Bạn đang xem bài viết Câu hỏi phỏng vấn dược sĩ phổ biến và cách trả lời ghi điểm tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngành Dược vẫn luôn là ngành hot với sự cạnh tranh nghề nghiệp khốc liệt. Để có một công việc phù hợp với năng lực, ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng, bạn cũng cần có khả năng ứng biến với những câu hỏi của nhà tuyển dụng khi tham gia phỏng vấn. Dưới đây là bài viết tổng hợp những câu phổ biến khi đi phỏng vấn vị trí này và cách trả lời ghi điểm, hãy cùng theo dõi nhé!
I. Một số lưu ý khi đi phỏng vấn dược sĩ
1. Tự tìm hiểu thông tin nhà tuyển dụng
Để buổi phỏng vấn diễn ra thuận lợi, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về một số thông tin của công ty tuyển dụng như: Môi trường làm việc của công ty đó ra sao? Văn hóa doanh nghiệp như thế nào?… Việc tìm hiểu này giúp bạn soi chiếu bản thân rằng mình có thực sự phù hợp với vị trí này của công ty hay không. Bạn có thể tìm hiểu có chọn lọc những thông tin này trên các website tuyển dụng, các hội nhóm,… Nhà tuyển dụng sẽ dành nhiều thiện cảm khi bạn chứng tỏ được sự hiểu biết về công ty cũng như sự quan tâm tới vị trí ứng tuyển.
Việc làm ngành dược, tuyển nhân viên phụ kho dược có thể bạn quan tâm:
– Quản lý Nhà thuốc An Khang
– Nhân viên Kho Dược Nhà Thuốc An Khang [chuyên môn Dược]
– Tổng Đài Chăm Sóc Khách Hàng An Khang
2. Chuẩn bị các kiến thức liên quan đến ngành Dược
Làm việc trong ngành Dược là một ngành liên quan trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng, bạn phải trang bị vững vàng kiến thức chuyên môn phục vụ cho công việc. Bạn cần nắm rõ được cơ chế hoạt động sinh hóa cũng như cách sử dụng của thuốc, biết cách phân tích tình trạng của bệnh nhân để kê đơn phù hợp,…
3. Trả lời thử các câu hỏi tại nhà
Luyện tập trước một số câu hỏi mà bạn nghĩ nhà tuyển dụng sẽ hỏi trong vòng phỏng vấn giúp bạn gia tăng sự tự tin. Bởi lẽ, bạn đã chuẩn bị tinh thần trước, có khả năng ứng biến với những câu hỏi khó. Thay vì tự độc thoại, bạn có thể nhờ bạn bè hoặc người thân đặt câu hỏi giúp bạn để bạn có cảm giác phỏng vấn chân thật nhất.
4. Chuẩn bị checklist cho buổi phỏng vấn
Việc lập danh sách những việc cần làm trước buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn tránh được những tình huống đáng tiếc. Bởi lẽ, khi quá hồi hộp, bạn có thể quên mang theo một số giấy tờ cần thiết cho việc phỏng vấn, và việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và kết quả phỏng vấn của bạn. Hãy dành ra ít phút để ghi lại những điều cần nhớ cho buổi phỏng vấn.
5. Sửa soạn trang phục trước khi phỏng vấn
Trang phục sẽ là một trong những yếu tố đầu tiên giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Thay vì sử dụng trang phục quá cá tính, sặc sỡ, bạn nên lựa chọn những bộ đồ đơn giản, gọn gàng và lịch sự. Để tránh những sự cố ngoài ý muốn, bạn nên chuẩn bị trang phục trước một một hôm trước buổi phỏng vấn và treo sẵn chúng cho ngày hôm sau.
6. Đến đúng giờ phỏng vấn
Việc đến đúng giờ sẽ giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp với nhà tuyển dụng. Hãy tính toán thời gian sao cho đến nơi phỏng vấn trước khoảng 10 – 15 phút, để bạn không rơi vào tình huống vội vàng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên đến quá sớm vì đôi khi nhà tuyển dụng không thích ứng viên nhìn thấy công tác chuẩn bị của họ.
7. Giao tiếp tự tin với nhà tuyển dụng
Một dược sĩ có năng lực không chỉ giỏi chuyên môn mà còn phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Bởi một đặc thù của công việc dược sĩ là tư vấn sản phẩm cho bệnh nhân. Nếu bạn thể hiện được sự tự tin trong quá trình giao tiếp, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao bạn. Bạn cần giữ tinh thần của mình sao cho thật bình tĩnh, tự tin, và đặc biệt không nên trả lời vấp trong quá trình trả lời phỏng vấn. Hơn thế, cách trả lời câu hỏi của bạn cần phải mạch lạc, rõ ràng, tránh gây sự khó hiểu cho người nghe.
8. Chú ý đến biểu hiện lúc phỏng vấn
Đặc thù của công việc dược sĩ là tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thế nên việc thể hiện thái độ niềm nở, hào hứng khi nhận và trả lời các câu hỏi sẽ giúp bạn được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Một mẹo nhỏ trong quá trình phỏng vấn, bạn hãy nhìn thẳng vào mắt của người tuyển dụng và lắng nghe đầy đủ câu hỏi của họ nhé!
9. Tương tác sau khi kết thúc phỏng vấn
Khi nhà tuyển dụng muốn bạn đặt câu hỏi cho họ, bạn đừng ngần ngại đặt một đến hai câu nhé! Việc đặt câu hỏi này sẽ tạo cho nhà tuyển dụng cảm giác rằng bạn rất quan tâm tới vị trí công việc này. Kết thúc buổi phỏng vấn đừng quên chào và gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian cho mình nhé!
II. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn dược sĩ thường gặp
1. Câu hỏi phỏng vấn giới thiệu bản thân
Không chỉ riêng công việc dược sĩ, ở hầu hết mọi lĩnh vực nhà tuyển dụng đều bắt đầu buổi phỏng vấn với câu hỏi giới thiệu bản thân. Ngoài việc xác thực lại những thông tin trong CV, câu hỏi còn giúp nhà tuyển dụng đánh giá phong thái và cách trình bày của ứng viên. Lúc này, tùy thuộc vào cách trả lời cũng như phong thái của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ có những đánh giá ban đầu về việc ứng viên phù hợp hay không và đưa ra các câu hỏi tiếp theo để đánh giá kỹ năng, tính cách và kinh nghiệm làm việc.
Gợi ý: Để ghi điểm ngay từ câu này, bạn cần đưa ra những thông tin cá nhân có liên quan tới vị trí mà mình ứng tuyển một cách khái quát như: trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp,… 2 phút là khoảng thời gian trình bày lý tưởng cho bạn ở câu hỏi này. Bạn cũng có thể chia sẻ ngắn về sở thích, tính cách để thu hút nhà tuyển dụng, tuy nhiên cũng không nên nói quá nhiều về những thông tin quá cá nhân.
2. Bạn nghĩ nhóm khách hàng mục tiêu của công ty là nhóm nào?
Nếu nắm chắc những quy định của pháp luật về ngành Dược thì bạn sẽ nhận ra đây thực chất là câu hỏi bẫy của nhà tuyển dụng. Thông thường, những người không có kiến thức về ngành Dược sẽ nghĩ câu trả lời phải là người bệnh, người tiêu dùng. Tuy nhiên, không có 1 công ty nào được phép bán sản phẩm thuốc cho người bệnh. Công ty dược sẽ phân phối thuốc qua khâu trung gian như hiệu thuốc, nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện và đó mới là khách hàng.
3. Làm thế nào để bạn cập nhật xu hướng nghiên cứu mới trong ngành Dược?
Ngành Dược luôn yêu cầu dược sĩ phải không ngừng học hỏi, tích lũy và cập nhập các xu hướng nghiên cứu mới để việc sử dụng, quản lý thuốc hiệu quả hơn. Nên để đánh giá tinh thần học hỏi, sự đam mê đối với công việc Dược sĩ, nhà tuyển dụng đã dành cho ứng viên câu hỏi này. Bạn có thể đề cập tới một số cách thức giúp bạn bắt kịp xu hướng trong ngành như: đọc các loại tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, tham khảo các hội nhóm chuyên nghiệp,…
4. Đâu là khó khăn mà hằng ngày Dược sĩ phải gặp?
Cách trả lời câu hỏi này sẽ dựa vào trải nghiệm của mỗi ứng viên: Có người gặp khó khăn trong việc tiếp nhận quá nhiều đơn thuốc trong một ngày; Người khác lại gặp vấn đề trong việc giao tiếp với bệnh nhân, không thể giải thích chính xác công dụng của thuốc,… Thế nhưng, trong câu trả lời, bạn cần thể hiện được bạn là người chịu được áp lực, không lùi bước trước những khó khăn và sẽ cố gắng thay đổi bản thân để phù hợp với yêu cầu công việc.
5. Làm thế nào để bạn đảm bảo rằng các loại thuốc kết hợp với nhau là tương thích nhau? Phương pháp bạn sử dụng là gì?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá năng lực chuyên môn của bạn. Bạn có thể tham khảo gợi ý sau đây: Để có thể kê được đơn thuốc, dược sĩ cần hiểu về các vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải. Vậy nên, bước đầu tiên dược sĩ cần làm là lắng nghe các triệu chứng của người bệnh một cách thận trọng. Tiếp đó, dựa vào kiến thức về đặc tính, hàm lượng và thể trạng hiện tại của bệnh nhân, bạn sẽ đưa ra một đơn thuốc chính xác, các loại thuốc tương thích với nhau.
6. Khi đánh giá tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng thì bạn xem xét những gì?
Câu hỏi được đặt ra nhằm đánh giá trình độ, năng lực chuyên môn của ứng viên. Lúc này, bạn nên hiểu khái niệm “tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng” là những tương tác thuốc làm thay đổi tác dụng điều trị hay độc tính của thuốc, cần có sự hiệu chỉnh liều lượng hay nghiêm trọng hơn là những can thiệp y khoa. Để đánh giá tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng hay không, bạn cần chú ý đến các yếu tố như: thành phần, phương pháp điều trị được đề xuất và khả năng điều chỉnh liều lượng thuốc. Dựa trên hiểu biết đó, hy vọng rằng bạn sẽ đưa ra được câu trả lời ghi điểm với nhà tuyển dụng!
7. Trong trường hợp bạn giải thích tác dụng phụ của thuốc cho bệnh nhân thì bạn sẽ làm gì nếu không thể giải thích rõ ràng?
Đây là câu hỏi tình huống rất thực tế, có thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng giải quyết vấn đề cũng như mức độ trách nhiệm với công việc của ứng viên.
Gợi ý: Trên thực tế, tác dụng phụ của một số loại thuốc phụ thuộc vào tình trạng người bệnh, cũng như có thể ảnh hưởng ít nhiều tới người dùng. Vì vậy mà mỗi dược sĩ phải có trách nhiệm giải thích cho bệnh nhân và người nhà của họ một cách rõ ràng, dễ hiểu về tác dụng phụ của thuốc. Nhưng trong trường đã giải thích với tốc độ chậm mà hợp đối phương không hiểu, mình sẽ thử thay đổi lại cách diễn đạt, dùng những từ đơn giản nhất có thể.
8. Bạn nghĩ tại sao mình lại muốn trở thành một dược sĩ?
Câu hỏi không mang nặng lý thuyết nhưng nó lại thể hiện được mức độ tâm huyết của bạn với công việc. Trong cách trả lời, bạn cần chứng tỏ được niềm yêu thích của bạn từ công việc điều trị bệnh đến thuốc men. Bạn đã theo đuổi niềm yêu thích đó bằng cách học tập, rèn luyện một cách nghiêm túc và không chịu từ bỏ. Nhà tuyển dụng sẽ càng ấn tượng khi bạn thể hiện được sự tự tin về việc bạn sẽ mang lại giá trị cho cửa hàng và cung cấp dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng.
9. Bạn xử lý như thế nào nếu như hai kỹ thuật viên của bạn mâu thuẫn với nhau và bị khách hàng chú ý?
Với câu hỏi tình huống này, nhà tuyển dụng đang muốn đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của bạn. Dưới đây sẽ là gợi ý trả lời giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng:
Trong tình huống này, tôi cần bình tĩnh, tỉnh táo để giải quyết vấn đề bởi nhân viên đều là những người tôi đã quen biết từ trước, ít nhiều tôi sẽ bị tình cảm chi phối. Trước tiên, tôi sẽ yêu cầu hai kỹ thuật viên đó bình tĩnh và dừng việc mâu thuẫn lại. Sau đó, tôi sẽ sắp xếp thời gian để họp nhanh các nhân viên vì đây là bài học cho toàn bộ nhân viên, chứ không riêng hai người. Việc để từng người trong hai người đó giải thích những bất bình của họ là điều cần thiết trong tình huống này. Sau khi đã nghe từ hai phía, tôi sẽ tìm cách giải quyết. Cuối cùng, tôi sẽ nhấn mạnh rằng hành vi của họ là không thể chấp nhận và trong tương lai, khi có vấn đề với một đồng nghiệp khác, hãy nói chuyện với tôi để tôi có thể giải quyết nhanh chóng, tránh việc làm mất uy tín trước khách hàng.
10. Bạn làm gì khi được khách hàng hỏi về một loại thuốc không kê đơn mà bạn chưa từng nghe tới?
Câu hỏi này đang giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ trung thực của bạn.Họ sẽ đánh giá cao những cách trả lời thẳng thắn nhưng vẫn thể hiện được sự khéo léo và thông minh.
Gợi ý: Tôi sẽ thành thật với khách hàng rằng đó là loại thuốc mình chưa bao giờ nghe tới. Nhưng tôi sẽ cho khách hàng biết tôi sẽ tìm hiểu về loại thuốc đó và tỏ thiện chí sẵn sàng sẽ gọi cho họ để giúp họ biết chính xác hơn về loại thuốc họ mong muốn.
11. Bạn xử lý như thế nào nếu như hết thuốc, nhưng gặp phải một khách hàng vô cùng khó tính?
Để có thể ghi điểm với nhà tuyển dụng, ở câu hỏi này, bạn cần thể hiện được khả năng xử lý vấn đề một cách linh hoạt và khéo léo.
Gợi ý: Để khách hàng thấy việc hết thuốc là trường hợp hy hữu, tôi sẽ giải thích rằng lô thuốc cũ chỉ vừa mới hết do số lượng khách mua vượt ngoài dự tính, hàng mới cũng chưa kịp nhập về. Tiếp đó, tôi sẽ chủ động xin thông tin liên lạc của họ để ngay khi thuốc mới được nhập về, tôi sẽ thông báo với họ. Điều này sẽ khách hàng cảm thấy họ được quan tâm và sẽ dễ dàng cảm thông cho cửa hàng.
12. Bạn giải quyết như thế nào nếu như khách hàng quay lại và phản hồi là lọ thuốc kê đơn đã sử dụng được một phần nhưng không có tác dụng?
Thêm một câu hỏi tình huống giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng xử lý tình huống của ứng viên. Câu trả lời của bạn cần thể hiện được sự khéo léo và thông minh.
Gợi ý: Đầu tiên, tôi sẽ khẳng định với khách hàng rằng để thuốc phát huy hết tác dụng họ cần sử dụng hết lộ trình. Tuy nhiên, tôi vẫn kiểm tra lại loại thuốc họ được kê đơn để chắc chắn rằng loại thuốc đó yêu cầu phải dùng toàn bộ số lượng thuốc mới có tác dụng. Trong trường hợp không cần sử dụng hết liều, tôi sẽ thành thực báo cho khách hàng biết thuốc này không có tác dụng với họ và sau đó, dựa vào chính sách cửa hàng cho phép hoàn lại tiền hay không, tôi sẽ hoàn lại tiền cho họ. Có như vậy, khách hàng mới an tâm về sự uy tín của cửa hàng và tin tưởng mua thuốc ở những lần tiếp theo.
13. Theo bạn đâu là điểm mạnh và điểm yếu của bạn?
Dựa vào CV, nhà tuyển dụng chỉ biết một vài thông tin cơ bản về ứng viên. Thế nên câu hỏi này sẽ làm cơ sở giúp họ đánh giá năng lực của bạn. Hãy nêu những điểm mạnh, điểm yếu có liên quan tới công việc và tránh việc trình bày chúng quá lan man, dài dòng. Bạn sẽ gia tăng được ấn tượng nếu bạn có những kinh nghiệm, trải nghiệm gắn với những điểm mạnh, điểm yếu đó. Đưa ra điểm yếu nhưng bạn vẫn cần khéo léo để điểm yếu không gây bất lợi cho mình.
14. Nếu như được cung cấp một sản phẩm thuốc mới, bạn dự định sẽ bán sản phẩm này như thế nào?
Câu hỏi này thực chất đang kiểm tra về khả năng điều phối, quản lý quy trình bán thuốc của bạn. Dù không hẳn về kiến thức chuyên môn nhưng bạn hãy bình tĩnh và nêu các quy trình cơ bản về bán hàng mà bạn có.
Gợi ý: Trước tiên, tôi sẽ tìm hiểu để nắm rõ thành phần, công dụng, điểm mạnh và tác dụng phụ của sản phẩm. Tôi sẽ không vì lợi nhuận mà ép khách hàng sử dụng loại thuốc này. Thay vào đó, trong quá trình bán thuốc, dựa vào nhu cầu của khách hàng, tôi sẽ giới thiệu sản phẩm đến họ một cách phù hợp.
III. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn dược sĩ theo ngành nghề
1. Câu hỏi phỏng vấn dược sĩ bán thuốc
– Đâu là khó khăn lớn nhất mà một dược sĩ bán thuốc có thể gặp phải?
Không có ai mà không gặp khó khăn trong quá trình làm việc của mình. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá năng lực của bạn qua những gì mà bạn thấy là khó khăn nhất. Điều mà họ quan tâm là cách bạn khắc phục khó khăn đó.
Gợi ý: Dược sĩ bán thuốc không có cơ hội để thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác như bác sĩ. Đây là thách thức lớn nhất với tôi vì tôi chỉ kê đơn dựa trên những triệu chứng mà bệnh nhân kể ra và cảm nhận của mỗi bệnh nhân đối với từng triệu chứng mỗi khác. Để khắc phục khó khăn này, chắc hẳn tôi phải trau dồi bản thân nhiều hơn thông qua việc đọc và tiếp xúc khách hàng.
– Kể về 1 lần thuyết phục bác sĩ kê đơn thuốc của bạn?
Câu hỏi này thực chất đang kiểm tra xem bạn có kỹ năng đàm phán và thuyết phục hay không. Câu trả lời của bạn cần làm nổi bật một số điểm sau: Sự lựa chọn thuốc của bác sĩ dựa vào những nhân tố nào? Bạn đã sử dụng các kỹ năng thuyết phục, kiến thức và hiểu biết về sản phẩm cũng như nhu cầu của bác sĩ như thế nào để thay đổi nhận thức của họ về sản phẩm?
Gợi ý: Ở vị trí công việc cũ, tôi đã thành công trong việc thuyết phục bác sĩ kê sang một loại thuốc khác phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Tôi đã phân tích từng ưu, nhược điểm của hai loại thuốc với bác sĩ và được đánh giá cao. Tuy nhiên trong trường hợp này, tôi lại thấy mình khá may mắn vì vị bác sĩ đó đã lắng nghe và luôn đề cao góp ý xây dựng từ những người khác.
– Bạn nghĩ gì về vấn đề làm việc ngoài giờ?
Thực chất mục đích của câu hỏi này đang muốn đánh giá mức độ tận tụy bạn dành cho công ty. Bởi vậy, khi trả lời bạn cần thể hiện được thiện chí sẵn sàng làm thêm giờ với chế độ đãi ngộ phù hợp để phục vụ khách hàng.
2. Câu hỏi phỏng vấn trình dược viên
– Đâu là khó khăn lớn nhất mà một trình dược viên có thể gặp phải?
Mục đích của câu hỏi này thực chất đang hướng tới khả năng giải quyết vấn đề của bạn. Tùy thuộc vào trải nghiệm cá nhân, mỗi trình dược viên sẽ có những khó khăn khác nhau.
Gợi ý: Đối với tôi, thuyết phục bác sĩ kê đơn thuốc mới cho bệnh nhân có lẽ là thách thức lớn nhất. Để có được sự tin cậy của bác sĩ, tôi phải cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan, chứng minh thuốc có hiệu quả an toàn, ít tác dụng phụ. Đồng thời, tôi phải nắm rõ thành phần, đặc tính,… của thuốc để có thể giải đáp bất cứ thắc mắc nào của bác sĩ.
– Theo bạn nghĩ thì kỹ năng và phẩm chất gì mà một trình dược viên cần có?
Gợi ý: Theo tôi, một dược viên cần có những kỹ năng và phẩm chất sau: kiến thức chuyên sâu về sản phẩm, kỹ năng giao tiếp, khả năng đàm phán cũng như thái độ tích cực, kiên trì.
Để gia tăng cơ hội cho bản thân, bạn cũng có thể khẳng định bản thân có đầy đủ những kỹ năng kể trên để hoàn thành công việc một cách tốt nhất nếu công ty tin tưởng.
3. Câu hỏi phỏng vấn dược sĩ lâm sàng
– Đâu là khó khăn lớn nhất mà một dược sĩ lâm sàng có thể gặp phải?
Mỗi dược sĩ lâm sàng sẽ có những khó khăn khác nhau, phụ thuộc vào trải nghiệmcủa mỗi người. Sau đây là câu trả lời gợi ý mà bạn có thể áp dụng để trả lời dạng câu hỏi này: Khó khăn mà tôi gặp phải với công việc này là trao đổi với bác sĩ nhưng không nhận được sự đồng thuận. Trong trường hợp này, thay vì nóng giận với đối phương, tôi cần bình tĩnh để thuyết phục họ dựa trên những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế xác thực.
– Theo bạn nghĩ thì kỹ năng gì mà một dược sĩ lâm sàng cần có?
Sẽ không có đáp án chính xác cho câu hỏi này bởi thực chất nhà tuyển dụng chỉ đang muốn đánh giá quan điểm cũng như kinh nghiệm làm việc của bạn. Bạn chỉ cần đưa ra kỹ năng mà bạn là quan trọng và giải thích nó một cách phù hợp.
Gợi ý: Công việc của dược sĩ lâm sàng gắn liền với bệnh viện và thường xuyên tiếp xúc với bác sĩ, điều dưỡng và bệnh nhân. Vì vậy, theo quan điểm cá nhân tôi, dược sĩ lâm sàng cần có khả năng đàm phán và thuyết phục. Khi trao đổi với bác sĩ về một đơn thuốc mới nhưng sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt cho bệnh nhân, nếu không có khả năng đàm phán thì tôi sẽ không thể lấy được sự đồng tình của bác sĩ.
IV. Tham khảo cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng dược sĩ
1. Với dược sĩ, khả năng thuyết phục vai trò như thế nào?
2. Cách thức để thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm thuốc mới?
3. Ở công ty cũ, bạn đã đóng góp và mang lại lợi nhuận gì?
4. Động lực để trở thành dược sĩ ưu tú của bạn là gì?
5. Công việc dược sĩ có điểm nào làm bạn thích thú?
6. Kể về một vài khó khăn mà bạn đã gặp phải trong quá trình bán thuốc và cách giải quyết ra sao?
7. Bạn mong muốn lịch làm việc như thế nào?
8. Bạn nản chí khi chưa bán được một sản phẩm thuốc mới không?
9. Bạn có ngại việc phải gọi điện để mời hàng hay không?
10. Khi không đạt kế hoạch doanh số đã đề ra, bạn sẽ báo cáo lại ra sao?
11. Bạn đã gặp trường hợp khách hàng gặp sự cố với tác dụng phụ của thuốc chưa?
12. Để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn nhân viên bán hàng ngày hôm nay, bạn đã làm những gì?
13. Sai lầm lớn nhất bạn từng gặp phải trong công việc này là gì? Cách xử lý và bài học sau đó mà bạn rút ra được là gì?
14. Bạn luyện tập kỹ năng giao tiếp bán thuốc như thế nào?
15. Bạn muốn đạt được và học hỏi gì từ công việc này nếu như trúng tuyển?
Xem thêm:
– Điều kiện và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dược mới nhất
– Dược sĩ hạng 3 là gì? Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của dược sĩ hạng 3
– Dược tá là gì? Nên theo đuổi ngành dược tá hay dược sĩ
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về những câu hỏi và cách trả lời ghi điểm khi đi phỏng vấn dược sĩ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Câu hỏi phỏng vấn dược sĩ phổ biến và cách trả lời ghi điểm tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.