Bạn đang xem bài viết Tham khảo câu hỏi phỏng vấn part time và cách trả lời hay, thu hút nhà tuyển dụng tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhu cầu tìm kiếm việc làm part time vẫn còn rất cao đối với nhiều bạn sinh viên và người lao động tự do. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn muốn ứng tuyển vào các công việc bán thời gian có thêm nhiều kinh nghiệm phỏng vấn part time. Cùng tham khảo vài câu hỏi thường gặp và cách trả lời mẫu sau nhé!
I. Vai trò vòng phỏng vấn đối với nhân viên part time
Vòng phỏng vấn đối với nhân viên bán thời gian sẽ được tổ chức vào bất cứ thời gian nào, tùy thuộc quy trình tuyển dụng của công ty. Thông thường thì vòng phỏng vấn này sẽ được diễn ra sau khi hồ sơ ứng tuyển (CV) đã được sàng lọc bước đầu phù hợp với công việc và bộ phận nhân sự sẽ liên hệ với ứng viên để xác nhận lịch phỏng vấn.
Vai trò của vòng phỏng vấn này là để ứng viên được thể hiện khả năng của bản thân và mong muốn được đồng hành, cống hiến, cũng như bước đầu tìm hiểu về môi trường làm việc có hỗ trợ cho con đường sự nghiệp không. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng đánh giá được trình độ, năng lực và thái độ của ứng viên có phù hợp với văn hóa công ty, nhờ đó, xác định những ứng viên thật sự đáp ứng được nhu cầu công việc.
Tìm việc làm, tuyển dụng Cộng tác viên/Thời vụ/ Bán thời gian:
– Cộng Tác Viên Ca Đêm siêu thị Bách Hoá Xanh (Hub)
– Cộng tác viên Giám Sát Camera An Ninh Thế Giới Di Động
– Nhân viên bán thời gian siêu thị Bách Hóa Xanh (Thu ngân)
II. Một số câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn part time thường gặp
1. Nhóm câu hỏi về bản thân
Câu hỏi 1: Giới thiệu ngắn gọn về bản thân bạn
Hãy chuẩn bị câu này thật kỹ để giới thiệu bạn với nhà tuyển dụng. Bạn có thể trình bày theo thứ tự sau:
– Bạn là ai?
– Trình độ học vấn của bạn, hoặc các khóa học ngắn hạn liên quan đến vị trí ứng tuyển.
– Liệt kê các kinh nghiệm làm việc của (các) công ty trước đây. Tập trung vào công việc của bạn, những thành tựu trong quá khứ tại công ty cũ, công việc thực tập và hội thảo và những thành tựu liên quan.
– Nêu một số sở thích hoặc mối quan tâm mà bạn nghĩ nó có ích cho công việc (nếu có).
Ví dụ:
Xin chào các anh/chị, em là Nguyễn Văn A, năm nay em 20 tuổi. Em đang là sinh viên năm 3 ngành ABC của trường đại học B. Trước đây, em từng làm nhân viên bán hàng tại tiệm C từ tháng 10/2022 đến tháng 02/2023 vừa rồi. Em cũng từng đạt danh hiệu “Nhân viên xuất sắc nhất của tháng” khi đạt KPI mà cửa hàng trưởng đề ra. Bên cạnh đó, em còn tham gia các hoạt động xã hội của trường tổ chức, như là Mùa Hè Xanh, Hoa Phượng Đỏ để mở rộng các mối quan hệ với nhiều bạn bè có cùng sở thích, cũng như rèn luyện nhiều kỹ năng mềm cho bản thân.
Câu hỏi 2: Hãy chia sẻ với chúng tôi về điểm mạnh/điểm yếu của bạn.
Ví dụ:
Điểm mạnh của em là em thích làm việc nhóm. Trong công việc trước đây của em, cần sự trợ giúp và đồng hành của team để cùng đạt năng suất tốt nhất cũng như hoàn thành công việc đúng deadline. Quá trình làm việc với team đã giúp em trau dồi tôi khả năng truyền cảm hứng cho đồng đội trong những tình huống căng thẳng, và phải giải quyết vấn đề với khách hàng.
Trì hoãn từ lâu đã trở thành một thói quen xấu và cũng là điểm yếu của em. Thành thật mà nói, em nghĩ sự trì hoãn trong em bắt nguồn từ nỗi sợ thất bại. Dạo gần đây, em ứng dụng như Trello để quản lý thời gian của mình tốt hơn. Mỗi khi đánh dấu hoàn thành một task nào đó khiến em thấy rất thỏa mãn vì đã lập kế hoạch đúng cách và ít có khả năng trì hoãn các công việc hơn.
Câu hỏi 3: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Ví dụ:
Em mong muốn được rèn luyện các kỹ năng giao tiếp và kiến thức về cách một doanh nghiệp quản lý và vận hành. Bên cạnh đó, em có mong muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, hỗ trợ cho con đường sự nghiệp trong tương lai và đóng góp vào sự phát triển kinh doanh của công ty ngày càng phát triển.
2. Nhóm câu hỏi về kinh nghiệm việc làm
Câu hỏi 4: Bạn đã có kinh nghiệm gì trong vị trí ứng tuyển này?
Ví dụ:
Trước đây em đã từng làm việc ở vị trí tương tự tại công ty ABC. Trong quá trình làm việc ở đây, em được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm liên quan để bổ trợ cho công việc, ví dụ như, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng giải quyết vấn đề, cùng nhiều kỹ năng tin học văn phòng để làm báo cáo.
Câu hỏi 5: Kể về một lần mắc lỗi trong công việc cũ của bạn
Ví dụ:
Trong một lần đang thực hiện một dự án thiết kế quan trọng ở nhà và em nghĩ rằng đã lưu tiến độ của mình trước khi đến văn phòng vào sáng hôm sau. Nhưng mà kết quả là file bị lỗi và em phải làm lại, khiến dự án kết thúc trễ hơn dự kiến. Kể từ sai lầm đó, em đã học cách kiểm tra lại mọi thứ đang làm, xác thực sao lưu bằng thuật toán và nhiều phần mềm khác.
Câu hỏi 6: Nếu khách hàng phàn nàn về sản phẩm, bạn sẽ xử lý thế nào?
Ví dụ:
Với quan niệm “Khách hàng là thượng đế”, em đã học được cách lắng nghe chia sẻ, tôn trọng những điều mà khách hàng chia sẻ về trải nghiệm cá nhân khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty. Bên cạnh đó, luôn thể hiện thái độ nhận sai về phía bản thân, điều này thực sự hữu ích để xoa dịu phiền muộn của khách. Em cũng luôn dựa trên những chính sách và điều khoản để làm rõ vấn đề hoặc bồi thường thiệt hại khi xảy ra tình huống trên. Nếu họ thực sự khó chịu thì em sẽ nhờ người quản lý cấp trên để nắm rõ tình hình và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất làm hài lòng khách hàng.
3. Nhóm câu hỏi về khả năng phù hợp của ứng viên
Câu hỏi 7: Vì sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này?
Ví dụ:
Em biết rằng công ty hiện đang mở rộng thị trường và ngày càng phát triển hoàn thiện trong lĩnh vực […]. Môi trường công ty rất chuyên nghiệp để em có thể đóng góp cá kỹ năng của bản thân giúp công ty đạt được mục tiêu kinh doanh, cũng như đồng hành cùng công ty trên con đường sự nghiệp của em.
Câu hỏi 8: Nếu vị trí bạn ứng tuyển có sự thay đổi và công ty sẽ sắp xếp cho bạn làm việc ở một vị trí khác, bạn có sẵn sàng đồng ý không?
Ví dụ:
Em sẵn sàng thay đổi và em tự tin là mình thích ứng khá nhanh với công việc. Mọi sự chuyển giao đều mở ra cơ hội mới để thách thức để em phát triển tốt hơn.
Câu hỏi 9: Bạn sẵn sàng cho việc tăng ca không?
Ví dụ:
Em rất sẵn lòng, vì em hiểu rằng khối lượng công việc ở đây đôi khi rất nặng và cả team sẽ có thời hạn hoàn thành mục tiêu hàng tháng. Đương nhiên là em sẽ cố gắng xoay sở để xử lý khối lượng công việc của mình trong giờ làm việc để tránh trễ deadline. Và em không định lãng phí thời gian tại nơi làm việc và sẽ cố gắng hết sức để loại bỏ mọi phiền nhiễu. Trong một số trường hợp nhất định, em vẫn có thể gặp khó khăn, hoặc có thêm sự cố phát sinh, thì em không ngại ở lại làm thêm ngoài giờ để xử lý tốt phần việc của mình và cả team.
Câu hỏi 10: Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
Hãy liệt kê một vài sự kiện cụ thể mà bạn tìm thấy trong trên trang web, các kênh truyền thông xã hội, bài báo,… trong quá trình nghiên cứu công ty trước khi đến vòng phỏng vấn. Đây là câu hỏi chứng tỏ bạn hiểu hoạt động kinh doanh của công ty và biết tổ chức của họ đang làm những gì.
Ví dụ:
Em đã tìm hiểu và biết rằng công ty là một trong những doanh nghiệp đầu lớn trong ngành […]. Công ty là một môi trường chuyên nghiệp để em có thể đóng góp kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân vào sự phát triển của công ty. Hơn nữa, em cũng tìm hiểu rất nhiều về cách doanh nghiệp đang vận hành cũng như hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội và cảm thấy mình thật sự phù hợp với vị trí đang đăng tuyển, nên đây là một trong những cơ hội để em được đồng hành cùng công ty.
III. Một số lưu ý khi tham gia phỏng vấn part-time
1. Văn hóa đúng giờ
Trong suốt từng giai đoạn của quy trình tuyển dụng, bạn phải thể hiện tính chuyên nghiệp, lịch sự và tôn trọng tất cả những người bạn tương tác và gắn kết. Điều này bao gồm đúng giờ.
Lời khuyên là bạn nên đến sớm hơn giờ hẹn phỏng vấn từ 10′-15′. Thông thường, thời gian được hẹn sẽ là thời gian chính thức buổi trao đổi. Thế nên, đến sớm vài phút sẽ giúp bạn có thêm thời gian chuẩn bị cũng như thể hiện sự tôn trọng đối với nhà tuyển dụng.
2. Trang phục
Tránh mặc đồ màu neon, quần áo “hở hang” hoặc họa tiết màu mè khi đi phỏng vấn. Lựa chọn an toàn nhất khi đi phỏng vấn là bạn nên mặc áo sơ mi trơn màu đóng thùng quần tây (đối với nam), chân váy dài (đối với nữ).
Ấn tượng đầu của nhà tuyển dụng với bạn là sự chuyên nghiệp và lịch sự. Hãy tập trung trau chuốt cho vẻ ngoài gọn gàng, ngăn nắp và chỉn chu, thay vì một bộ trang phục quá lộng lẫy.
3. Mang đầy đủ hồ sơ cần thiết
Vì phỏng vấn vị trí part time nên bạn hãy chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ mà nhân sự đã thông báo trước trong mail hoặc qua trao đổi bằng điện thoại.
Một số giấy tờ thông dụng khi đi phỏng vấn để bạn có thẻ chuẩn bị sẵn như: bản photocopy của CV, giấy CMND/CCCD,…
Đừng quên mang theo sổ note và cây bút để có thể ghi chú lại những ý quan trọng trong buổi phỏng vấn
4. Thái độ thân thiện, niềm nở
Có một thái độ và cách ứng xử tốt là rất quan trọng cả trong một cuộc phỏng vấn và trong công việc. Các nhà quản lý đều đồng ý rằng thái độ của một người có thể quan trọng hơn kinh nghiệm làm việc. Do đó, có thể nói, thái độ của bạn tạo nên sự khác biệt lớn, và cũng là một trong những yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng tuyển bạn.
Nếu bạn hào hứng với cuộc phỏng vấn và mong muốn được tuyển dụng cho công việc, nhà tuyển dụng có thể sẽ xem xét bạn cho công việc. Các nhà quản lý đang tìm kiếm một người tỉnh táo, năng động và nhiệt tình.
Xem thêm:
– Cộng tác viên (CTV) là gì? Các công việc và kỹ năng cần có của CTV
– Content Marketing là gì? Cách viết bài Content Marketing thu hút
– Top 5 điều cần biết khi trở thành nhân viên thời vụ
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về các câu hỏi cũng như cách trả lời để đi phỏng vấn part time. Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết đến bạn bè, người thân nhé. Chúc các bạn có một buổi trao đổi thật thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tham khảo câu hỏi phỏng vấn part time và cách trả lời hay, thu hút nhà tuyển dụng tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.