Bạn đang xem bài viết Cách trồng nghệ trong chậu cho ra củ to tại nhà tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trồng nghệ trong chậu là một giải pháp tuyệt vời cho những ai yêu thích nuôi trồng cây cảnh tại nhà nhưng lại không có đất trồng hoặc không có thời gian chăm sóc. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu cách trồng nghệ trong chậu để thu được củ to, thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số bước đơn giản để có thể thành công. Hãy cùng tìm hiểu các bước trồng nghệ trong chậu tại nhà ngay sau đây!
Nghệ là thực phẩm có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó nghệ còn được biết đến như một thần dược làm đẹp của chị em phụ nữ. Cách trồng nghệ không quá phức tạp, vậy tại sao bạn không thử tự trồng cho mình những khóm nghệ trong nhà để thuận tiện khi cần sử dụng đến. Bài viết hôm nay của Wiki Cách Làm sẽ chia sẽ đến bạn cách trồng nghệ trong chậu, hãy cùng tham khảo nhé!
Công tác chuẩn bị trước khi trồng nghệ
1. Xác định thời điểm trồng nghệ
Tùy vào từng vùng miền khác nhau mà nên chọn thời điểm thích hợp để trồng nghệ. Ở miền bắc thì nên trồng vào khoảng tháng 2-4, miền nam thì nên trồng vào tháng 5-8. Nói chung là những tháng có độ ẩm không khí cao và lượng nước mưa dồi dào.
2. Lựa chọn nghệ giống
Do nghệ là loại cây sinh sản vô tính nên chúng không được gieo trồng bằng rễ, mà phải trồng bằng củ. Khi ghim củ xuống đất, các thân giả từ củ sẽ mọc, trên các thân này sau đó sẽ tiếp tục đâm chồi hoa và lá.
Củ nghệ được chọn làm giống để gieo trồng đòi hỏi phải từng trải qua 2 giai đoạn quan trọng của thời kì sinh trưởng, đó là mọc ra củ to và hoa lá rụng tàn.
Để đảm bảo năng suất cũng như chất lượng đầu ra, bà con hãy chọn những củ nghệ có thân hình to khỏe, mập mạp, đang ở giữa kì sinh trưởng, thân không bị nứt, bị côn trùng và mầm bệnh tấn công.
Đầu tiên, bà con để củ nghệ ở nhiệt độ bình thường đến khi chúng mọc mầm thì đưa vào ủ xuống cát ẩm, có như thế chúng mới tách nhánh được.
Hướng dẫn cách trồng nghệ
1. Chuẩn bị đất trồng
Đất pha cát, đất rừng hay đất thịt nhẹ đều thích hợp để trồng nghệ cả. Quan trọng là chúng phải ẩm hoàn toàn, tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Ngoài ra bạn nên chọn loại đất sạch đã xử lý mầm bệnh để trồng nghệ.
Trước khi trồng nghệ khoảng 1 tuần, bạn hãy mang đất về để chuẩn bị. Đầu tiên nhặt hết rác bẩn và nhổ hết cỏ dại có trong đất. Sau đó xới đất lên và băm nhỏ ra.
Nếu bà con trồng nghệ theo kiểu canh tác ở đồng bằng, hãy đào luống đất, các luống cách nhau chừng 30 cm. Mỗi luống cao 20-25 cm và rộng 1-1,2 m. Còn ở miền núi, do có nhiều đồi dốc nên bà con hãy trồng nghệ theo từng luống ngắn dọc theo sườn đồi.
2. Tiến hành trồng nghệ
2.1 Cách trồng nghệ trong chậu
– Cho đất đã chuẩn bị vào thùng xốp ( thùng xốp trồng nghệ cần có kích thước lớn và độ sâu khoảng 50-60 cm), rồi làm hốc sâu khoảng 10 cm.
– Sau đó rãi Basudin xuống hốc, đặt củ nghệ xuống đè cho tiếp xúc với đất rồi phủ một lớp phân hữu cơ dày 5-7 cm.
– Cuối cùng, dùng bình phun sương tưới nhẹ nước lên, sau cùng phủ một lớp rơm dày lên trên để giữ ẩm.
2.2 Cách trồng nghệ canh tác
– Bà con chia mỗi luống thành 4 hàng đều nhau.
– Tiến hành đào hốc cho mỗi hàng để gieo củ nghệ vào đó. Các hốc được đào cách nhau 20-25 cm, sâu chừng 8-10 cm.
– Gieo từng củ nghệ đã chuẩn bị vào từng hốc rồi lấp đất lên, tránh lấp đất quá dày làm mầm nghệ không chồi lên nổi.
– Cuối cùng, phủ một lớp rơm mỏng lên mặt đất và tưới nước.
– Sau 1 tuần, tiến hành kiểm tra tình hình mọc mầm của các hốc, nếu hốc nào chưa mốc mầm, bà con hãy dậm lại một lần nữa hoặc nhổ bỏ tùy ý.
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nghệ
1. Bón phân
Đối với cây nghệ, bà con cần bón lót và bón thúc đầy đủ cho chúng như sau:
1.1 Bón lót
Sau khi gieo củ vào luống, bà con tiến hành bón lót để cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cây phát triển. Bình quân sẽ dùng 5-6 tấn phân bón/ ha.
1.2 Bón thúc
– Bón thúc lần 1: Sau khi gieo củ nghệ xuống đất được 7 ngày, bạn bón 200 gr/ m2.
– Bón thúc lần 2: Sau khi trồng nghệ được 20 ngày.
– Bón thúc lần 3: Cách lần bón thứ 2 15-20 ngày và sau đó cứ 15-20 ngày thì lại bón thúc cho cây.
Lưu ý:
– Loại phân sử dụng cho những lần bón ở trên đều là phân hữu cơ nên bà con có thể hoàn toàn an tâm về thương phẩm của mình.
– Bón phân kết hợp làm cỏ, nhổ cỏ dại, dọn dẹp rơm rác và xới đất để cây sinh trưởng mạnh hơn nhé!
2. Tưới nước
Nếu bà con trồng nghệ trong mùa khô nóng, mỗi ngày cần tưới nước 2 lần cho cây để cây phát triển tốt.
Để hạn chế tình trạng thoát hơi nước, hãy dùng rơm rạ phủ lên gốc cây. Lúc tưới nước thì luôn cả rơm rạ để chúng giữ độ ẩm mà nuôi sống cây, giúp cây phát triển bình thường.
Nếu trồng vào mùa mưa thì bà con có thể tiết kiệm được một nguồn chi phí đáng kể dành cho việc tưới tiêu. Tuy nhiên phải chú ý công tác thoát nước khi trồng trên luống và che chắn bớt cho cây khi trồng trong chậu nhằm tránh gây úng, thối rễ.
3. Làm cỏ
Khi mầm nghệ ra được 2-3 lá và mọc lên khỏi mặt đất thì bạn hãy vun xới đất cho cây.
Thường xuyên làm sạch cỏ dại để gốc cây thông thoáng. Ở đây ưu tiên phương pháp làm cỏ thủ công, dùng tay tự nhổ để hạn chế đến mức thấp nhất các chất hóa học ảnh hưởng đến chất lượng của củ sau khi thu hoạch.
4. Vun gốc cho cây
– Vun gốc là thứ nhất: Sau 5-7 ngày gieo trồng, kết hợp với làm cỏ và bón phân.
– Vun gốc lần thứ 2: Cách lần thứ nhất 15 ngày, cũng kết hợp với làm cỏ và bón phân.
– Vun gốc lần thứ 3: Sau lần thứ 2, mỗi tháng bà con sẽ phải vun gốc cho cây một lần.
– Vun gốc gần kì thu hoạch: Vun gốc ở lớp đất bề mặt thôi, đừng nên vun sâu để không làm tổn thương đến củ nghệ.
5. Phòng trừ sâu bệnh gây hại
Phòng trừ sâu bệnh gây hại là một kỹ thuật trồng cây tất yếu phải có. Nhất là đối với loại cây lấy củ như nghệ.
Nghệ thường gặp những tình trạng như thối củ, vàng lá, cháy lá,… Để phòng trừ những tình trạng này, bà con hãy vun xới, bón phân định kì, nhằm tạo không gian thoáng đãng cho cây thở. Đồng thời tưới nước phù hợp theo tình hình thời tiết để tránh hiện tượng thừa nước khiến cho rễ cây bị úng hoặc thối.
Để không làm tiêu hao chất dinh dưỡng cho việc nuôi sống củ nghệ, bà con hãy tỉa bớt lá cây khi trồng nhé!
Thu hoạch nghệ
Thường thì sau khi trồng được 8-9 tháng, bà con đã có thể thu hoạch nghệ.
Khi nhìn thấy lá nghệ chuyển sang màu vàng và héo tàn, hãy thử cắt một nhánh nghệ nhỏ. Nếu bên trong ruột của củ có màu vàng đậm hay cam đậm thì có thể tiến hành thu hoạch.
Khi thu hoạch, bà con hãy chọn một ngày khô ráo, cắt bỏ hết thân và lá nghệ đi, sau đó nhổ cả khóm nghệ lên để cạo bỏ lớp đất xung quanh chúng.
>>> Xem thêm: Cách trồng nấm hương trên mùn cưa và cây gỗ tại nhà
Khi bạn thấy cây nghệ ngừng phát triển lá non, những lá già bắt đầu khô ở mép và chuyển sang màu vàng nhạt, đào gốc nghệ thấy vỏ củ có màu vàng sẫm thì bạn có thể thu hoạch. Hi vọng bài viết cách trồng nghệ trong chậu này sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thành công.
Tóm lại, trồng nghệ trong chậu cho ra củ to là một phương pháp đơn giản, tiết kiệm diện tích và không tốn nhiều thời gian chăm sóc. Để đạt được mục tiêu này, bạn cần chọn chậu phù hợp, đất giàu dinh dưỡng và đủ ánh sáng. Thực hiện những bước trồng nghệ đúng cách và cung cấp đủ nước cho cây trong suốt quá trình phát triển. Ngoài ra, việc sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho cây và cho ra năng suất cao. Với những kinh nghiệm trồng nghệ trong chậu từ bài viết trên, hy vọng bạn sẽ trồng được những củ nghệ to và đạt được nhiều thành công trong việc trồng cây tại nhà.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách trồng nghệ trong chậu cho ra củ to tại nhà tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Trồng nghệ trong chậu
2. Cách trồng nghệ trong chậu
3. Nghệ trong chậu cho ra củ to
4. Chăm sóc nghệ trong chậu
5. Bí quyết trồng nghệ trong chậu
6. Cách sử dụng phân bón cho nghệ trong chậu
7. Nghệ trong chậu để làm gì
8. Cách phòng tránh sâu bệnh cho nghệ trong chậu
9. Cách thu hoạch nghệ trong chậu
10. Thành công khi trồng nghệ trong chậu.