Bạn đang xem bài viết NodeJS là gì? Tổng quan về công việc và cơ hội việc làm NodeJS tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong quá trình phát triển web, NodeJS được xem như là một thành phần quan trọng giúp xây dựng và phát triển các ứng dụng chạy trên website. Vậy thì chính xác NodeJS là gì, ưu và nhược điểm của NodeJS ra sao và cơ hội việc làm NodeJS có nhiều hay không. Hãy cùng trả lời các câu hỏi trên thông qua bài viết dưới đây nhé!
I. NodeJS là gì?
1. Định nghĩa NodeJS
NodeJS là một trình thông dịch JavaScript, được xây dựng trên JavaScript V8 Engine của Google Chrome, và được nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới sử dụng nó. Thông thường, NodeJS được sử dụng để chạy JavaScript trên server, và bạn có thể sử dụng nó là để phát triển các trang phát video trực tuyến, hay là các ứng dụng chat online. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó miễn phí và chỉnh sửa nó thoải mái bởi vì đây là một dự án mã nguồn mở.
Bạn có thể sử dụng NodeJS trên đa số các nền tảng hệ điều hành máy tính hiện nay, chẳng hạn như Windows, Linux hay là macOS. Ngoài ra, nhờ nguồn JavaScript Module phong phú, vậy nên các lập trình viên có thể tiết kiệm kha khá thời gian, đồng thời đơn giản hóa quy trình lập trình của mình. Một số ứng dụng thực tế của NodeJS mà bạn nên biết đó là Ad Server, Real-time Data Application, Cloud Services, Websocket server, RESTful API hay là Fast File Upload Client.
Cấu trúc cơ bản của NodeJS sẽ bao gồm các phần là Module, Console, Cluster, Global, Error Handling, Streaming, Domain, DNS và Debugger.
– Module: Đây là bộ thư viện JavaScript được tích hợp sẵn trong Node.js, cụ thể thì chúng sẽ chứa các chứng năng cơ bản dành cho ứng dụng web. Một số module cốt lõi mà bạn nên chú ý đến là http, util, fs, url, querystring, stream, zlib. Và để có thể gọi được các module này, bạn cần sử dụng hàm require().
– Console: Đây là bảng điều khiển, giúp bạn in ra stdout và stderr, và nó tương tự như cách hoạt động của bảng điều khiển cơ bản của JavaScript trên các trình duyệt web.
– Cluster: Đây là một module cho phép các lập trình viên chạy đa luồng các thông qua việc tạo ra các quy trình con, và chúng chạy đồng thời trên chung một cổng máy chủ.
– Global: Biến Global, hay còn gọi là biến toàn cục trong Node.js sẽ tồn tại trong tất cả các module, và phổ biến bạn có thể thấy đó là __dirname, __filename, exports, module, require,…
– Error Handling: Khi thực thi lệnh thì Node.js sẽ có cơ chế báo lỗi, và bạn sẽ gặp các lỗi như là Standard JavaScript errors, System errors, User-specific errors và Assertion errors.
– Streaming: Đây là công cụ giúp bạn đọc và viết dữ liệu một cách liên tục, và Stream sẽ được chia thành bốn loại đó là Readable (loại stream mà dữ liệu có thể đọc được), Writable (loại stream mà dữ liệu có thể viết lên được), Duplex (loại stream mà dữ liệu có thể đọc và viết lên được) và Transform (loại stream khi đang được đọc hoặc viết thì vẫn có thể thao tác dữ liệu được). Thông thường, Buffer sẽ được sử dụng để cấp quyền xử lý các stream chỉ chứa dữ liệu dạng nhị phân.
– Domain: Đây là một module hỗ trợ chặn các lỗi chưa được xử lý trong quá trình vận hành, và chúng được chia thành 2 phương thức đó là Internal Binding (thực thi lệnh trong phương thức run) và External Binding (được thêm thẳng vào domain thông qua phương thức add).
– DNS: Đây là module hỗ trợ kết nối đến một máy chủ DNS với phương thức dns.resolve() và hỗ trợ phân giải tên miền mà không cần kết nối mạng thông qua phương thức dns.lookup().
– Debugger: Đây là trình gỡ lỗi cơ bản, và nó được tích hợp sẵn trong Node.js. Để sử dụng, bạn cần điền từ khóa ‘inspect’ đằng trước tên của file JavaScript.
2. Lịch sử ra đời của NodeJS
NodeJS được tạo ra bởi Ryan Dahl và lần đầu xuất hiện vào năm 2009. Khi đó, hai hệ điều hành hỗ trợ NodeJS đó là Linux và macOS X. Ban đầu, chỉ có Dahl tham gia vào việc phát triển và bảo trì NodeJS, nhưng sau đó thì công việc này đã được một công ty phần mềm và dịch vụ – Joyent hỗ trợ tài trợ.
Để cho các lập trình viên dễ dàng xuất bản và chia sẻ mã nguồn mở của các gói NodeJS, vào tháng 01/2010, một trình quản lý của NodeJS đã được giới thiệu thêm. Việc này đã làm đơn giản hóa việc cài đặt, cập nhật hay là gỡ cài đặt các phiên bản.
Năm 2019, nền tảng NodeJS và JS Foundation đã hợp nhất với nhau, từ đó tạo nên OpenJS Foundation, bao gồm các nền tảng quản lý dự án phát triển mã nguồn mở và phân tán của NodeJS.
II. Những đặc điểm của NodeJS
– Các APIs nằm bên trong thư viện NodeJS sẽ không được đồng bộ bởi vì NodeJS không cần đợi API trả dữ liệu về.
– NodeJS hỗ trợ lập trình viên phát triển web một cách độc lập, nhưng cũng rất nhanh chóng nhờ vào việc đây là một platform chứ không phải là framework.
– Một số nền tảng hệ điều hành máy tính hỗ trợ NodeJS đo là Windows, Linux hay là macOS.
– NodeJS không thể hỗ trợ đa luồng bởi vì NodeJS được xem như là một máy chủ đơn luồng.
– Lập trình viên cần nắm vững các kiến thức lập trình cơ bản như là các giao thức hay là JavaScript, bởi vì NodeJS không được xem như là một ngôn ngữ lập trình.
– Người mới bắt đầu sử dụng NodeJS không cần quá lo lắng bởi vì cộng đồng hỗ trợ cho NodeJS thường rất lớn, nên bạn hoàn toàn có thể tìm thấy sự giúp đỡ của họ khi gặp khó khăn.
– Tốc độ xử lý tương đối cao nhờ vào việc được viết bằng ngôn ngữ C++, do đó nó đáp ứng được thời gian chạy trên đa thiết bị, đa nền tảng.
III. Ưu nhược điểm khi sử dụng NodeJS
Ưu điểm đầu tiên của việc sử dụng NodeJS đó là bạn sẽ đạt được tốc độ cực kỳ nhanh và IO hướng sự kiện không đồng bộ giúp xử lý nhiều yêu cầu cùng một thời điểm, nhờ vậy mà website của bạn có thể đáp ứng được số lượng khách truy cập khổng lồ theo thời gian thực. Tiếp theo, NodeJS có cộng đồng lập trình viên sử dụng lớn mạnh, và có nhiều mã nguồn được chia sẻ trên GitHub mà bạn có thể tham khảo thêm. Nhờ vậy mà số lượng module hiện tại hỗ trợ với NodeJS là tương đối dồi dào. Cuối cùng, bạn có thể chia sẻ một đoạn mã với cả máy chủ lẫn máy khách, và NodeJS cũng tương thích được với rất nhiều hệ điều hành máy tính phổ biến hiện nay.
Tuy nhiên, NodeJS cũng có một số hạn chế, chẳng hạn như bạn cần phải hiểu rõ về JavaScript, nếu không bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc không thể tận dụng lợi thế của nhiều lõi trong phần cứng cấp máy chủ và không hỗ trợ mở rộng cũng là một nhược điểm mà bạn nên chú ý đến. Tiếp theo, việc sử dụng NodeJS để thao tác với cơ sở dữ liệu quan hệ khá là khó khăn nếu như bạn cần sử dụng đến. Cuối cùng, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi tải một ứng dụng NodeJS lên một web hosting dùng chung.
IV. Ứng dụng của NodeJS trong lập trình web
Ứng dụng chính của NodeJS trong việc lập trình web đó là phát triển các ứng dụng realtime (theo thời gian thực). Dưới đây là một số ứng dụng của NodeJS để bạn dễ dàng hình dung.
Bạn có thể mở, đọc, ghi, xóa và đóng các tập tin với NodeJS, kể cả khi bạn đang truy cập trên máy chủ. Một ứng dụng khác của NodeJS đó là bạn có thể tạo ra nội dung cho các trang web động. Cuối cùng, NodeJS có thể được sử dụng để thu thập các dữ liệu theo yêu cầu, đồng thời là truy vấn, sửa, xóa và thêm các dữ liệu thông qua các hệ thống cơ sở dữ liệu như là MySQL, Microsoft SQL Server, PostgreSQL hay MongoDB.
V. Cơ hội việc làm cho lập trình viên NodeJS
Hiện nay, nhu cầu cần tuyển dụng cho vị trí lập trình viên NodeJS là rất nhiều, đặc biệt là ở các công ty, tập đoàn lớn. Một số doanh nghiệp lớn đang có sử dụng NodeJS có thể kể đến như là Netflix, Paypal, Uber hay NASA. Mức lương của công việc lập trình viên NodeJS sẽ giao động từ 16 – 32 triệu VNĐ (mức lương chỉ mang tính chất tham khảo ở tháng 04/2022).
Và tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) thì ngoài các công việc khác thuộc nhóm Công nghệ thông tin/ IT/ Lập trình, vị trí lập trình viên NodeJS cũng đang còn trống chỗ, và luôn đón chào các ứng viên mới ứng tuyển vào vị trí này.
Tìm việc làm, tuyển developer có thể bạn quan tâm:
– Backend Developer (Golang/ .NET core)
– Frontend Developer (ASP.NETcore/C#;ReactJS)
– Mobile Developer (Java/Swift)
VI. Những kết luận sai lầm về NodeJS
Đầu tiên, bạn cần phân biệt rằng NodeJS không phải là Web Framework hay là ngôn ngữ lập trình. Nó là một nền tảng (platform). Thứ hai, NodeJS là một máy chủ đơn luồng và nó không hỗ trợ đa luồng. Điều cuối cùng bạn cần chú ý nữa đó là bạn cần trang bị cho mình kiến thức về JavaScript, kỹ thuật lập trình và một số giao thức trước khi bắt đầu học với NodeJS.
VII. Một số câu hỏi liên quan đến NodeJS
1. Có thể sử dụng NodeJS cho machine learning hay không?
Mặc dù NodeJS có rất nhiều công dụng nhưng không thực sự phù hợp với machine learning. Bởi vì NodeJS có tính chất đơn luồng còn machine learning yêu cầu tính toán các tác vụ nặng nên áp dụng NodeJS sẽ không hiệu quả. Tuy nhiên, có một số trường hợp như hồi quy, phân loại, trích xuất tính năng cơ bản thì NodeJS vẫn hoạt động tốt.
2. Thế nào là Module NodeJS?
Có thể xem NodeJS Module là một thư viện Javascript, nó là một tập hợp các hàm gồm đối tượng và các biến, mà bạn có thể đưa vào ứng dụng của bạn để sử dụng. Module giúp đơn giản việc viết code, và quản lý code trong ứng dụng của bạn. Thông thường mỗi module sẽ được viết trong một tập tin riêng rẽ.
3. Nên chọn dịch vụ lưu trữ nào cho web NodeJS?
Web NodeJS có thể chạy trên cả Amazon Web Services, Azure và Google Cloud nhưng đa phần người dùng sẽ tin tưởng AWS hơn. Mặc dù có rất nhiều dịch vụ khác nhau để lựa chọn nhưng với AWS, bạn có thể dễ dàng triển khai, quản lý và mở rộng các ứng dụng web NodeJS. Bạn chỉ cần tải lên code của mình và sau đó AWS xử lý việc triển khai và cấp phép. Ngoài ra, không có khoản phí đặc biệt nào cho dịch vụ Elastic Beanstalk – bạn vẫn chỉ thanh toán cho các dịch vụ AWS thực tế mà bạn sử dụng.
4. Node JS có phải ngôn ngữ lập trình không?
Thực chất, NodeJS không phải là ngôn ngữ lập trình mà nó là một môi trường cho phép Javascript chạy bên ngoài trình duyệt. Bên cạnh đó, NodeJS cũng được sử dụng phổ biến như một ngôn ngữ giúp hệ thống ứng dụng vận hành hiệu quả, sử dụng dữ liệu lớn một cách liền mạch và hỗ trợ phát triển hệ thống thanh toán toàn diện.
Xem thêm:
– BackEnd là gì? Sự khác nhau giữa FrontEnd và BackEnd
– Bộ câu hỏi phỏng vấn lập trình viên thường gặp khi xin việc
– Web Developer là gì? Mô tả công việc của một Web Developer
Hy vọng bài viết đã mang lại cho mạng một số thông tin hữu ích về NodeJS và cơ hội việc làm ở vị trí lập trình viên NodeJS. Nếu như bạn thấy bài viết này hay thì hãy để lại bình luận, đồng thời chia sẻ rộng rãi bài viết này với mọi người nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết NodeJS là gì? Tổng quan về công việc và cơ hội việc làm NodeJS tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.