Bạn đang xem bài viết 8 bước bán hàng cơ bản, hiệu quả dành cho nhân viên siêu thị tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Để trở thành một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, bạn cần nắm bắt quy trình bán hàng. Ở bài viết này, bạn sẽ biết được vai trò của quy trình bán hàng, 8 bước bán hàng cơ bản và cách thực hiện. Hãy xem ngay nhé!
I. Quy trình bán hàng là gì?
Quy trình bán hàng là tổng thể các hoạt động trong chu trình tiếp thị hàng hóa. Hiện nay nhiều doanh nghiệp áp dụng quy trình bán hàng với mục tiêu gia tăng doanh thu cho công ty ở mức chi phí tối ưu nhất. Ngoài ra, áp dụng quy trình bán hàng giúp cho các phòng ban hoạt động nhịp nhàng, phối hợp trôi chảy hơn.
Tin tuyển dụng, việc làm bán hàng siêu thị có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên bán hàng siêu thị AVAKids
– Nhân viên siêu thị Điện Máy Xanh mô hình Supermini
– Nhân viên Tư Vấn Bán Hàng Điện Máy Xanh
II. Vai trò của quy trình bán hàng
1. Tiết kiệm thời gian
công việc nào cũng vậy, khi có sẵn quy trình làm việc, nhân viên sẽ biết rõ mình cần làm gì, làm như thế nào, trong bao lâu. Vì thế, khi quy trình bán hàng được áp dụng, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công việc cũng được hoàn thành chỉn chu hơn.
2. Phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận
Quy trình bán hàng còn giúp các phòng ban hiểu rõ hơn về chức năng nhiệm vụ của nhau. Từ đó, sự phối hợp, giúp đỡ sẽ được thực thi. Doanh nghiệp là một khối thống nhất chứ không chỉ gồm các phòng ban riêng lẻ.
3. Tăng doanh thu
Quy trình bán hàng giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, làm việc hiệu quả hơn, năng suất hơn. Đây là cơ sở mang lại cho doanh nghiệp nguồn doanh thu to lớn.
II. 8 Bước bán hàng cơ bản, nhân viên siêu thị cần biết
1. Bước 1: Chuẩn bị kiến thức cần thiết và danh sách khách hàng
Với một nhân viên siêu thị, kiến thức về sản phẩm, kiến thức về nắm bắt tâm lý là điều cần thiết. Khi nắm vững kiến thức nền tảng, bạn sẽ biết cách vận dụng nó hiệu quả. Ngoài ra, việc có một danh sách khách hàng cũng giúp đỡ bạn rất nhiều. Danh sách khách giúp bạn hiểu rõ hơn thông tin cá nhân, sở thích, xu hướng mua hàng, từ đó bạn biết khách hàng cần gì.
2. Bước 2: Tiếp cận khách hàng
Sau khi đã nắm vững kỹ năng bán hàng, tiếp theo một nhân viên bán hàng siêu thị cần tiếp cận khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng phù hợp với dòng sản phẩm bạn đang tiếp thị. Vì thế, với mỗi loại sản phẩm hãy định hướng cho mình đối tượng khách hàng chủ lực và tập trung vào tiếp cận họ. Khâu này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian quý báu và nhắm đúng người, đúng thời điểm.
3. Bước 3: Tạo mối quan hệ
Để mang lại một ấn tượng tốt trong lòng khách hàng và dễ dàng thuyết phục họ mua, hãy tạo dựng mối quan hệ hoặc câu chuyện liên kết giữa nhân viên bán hàng và người mua. Một mối quan hệ được xây dựng cho thấy bạn có khả năng nắm bắt tâm lý và hiểu rõ khách hàng cần gì.
4. Bước 4: Xác định nhu cầu
Khi đã tạo được ấn tượng ban đầu tốt, bạn hãy vận dụng kỹ năng lắng nghe nắm bắt tâm lý khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, mong muốn mấu chốt của họ. Sau khi đã xác định được nhu cầu, hãy tư vấn những dòng sản phẩm tương ứng, ở nhiều mức giá và phù hợp với yêu cầu đặt ra.
5. Bước 5: Chuyển tính năng của sản phẩm thành lợi ích
Thông thường, khách hàng sẽ quan tâm đến giá cả nhiều hơn là chức năng. Vì đơn giản họ không thể hiểu hết những ngôn từ máy móc được ghi trên nhãn mác sản phẩm. Khi đó, bạn cần chuyển tính năng thành lợi ích thực tế, cho họ thấy sản phẩm này có thể giải quyết các nhu cầu gì trong đời sống.
6. Bước 6: Xúc tiến đơn đặt hàng
Tiếp theo, công việc của nhân viên bán hàng siêu thị là đẩy mạnh việc mua hàng bằng cách gợi ý các chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc chiết khấu nếu có. Bạn nên gợi ý cho khách hàng đến quầy thanh toán để được hỗ trợ mua hàng nhanh chóng. Tuy nhiên, xúc tiến không có nghĩa là chèn ép khách mua hàng, thay vì mua họ sẽ e ngại thậm chí là có ấn tượng xấu.
7. Bước 7: Xử lý phàn nàn
Đa phần khách hàng có tâm lý so sánh sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, tìm đủ mọi lý do để chỉ ra điểm thiếu sót của sản phẩm. Thực chất họ muốn dùng những lời nói đó để khiến nhân viên bán hàng dao động và đề xuất mức giá thấp hơn. Bạn nên xử lý ngay những trường hợp này, để khách hàng thấy chất lượng sản phẩm xứng đáng với giá thành như thế nào? Sản phẩm vượt trội hơn so với mặt hàng khách ở điểm nào? Từ đó họ sẽ có niềm tin hơn vào sản phẩm và đi đến quyết định mua hàng.
8. Bước 8: Chăm sóc sau bán hàng
Chăm sóc sau bán hàng cũng là một khâu quan trọng trong nghệ thuật tiếp thị sản phẩm. Không phải khách hàng đã mua hàng rồi thì bạn không cần quan tâm đến họ, ngược lại đây sẽ là những người giúp bạn quảng cáo đến nhiều người khác. Và con người có tâm lý tin tưởng lời nói, trải nghiệm của bạn bè, người thân, người quen hơn. Nhờ đó, bạn sẽ có thêm một tệp khách hàng tiềm năng mới. Chăm sóc sau bán hàng cũng cho thấy mức độ uy tín của doanh nghiệp, là câu trả lời cho câu hỏi: liệu rằng lần mua hàng tiếp theo có diễn ra không?
Xem thêm:
– Quy trình đào tạo nhân viên bán hàng mang lại hiệu quả
– Những yêu cầu của nhân viên bán hàng cần biết cho người mới bắt đầu
– Mẫu KPI cho nhân viên bán hàng: Cách xây dựng và quản lý
Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu thêm về 8 Bước bán hàng cơ bản, để có thể lựa chọn một công việc phù hợp. Đừng ngần ngại chia sẻ cho bạn bè cùng đọc nếu bạn thấy hay. Cảm ơn vì đã theo dõi và hẹn gặp lại trong nhiều bài viết thú vị khác nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 8 bước bán hàng cơ bản, hiệu quả dành cho nhân viên siêu thị tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.