Bạn đang xem bài viết Cách viết CV xin việc IT Helpdesk cực chất và chuyên nghiệp tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Để có được một công việc tốt cho vị trí IT Helpdesk, bạn phải cạnh tranh với rất nhiều ứng viên tiềm năng. CV là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn có được bước đệm vững chắc để “lọt vào mắt xanh” của doanh nghiệp trước khi bước vào vòng phỏng vấn. Sau đây là bài viết bổ ích giúp các bạn viết được một bản sơ yếu lý lịch IT Helpdesk cực kỳ chuyên nghiệp, gây ấn tượng mạnh với Nhà tuyển dụng.
I. Vai trò của CV IT Helpdesk
IT Helpdesk trong ngành Công nghệ thông tin là một bộ phận chịu trách nhiệm duy trì mạng máy tính của công ty; cung cấp hỗ trợ, bảo trì và giám sát hệ thống máy tính, camera; cài đặt và cấu hình vấn đề phần mềm và phần cứng và họ cũng giải quyết các vấn đề kỹ thuật,…
Do tính chất của các công việc trên mà Nhà tuyển dụng (NTD) của các công ty đều yêu cầu ứng viên phải có có chuyên môn cao cũng như kỹ năng tốt trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh. Vì luôn sẽ có nhiều sự cố xảy ra nên nếu ứng viên có khả năng chịu áp lực cao sẽ được ưu tiên hơn. Đó là một số yêu cầu cơ bản về kỹ năng mềm cần có của một nhân viên IT Helpdesk.
Hơn nữa, nếu bạn có thể trình bày các chứng chỉ liên quan đến các khóa học về IT Helpdesk như là: HDI-SCA (HDI Support Center Analyst), ACSP (Apple Certified Support Professional) hoặc iET Service Desk Analyst & Service Desk Manager,… luôn sẽ được đánh giá cao từ các NTD rằng bạn có khả năng học thuật cao và có nền tảng kiến thức vững chắc trong ngành.
Tìm việc làm, tuyển dụng Công nghệ thông tin có thể bạn quan tâm:
– Tuyển dụng IT Helpdesk
– Nhân viên IT Phân tích nghiệp vụ (BA)
II. Cách viết CV xin việc IT Helpdesk chuẩn chỉnh
Dưới đây là các nội dung thiết yếu cần có trong CV của nhân viên/chuyên viên IT Helpdesk. Bạn nên bố trí bố cục nội dung như các phần dưới đây tránh làm rời rạc thứ tự thông tin gây khó hiểu cho NTD.
1. Thông tin cá nhân
Đây sẽ là phần thông tin rất quan trọng để NTD có thể liên lạc với bạn sau khi sàng lọc nhiều hồ sơ và lựa chọn ứng viên phù hợp hơn để đến phỏng vấn trao đổi trực tiếp. Ở phần mục này bạn cần ghi chính xác các thông tin: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên lạc, số điện thoại và địa chỉ email.
Lưu ý: NTD quan tâm tới tên địa chỉ email bạn sử dụng, bạn nên đặt địa chỉ email chuyên nghiệp với một cái tên chuyên nghiệp để họ có thể liên lạc với bạn. Một lưu ý khác cho bạn là nên sử dụng hình ảnh chân dung tươi sáng vì nó giúp tạo ấn tượng tốt cho CV của bạn!
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Là một đề mục thông tin bắt buộc trong CV, thường là mô tả ngắn gọn nội dung về khả năng hoặc kế hoạch dài/ngắn hạn cho sự nghiệp của bạn. Thông thường, mục tiêu nghề nghiệp sẽ trình bày ở đầu CV, ngay bên dưới tên và thông tin liên hệ ứng viên. Một lưu ý nhỏ là bạn nên giới hạn mục này trong hai hoặc ba câu, hoặc khoảng ba dòng văn bản, tránh lan man.
Ví dụ:
– Dành cho sinh viên mới ra trường: “Là sinh viên mới ra trường chuyên ngành Công nghệ thông tin, em mong muốn được vận dụng những kiến thức chuyên ngành đã được học vào công việc, đóng góp vào sự phát triển ổn định của công ty trong tương lai.”
– Dành cho người đã có kinh nghiệm: “Tự đánh giá tôi là một cá nhân chủ động, có kinh nghiệm giải quyết vấn đề trong ngành Công nghệ thông tin. Tôi mong có thể đóng góp công sức của mình giúp công ty vận hành tốt và đạt hiệu quả kinh doanh cao.”
3. Trình độ học vấn
Bao gồm tên trường cao đẳng/đại học mà bạn đang hoặc đã học, địa điểm, ngày tháng, chuyên ngành và bằng cấp tốt nghiệp. Bạn cũng có thể bao gồm điểm trung bình (GPA), các giải thưởng, các môn học liên quan, học bổng và các vị trí đảm nhiệm trong quá trình học tập.
Ví dụ:
Cử nhân khoa Khoa học Máy tính | ĐHQG – ĐHBK, TPHCM
2014–2018
Thành tích: Sinh viên Năm tốt năm học 2015-2016
Chức danh trong CLB: Chủ tịch CLB Khoa học máy tính, năm học 2016–2017
GPA: 3.80/4.0
4. Kinh nghiệm làm việc
Bao gồm các thông tin về chức vụ hoặc vị trí đảm nhiệm, Tên công ty, Ngày làm việc và ngày kết thúc, cuối cùng là liệt kê các Trách nhiệm và Thành tích bạn đạt được khi làm việc ở công ty cũ.
Lưu ý là bạn nên trình bày theo thứ tự từ các công việc mới nhất đến các vị trí cũ hơn để NTD dễ theo dõi.
Ví dụ:
– Dành cho sinh viên mới ra trường:
Công ty EPAM Jan 2022 – May 2022
Vị trí: Thực tập sinh IT
Nhiệm vụ chính:
– Thiết lập mạng LAN mini và hệ thống dây điện được quản lý, vị trí thiết bị và cài đặt thủ công.
– Khắc phục sự cố trên máy PC
– Cài đặt phần mềm chống phần mềm chống virus
– Được hỗ trợ trong việc truy xuất dữ liệu có giá trị
– Dành cho người đã có kinh nghiệm:
Công ty CP Viễn thông Kỹ thuật XXX02/20XX-11/20XX
Vị trí: Nhân viên IT Helpdesk
Nhiệm vụ chính:
– Đảm bảo hệ thống IT chạy ổn định thông qua việc kiểm tra, kiểm soát hàng ngày.
– Quản lý và bảo trì các thiết bị, phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin trong phạm vi cơ sở theo quy định và quy trình của phòng IT.
– Hỗ trợ kịp thời, hiệu quả việc sử dụng trang thiết bị và dịch vụ IT của giáo viên, công nhân viên.
– Hỗ trợ sửa chữa, thay thế linh kiện cho camera, máy tính, PC, lỗi wifi, Internet,…
5. Kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm
Say đây là một số kỹ năng mềm cần thiết để bạn trở thành một IT Helpdesk chuyên nghiệp. Đồng thời, có thể gây ấn tượng tốt với NTD khi bạn thể hiện chúng qua CV.
– Kỹ năng giải quyết vấn đề.
– Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.
– Chăm sóc khách hàng
Bên cạnh đó, kỹ năng chuyên môn cũng thể hiện bạn là một người am hiểu kiến thức chuyên sâu của ngành IT Helpdesk cũng như bạn được thể hiện mình là một người có nhiều kinh nghiệm liên quan trong ngành. Một số kỹ năng chuyên môn bạn cần biết: ngôn ngữ lập trình cơ bản (C+, Python,…); công nghệ phần cứng, phần mềm của máy tính, mạng LAN/WAN; thành thạo quy trình vận hành của công ty và công việc đang phụ trách,…
6. Chứng chỉ IT Helpdesk
Tham gia các khóa học ngắn hạn hoặc dài hạn liên quan đến ngành sẽ giúp bạn có được các chứng chỉ uy tín để NTD có thể đánh giá bạn là một chuyên viên IT Helpdesk ham học hỏi và có kiến thức nền vững chắc trong ngành. Hơn nữa, đặt các chứng chỉ này trong CV bên cạnh kinh nghiệm làm việc sẽ điểm sáng hồ sơ của bạn hơn.
Các chứng chỉ uy tín mà bạn muốn hoàn thành để đưa vào CV ngành IT Helpdesk có thể kể đến như: Google IT Automation with Python Professional Certificate (Platform); IT Helpdesk Professional (Udemy); IT Helpdesk Courses & Training (LinkedIn),…
7. Một số thông tin khác
Bạn có thể điền thêm vào CV các đề mục sau (nếu có) để NTD nắm được nhiều thông tin hơn của ứng viên.
– Hoạt động từng tham gia: bạn có thể nêu ra vài hoạt động ngoại khoá trong và ngoài trường mà bạn từng tham gia để thể hiện mình là một ứng viên năng động, và có khả năng làm việc nhóm tốt. Hoặc với một IT Helpdesk mới ra trường, bạn có thể giới thiệu về cuộc thi lập trình mà bạn đã từng tham gia. Đây sẽ là một điểm cộng rất lớn cho CV của bạn.
– Giải thưởng đạt được: là thành tích nổi bật mà bạn đạt được trong một cuộc thi nào đó. Giữa các ứng viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc như nhau, việc tô điểm các giải thưởng bạn đã đạt được sẽ tăng tỉ lệ lọt vào vòng phỏng vấn cao hơn cũng như thể hiện được sự xuất sắc nổi trội của bạn.
– Sở thích, tính cách: ở phần mục này bạn có thể liệt kê vài môn thể thao bạn hay chơi, hoặc những hoạt động thường ngày bạn hay làm có liên quan đến ngành học của bạn như thích lập trình Game hay Website trong lúc rảnh,… Thường thì NTD sẽ muốn biết bạn là người hướng ngoại hay hướng nội, ghi ra kết quả bài kiểm tra tính cách (MBTI Test) cũng là một cách để giới thiệu bản thân với NTD.
– Người tham chiếu: là người từng làm việc hoặc cộng tác với bạn trong dự án trước, họ có thể là thầy/cô giáo, đồng nghiệp cũ hoặc sếp cũ,… Bạn nên xin ý kiến của họ trước khi đưa họ vào mục này, vì NTD có thể sẽ liên lạc với họ để đối chiếu các thông tin bạn đưa ra có chính xác hay không.
III. Mẫu CV IT Helpdesk đẹp, ghi điểm Nhà tuyển dụng
1. Mẫu CV IT Helpdesk tiếng Việt hay nhất
2. Mẫu CV IT Helpdesk tiếng Anh hay nhất
IV. Những lưu ý khi thiết kế CV IT Helpdesk
– Đọc kỹ bản mô tả công việc và nắm bắt thông tin quan trọng: đây là bước mà bạn không thể bỏ qua trước khi bắt đầu thiết kế CV xin việc. Có thể thấy là mỗi vị trí công việc sẽ có những yêu cầu chi tiết khác nhau và một bản mô tả công việc chi tiết sẽ giúp cho bạn có cái nhìn cụ thể hơn về vị trí công việc mình ứng tuyển, biết được là vị trí công việc có phù hợp với mình hay không. Nếu công việc bạn muốn ứng tuyển phù hợp với bạn thì việc đọc kỹ bản mô tả công việc sẽ giúp bạn biết được là NTD đang mong muốn tìm được ứng viên của họ có kinh nghiệm như thế nào, có những tố chất gì, bằng cấp ra sao,…. Đến khi viết CV thì bạn sẽ đưa những thông tin mình đang có và đáp ứng đúng yêu cầu của NTD, từ đó NTD sẽ có ấn tượng với CV của bạn, và tăng cơ hội tiến vào vòng phỏng vấn tiếp theo.
– Viết thông tin ngắn gọn, rõ ràng: khi viết CV xin việc, việc chọn lọc thông tin và trình bày CV ngắn gọn, rõ ràng sẽ giúp ứng viên ghi điểm đầu tiên với NTD. Bởi vì với những NTD là công ty hay tập đoàn lớn thì số lượng CV ứng tuyển vào sẽ khá nhiều, và do đó, NTD sẽ không có thời gian để đọc chi tiết từng CV, khi đó với những CV trình bày lan man, không trọng tâm sẽ không để lại ấn tượng với NTD và có thể bị loại ở vòng gửi CV này.
– Tập trung thể hiện những gì giỏi nhất: CV là một bản tóm tắt những thông tin của ứng viên, qua đó giúp NTD có cái nhìn tổng quan về ứng viên ứng tuyển. Chính vì thế, để CV của bạn thu hút được NTD, có điểm nhấn sáng hơn so với các CV khác thì bạn cần tập trung vào những thế mạnh của bản thân – những điểm phù hợp với vị trí công ty đang tuyển, phù hợp với bản mô tả công việc mà NTD đưa ra. Khi đó, bạn sẽ có cơ hội cao hơn để bước vào vòng phỏng vấn tiếp theo với NTD.
– Tóm tắt thành tích: hãy liệt kê một vài thành tích nổi bật tại công ty cũ của bạn, nêu lên các kỹ năng mà bạn sử dụng để đạt được các thành tích đó để gây ấn tượng với NTD hơn về khả năng chuyên môn của bạn. Lưu ý rằng đây là tóm tắt thành tích mà bạn đạt được, không phải là kể ra các nhiệm vụ mà bạn đã hoàn thành.
– Sử dụng khéo léo từ khóa, thuật ngữ ngành IT: mỗi ngành nghề đều sẽ có những bộ từ khóa, thuật ngữ dành riêng cho lĩnh vực đó, và ngành IT cũng không ngoại lệ. Khi viết CV tìm việc, việc chèn thêm những thuật ngữ liên quan cũng giúp NTD đánh giá cao hơn về bạn. Tuy nhiên, các từ khóa hay thuật ngữ đều khá khô khan, do đó, cần khéo léo áp dụng, giúp ghi điểm với NTD trong quá trình lọc hồ sơ.
– Thông tin trong CV phải liên quan đến công việc: (kể cả là sở thích, tính cách hay kỹ năng mềm). Đây là một lưu ý quan trọng cho bạn nếu bạn muốn thêm các đề mục thông tin này giới thiệu bản thân đến NTD. Tránh cho CV của bạn dài dòng và không mang lại giá trị bản thân có thể đóng góp cho sự nghiệp cũng như mang lại lợi ích công ty và vị trí bạn đang ứng tuyển.
– Trung thực khi cung cấp thông tin, minh chứng: tô vẽ những điều không đúng trong CV giúp NTD nhanh chóng bị hấp dẫn bởi giá trị bạn sẽ mang lại. Nếu may mắn bạn sẽ được tham dự buổi phỏng vấn, nhưng qua buổi trao đổi, NTD có thể đánh giá được bạn có phải đang nói dối hay không. Bạn thể hiện khác với những điều tốt đẹp trong CV trước đó thì chắc chắn rằng, họ sẽ nhận ra bạn đang nói dối và loại bạn. Không có công ty nào thích nhân viên của mình là người không trung thực trong công việc.
– Chú ý độ dài, màu sắc và bố cục khi thiết kế CV: bạn nên thiết kế bản CV của mình có màu sắc nhã nhặn, hài hoà, font chữ chỉn chu thì sẽ dễ có được sự thiện cảm NTD. Độ dài của CV không nên dài hơn 2 trang giấy A4, vì NTD thường sẽ lướt đọc ý chính chứ không đọc hết toàn bộ nội dung CV. Bạn cũng nên tránh để bố cục các đề mục rời rạc, không rành mạch với nhau, gây khó chịu cho người đọc.
– Đọc lại và hiệu chỉnh CV IT trước khi gửi: bạn phải rà soát CV từng chữ và từng thông tin sau khi viết nhằm tránh gửi đến cho NTD bản sơ yếu lý lịch sai chính tả, câu văn không có ý nghĩa. Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ tạo CV để không làm rời rạc các nội dung bên trong. Hãy đảm bảo CV của bạn đã thật sự chỉn chu trước khi gửi đến NTD.
– Không gửi cùng CV cho nhiều vị trí IT Helpdesk: đây sẽ là một minh chứng cho NTD đánh giá bạn là một ứng viên thiếu chuyên nghiệp khi bị phát hiện. Họ sẽ nghĩ bạn là người không tôn trọng vị trí ứng tuyển này và cho rằng bạn sẽ không gắn bó lâu dài cùng công ty. Vì vậy, đừng nên “rải” CV ở quá nhiều công ty trong cùng một thời điểm nhé!
Xem thêm:
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT trong CV chuẩn và ấn tượng
– IT là gì? Các yêu cầu và cơ hội việc làm của ngành IT
– Tuyển tập bài test và bộ câu hỏi phỏng vấn IT thường gặp
– Những tài liệu IT Helpdesk cần tham khảo cho người mới bắt đầu
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn tự hoàn chỉnh CV IT Helpdesk một cách chỉn chu nhất để thể hiện bản thân cho NTD qua vòng sơ tuyển đầu tiên. Hãy để lại bình luận ở dưới và chia sẻ bài viết này đến mọi người nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách viết CV xin việc IT Helpdesk cực chất và chuyên nghiệp tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.