Bạn đang xem bài viết Cách thực tập IT Helpdesk ghi điểm với mọi nhà tuyển dụng tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong thời đại 4.0, ngành IT đang vô cùng phát triển và nâng cao chất lượng. Từ đó nhu cầu tuyển dụng IT cũng đang dần tăng cao. Cũng chính vì thế mà nhu cầu tuyển dụng thực tập sinh IT Helpdesk cho các công ty về IT ngày một đông và cạnh tranh cao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cách thực tập IT Helpdesk ghi điểm với mọi nhà tuyển dụng.
I. Vai trò của việc thực tập IT Helpdesk
Đối với doanh nghiệp, IT Helpdesk sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ, giảm tải áp lực cho lập trình viên IT Helpdesk. Các công ty doanh nghiệp nhận thực tập sinh IT Helpdesk cũng sẽ có cơ hội gia tăng nguồn nhân lực chất lượng nếu phát hiện và giữ chân được những cá nhân thực tập tiềm năng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sẽ nâng cao được danh tiếng nhờ vào việc cho phép thực tập sinh làm việc tại công ty.
Đối với thực tập sinh IT Helpdesk, họ sẽ làm tại vị trí thuộc bộ phận IT Helpdesk (IT Support) của phòng công nghệ thông tin. Các thực tập sinh IT Helpdesk sẽ có nhiệm vụ trợ giúp, hỗ trợ kỹ thuật cho những lập trình viên IT Helpdesk trong công việc của mình. Ngoài ra, thực tập sinh IT Helpdesk cũng sẽ có cơ hội cọ sát, tăng kinh nghiệm làm việc, trau dồi kiến thức trong lĩnh vực IT,…
II. Cách ghi điểm trước và trong quá trình thực tập IT Helpdesk
1. Chuẩn bị CV thực tập chỉn chu
Một CV hoàn chỉnh sẽ bao gồm thông tin tổng quan nhất về bạn và những kỹ năng phù hợp với công việc. Vì là CV thực tập sinh – những người chưa có nhiều kinh nghiệm về công việc kế toán nên các thông tin kể trên là phương tiện duy nhất để nhà tuyển dụng biết về bạn. Ngoài ra, CV được coi như là cánh cửa đầu tiên giúp bạn chinh phục được nhà tuyển dụng.
CV thực tập sinh hiện nay nói chung và với thực tập IT Helpdesk nói riêng thường có những mục như: thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, quá trình học tập, học bổng, thành tích hoặc giải thưởng, kinh nghiệm làm việc. Cụ thể hơn, thông tin cá nhân cần phải trình bày ngắn gọn, ấn tượng, trình độ học vấn phải có liên quan đến ngành nghề, đúng với yêu cầu của nhà tuyển dụng, đối với những người chưa có kinh nghiệm như thực tập sinh, bạn có thể nhấn mạnh tới sự chăm chỉ, nhiệt tình, nghiêm túc và luôn sẵn sàng cho nhiều nhiệm vụ.
2. Tạo ấn tượng khi tham gia phỏng vấn
– Phong thái tự tin: sự tự tin sẽ giúp bạn lấy được điểm từ nhà tuyển dụng cho dù có thể bạn không có nhiều kiến thức chuyên môn hay bảng thành tích quá vượt trội. Hãy thật thẳng thắn, tự tin bày tỏ quan điểm cá nhân, thể hiện tính cách của mình. Nhà tuyển dụng có thể cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực và hiểu rõ bạn hơn nhờ vào việc này. Tránh tỏ ra rụt rè, ngại ngùng.
– Tác phong chuyên nghiệp: bên cạnh việc thể hiện trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của bản thân, tác phong chuyên nghiệp cũng cho thấy bạn là một người phù hợp cho công việc. Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp qua những cử chỉ, hành động như đến đúng giờ, chào hỏi lễ phép, từ tốn với nhà tuyển dụng.
– Trang phục phù hợp, lịch sự: trang phục cũng là một yếu tố mà các thực tập sinh cần phải chú ý khi đi phỏng vấn. Lý do là bởi trang phục là điều đầu tiên có thể gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng khi bước vào buổi phỏng vấn. Hãy chọn những trang phục phù hợp, không cần quá trang trọng nhưng phải lịch sự, chỉn chu.
– Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể: bên cạnh việc sử dụng lời nói, bạn có thể truyền tải được nhiều cảm xúc và thông tin qua ngôn ngữ cơ thể. Từng cử chỉ, hành động dù là nhỏ nhất của ứng viên đều sẽ được nhà tuyển dụng để ý rất kỹ để nắm rõ hơn về tính cách và con người họ. Chính vì thế nên bạn phải tập cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể của mình một cách tinh tế, cẩn thận, chú ý từng lời nói, cử chỉ nhỏ nhất của bản thân khi tham gia phỏng vấn.
– Có sự chuẩn bị về câu trả lời cũng như câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng: việc đầu tiên bạn cần làm đối với bất kỳ vị trí ứng tuyển nào đều phải là tìm hiểu thật kỹ thông tin về công ty, doanh nghiệp mà mình muốn ứng tuyển. Trước mỗi buổi phỏng vấn, các ứng viên đều phải chuẩn bị trước những câu hỏi và câu trả lời để đảm bảo buổi tuyển dụng được diễn ra một cách suôn sẻ nhất.
Tìm việc làm, tuyển dụng IT Helpdesk có thể bạn quan tâm.
3. Thái độ trong quá trình thực tập IT Helpdesk
– Chăm chỉ: bất cứ công việc gì cũng đều yêu cầu bạn phải chăm chỉ. Đây là một trong những thái độ mà mọi công ty đều yêu cầu thực tập sinh phải có khi tuyển dụng. Sự chăm chỉ không chỉ giúp thực tập sinh học hỏi được nhiều điều mà còn tạo ấn tượng tối với nhân viên trong công ty.
– Cầu thị: hãy luôn thể hiện sự cầu thị của bản thân bằng việc tìm hiểu thật kỹ về công ty mà bạn đang ứng tuyển. Ngoài ra, bạn có thể đặt ra những câu hỏi thật thông minh trong quá trình thực tập để thấy được sự quan tâm của bạn với nhân viên công ty. Điều này sẽ thể hiện mong muốn học hỏi và thăng tiến của bản thân.
– Cẩn trọng: nghề IT luôn đòi hỏi tính cẩn thận trong quá trình làm việc. Nếu thực tập sinh làm việc cẩu thả dẫn đến sai sót thì họ sẽ tạo ấn tượng rất xấu đối với mọi người trong công ty. Ngoài ra, việc sửa lỗi cũng sẽ mất rất nhiều thời gian và làm ảnh hưởng tới quá trình thực tập của bạn.
– Nhiệt huyết: những thực tập sinh có năng lượng dồi dào và phát biểu những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng đều sẽ tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp. Các công ty luôn tìm kiếm những cá nhân có sự chủ động, nhiệt tình tìm hiểu giải quyết những công việc của mình. Một thực tập sinh luôn thụ động và không năng nổ giới hạn tiềm năng của bản thân và có thể ảnh hưởng xấu tới công việc.
III. Những khó khăn khi thực tập IT Helpdesk
1. Làm việc dưới áp lực cao
Thực tập sinh IT Helpdesk có thể sẽ phải làm việc với một áp lực cao. Do yêu cầu của công việc, họ luôn phải ngồi trước màn hình máy tính để làm việc với khối lượng công việc lớn. Cũng bởi thế mà các ca làm việc của họ luôn kéo dài và có thể phải làm ngoài giờ. Giờ nghỉ giữa các ca gần như là không có, họ luôn phải tranh thủ uống nước và ăn uống ngay tại bàn làm việc.
2. Có nhiều định kiến về nghề
Những thực tập sinh IT Helpdesk thường sẽ phải chịu một số định kiến khi đi làm. Một vài điều có thể kể đến như: cảm giác choáng ngợp, bối rối khi thực tập sinh nhận ra khoảng cách về trình độ, tuổi tác hay kinh nghiệm giữa họ với nhân viên chính thức. Nhiều sinh viên thực tập thủ nhận họ tự ti và căng thẳng khi phải làm việc với những đồng nghiệp này.
3. Khác biệt giữa kiến thức được học và thực tế khi làm việc
Một trong những vấn đề thường gặp của sinh viên IT khi đi làm chính là môi trường thực tế khác xa những gì được học. Có thể trong nhà trường, các bạn không được tiếp cận những dự án, tình huống thực; cũng có thể bạn chưa có nhiều kinh nghiệm giao tiếp, trình bày và giải quyết vấn đề… Điều đó khiến bạn bỡ ngỡ, thậm chí thiếu tự tin.
4. Môi trường làm việc khác lạ
Thực tập sinh khi đi làm lần đầu đều sẽ trải qua cảm giác bỡ ngỡ thậm chí là hơi sốc với một môi trường làm việc mới lạ. Không như trên ghế nhà trường, môi trường công sở đều yêu cầu sự nghiêm túc, chuyên nghiệp hầu hết thời gian làm việc.
Xem thêm
– IT là gì? Các yêu cầu và cơ hội việc làm của ngành IT
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT trong CV chuẩn và ấn tượng
– Tuyển tập bài test và bộ câu hỏi phỏng vấn IT thường gặp
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về cách thực tập IT Helpdesk ghi điểm với mọi nhà tuyển dụng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách thực tập IT Helpdesk ghi điểm với mọi nhà tuyển dụng tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.