thêm nhiều sự hỗ trợ và khả năng thăng tiến.
7. Có khả năng chịu áp lực công việc
Như đã nêu trên, nghề kế toán rất áp lực và đôi khi sẽ có những sai sót. Vì thế, bạn phải luôn bình tĩnh, cố gắng đối mặt với nó. Đây chính là cách để bạn làm quen với công việc và vượt qua các khó khăn.
8. Biết cách quản lý thời gian, lập kế hoạch
Việc sắp xếp thời gian và lập kế hoạch làm việc hợp lý sẽ giúp bạn đạt nhiều thành tích tốt. Đây là cách để giải quyết hiệu quả, nhanh chóng công việc.
9. Thành thạo tin học văn phòng
Hầu như công việc kế toán sẽ được thực hiện trên máy tính từ thống kê, tính toán, phân tích nên việc thành thạo nó là điều hiển nhiên. Việc thành thạo máy tính và tin học văn phòng giúp bạn xử lý công việc nhanh chóng và chính xác hơn.
10. Khả năng ngoại ngữ
Đa phần khi làm kế toán cho các công ty đa quốc gia mức lương sẽ cao hơn. Vì thế, trình độ ngoại ngữ sẽ là một lợi thế để ứng tuyển vào các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, các tài liệu, luật kinh tế ngoài nước cũng chiếm một số lượng lớn và bạn cần học ngoại ngữ để có thể hiểu thêm nhiều điều.
IV. Học kế toán thì thi khối nào?
Ngành kế toán có thể xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT với các khối thi phổ biến như: A00 (toán, lý, hóa), A01 (toán, lý, anh), C01 (toán, lý, văn), D01 (toán, văn, anh). Ngoài ra, một số trường còn xét tuyển các khối C15, D03, D07, D09, D10, D11, D90. Có rất nhiều khối thi, vì thế bạn nên chọn tổ hợp có điểm số cao nhất.
Ngoài xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, bạn cũng có thể sử dụng các phương thức khác như: xét tuyển học bạ, thi đánh giá năng lực hoặc kỳ thi riêng của trường, phỏng vấn, sử dụng chứng chỉ quốc tế. Và còn có một số trường hợp được xét tuyển thẳng theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.
Xem thêm:
– Mẫu mục tiêu nghề nghiệp kế toán ghi điểm với nhà tuyển dụng chi tiết
– Tìm hiểu mức lương kế toán và những yếu tố giúp deal lương cao hơn
– Tổng hợp công việc của kế toán cần phải làm tại doanh nghiệp chi tiết
Hy vọng bài viết mang lại cho bạn các nhìn tổng quan về ngành học kế toán và những điều cần lưu ý. Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích, đừng quên để lại bình luận và chia sẻ với người thân, bạn bè của mình nhé! Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Học kế toán có khó không? Cần chuẩn bị gì khi bắt đầu học tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.