Bạn đang xem bài viết Làm văn: Dàn ý thuyết minh về con trâu tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Con trâu là một loài động vật quen thuộc với người Việt Nam từ lâu đời. Con trâu có tính cách hiền lành, chăm chỉ và thân thiện. Chúng được nuôi để làm việc trên các cánh đồng, giúp người nông dân phát triển vùng nông thôn. Bên cạnh đó, con trâu còn là nguồn thực phẩm và nghề thuần thổ mang lại thu nhập cho người dân. Vì thế, việc tìm hiểu về con trâu là cần thiết và thú vị. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào thuyết minh về loài động vật này, về cách nuôi, tính cách và vai trò của con trâu trong đời sống của con người.
Thuyết minh về con vật quen thuộc nằm trong chủ đề Ngữ Văn 8, 9. Để hoàn thành bài tập làm văn này điểm cao chúng tôi sẽ gợi ý dàn ý thuyết minh về con trâu kèm theo bài văn mẫu tham khảo cho học sinh. Chắc chắn các gợi ý bên dưới sẽ giúp học sinh viết tập làm văn điểm cao trong bài kiểm tra.
Dàn ý thuyết minh về con trâu
I. Mở bài
Con trâu từ xa xưa đã gắn liền với người nông dân. Con trâu giúp ích cho con người và trở thành người bạn thân thiết. Hình ảnh con trâu đi vào thơ ca Việt Nam rất phổ biến. Người xưa còn nói “con trâu là đầu cơ nghiệp” để khẳng định tầm quan trọng, vị trí của con trâu với người nông dân.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc
– Con trâu Việt Nam là loại trâu đầm lầy.
– Con trâu Việt Nam là trâu trải qua thời gian dài và đã được thuần hóa hàng trăm năm.
2. Đặc điểm con trâu
– Trâu thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen.
– Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, đuôi dài, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm…
– Trâu động vật rất hữu ích voi người nông dân Việt Nam.
– Trâu đẻ con, mỗi năm trâu đẻ một lứa và chỉ một con mỗi lần.
3. Lợi ích của con trâu
a. Đời sống vật chất
– Trâu hỗ trợ người nông dân khi làm đồng án như cày, bừa,
– Trâu gián tiếp làm ra hạt lúa, hạt gạo cho người nông dân.
– Trâu dù rằng chỉ là động vật nhưng là tài sản quý giá với người nông dân.
– Trâu cung cấp thịt.
– Da trâu có thể làm đồ mĩ nghệ.
b. Đời sống tinh thần
– Trâu trở thành người bạn thân thiết người nông dân.
– Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…
– Trâu có trong các lễ hội truyền thống như:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Biểu tượng của Sea Game 22.
– Hình ảnh con trâu ăn sâu vào tiềm thức của người dân.
III. Kết bài:
– Một số cảm nhận con trâu, vai trò con trâu với con người và cuộc sống.
– Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của con trâu đối với con người và làng quê.
Bài văn thuyết minh về con trâu
Bài 1
Con trâu đồng quê đã vô cùng phổ biến, quen thuộc và gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu không chỉ phụ giúp người nông dân cày bừa mà còn là người bạn thân thiết giúp người nông dân làm ra hạt gạo.
Trâu Việt Nam thuộc nhóm trâu đầm lầy có thân hình vạm vỡ bụng to. Da dày màu xám đen, bên ngoài được phủ một lớp lông mềm, trâu thuộc họ nhai lại. Trâu nuôi chủ yếu kéo cày, trâu đực từ 3~4 sào còn trâu cái có thể cày bừa từ 2~3 sào, trâu là tài sản quý giá của nhà nông.
Trong thời đại trước trâu dùng để kéo xe, chở hàng, kéo gỗ củi và hàng hóa. Trâu cung cấp lương thực và sữa, thịt trâu cải thiện thu nhập cho người dân. Hình ảnh con trâu gặm cỏ non, trên trời cánh diều bay cao in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều thú vui và là trò chơi của trẻ em nông thôn thưở xưa.
Ngoài ra, con trâu con gắn liền với lễ hội truyền thống như chọi trâu, đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng nổi tiếng trong đó lễ hội chọi trâu Đồ Sơn diễn ra mỗi năm đều mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Tìm hiểu nguồn gốc lễ hội chọi trâu ta thấy rằng lễ hội này có một tầm vóc và ý nghĩa riêng trong đời sống người Đồ Sơn. Ngoài nhu cầu vui chơi, qua lễ hội cộng đồng nơi đây sẽ tưởng nhớ đến công ơn thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho làm ăn khấm khá, đất nước yên bình. Chọi trâu không chỉ đơn thuần dùng sức mạnh để giành chiến thắng mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng riêng ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng và tổ chức hàng năm. Vào trong lễ Hội, mọi người sẽ hoà mình vào cộng đồng kết nối bền chặt, gắn bó.
Lễ hội sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật truyền thống thể hiện được vật chất và tâm linh của một vùng miền. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia trọng điểm và quan trọng, nó mang giá trị văn hoá, tín ngưỡng, điểm du lịch hấp dẫn du khách. Như vậy con trâu gắn bó không chỉ là người nông dân mà còn ăn sâu vào văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân.
Con trâu còn được xem là con vật linh thiêng trong mười hai con giáp được dùng để tính tuổi, tính năm. Con trâu còn được đưa vào nhiều bức tranh Đông Hồ như “Trẻ em cưỡi trâu thổi sáo”, đây cũng là biểu tượng của Seagames 22 Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam. Biểu tượng con Trâu Vàng mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên là sự tôn vinh con trâu Việt Nam.
Dù rằng cuộc sống hiện đại ngày nay đã có nhiều công cụ hỗ trợ người nông dân trên cánh đồng làng quê nhưng con trâu vẫn là con vật thân thiết, gũi gũi và hỗ trợ người nông dân. Trâu chắc chắn sẽ gắn bó với làng quê Việt Nam – con vật linh thiêng của mỗi người dân Việt Nam.
Bài 2
Nước ta từ xa xưa gắn bó với nền văn minh lúa nước, con trâu là người bạn không thể thiếu của người nông dân. Trâu chia ngọt sẻ bùi và cùng người nông dân đi khắp cánh đồng xới đất đai, mùa màng. Con trâu trở thành con vật không thể thiếu ở làng quê Việt Nam.
Trâu hiện nay thuộc giống trâu nước, họ bò, bộ nhai lại, bộ guốc chẵn, xuất hiện ở các nước như Pakistan, Nepan, Thái Lan, Việt Nam…, Loài trâu Việt Nam chủ yếu từ giống trâu rừng được thuần hóa.
Trâu chia làm giống đực và giống cái. Con đực to lớn và linh hoạt hơn so với con cái. Con trâu có tính hiền lành, thân thiện vì vậy chúng nuôi ở nhiều vùng quê giúp người nông dân cày cấy. Con trâu trưởng thành trung bình đạt từ 250 – 500kg, đầu đực dài, to. Trâu cái đầu dài, hơi gồ. Mắt trâu to tròn, mũi kín, bóng. Miệng trâu rộng, răng đều. Sừng trâu đen, cân đối. Chân trâu khỏe, gân guốc. Hai đùi to dài, đuôi trâu to, dài, phần đuôi của trâu có túm lông. Da trâu láng, màu xám đen. Bề ngoài trâu có thân hình khỏe mạnh, cứng cáp thích hợp với các công việc dùng nhiều sức.
Thức ăn của trâu là cỏ chúng ta có thể tìm ở các đồi cỏ, bãi cỏ xanh. Vào mùa đông chúng ta nên dự trữ cỏ khô bằng cách ủ xanh, lên men giúp bổ sung thức ăn mùa đông và tốt cho hệ tiêu hóa của chúng. Sau khi đi làm về chúng ta nên cho chúng nghỉ ngơi và tắm rửa, sau đó cho ăn uống,hàng ngày cung cấp đủ lượng nước theo liều lượng 40 lít nước/1con/1 ngày.
Trâu có nhiều lợi ích với con người, chúng cung cấp sức kéo hỗ trợ người nông dân trong việc đồng án. Trâu cung cấp thịt, sữa, da, sừng. Thịt trâu ăn ngon, dinh dưỡng và giàu năng lượng. Đối với sừng trâu dùng làm lược, đồ thủ công mĩ nghệ được nhiều khách hàng yêu thích.
Trâu còn gắn bó thân thuộc với phong tục người Việt Nam, hình ảnh những chú bé mục đồng cưỡi trâu rất quen thuộc. Trâu còn là biểu tượng của SEAGAME 22 đại hội thể thao Đông Nam Á. Hình ảnh của trâu gắn bó từ trẻ em đến người già và là biểu tượng của nền văn minh lúa nước Việt Nam.
Xem thêm: Thuyết minh về phong tục gói bánh chưng ngày Tết
Trên đây là bài lập dàn ý thuyết minh về con trâu và bài văn mẫu tham khảo để viết văn hiệu quả và điểm cao. Với bài văn trên, chúng tôi tin rằng các em học sinh có kết quả cao trong bài viết tập làm văn trên lớp.
Chúc các em học tốt!
Trong bài viết thuyết minh về con trâu, chúng ta đã được tìm hiểu về đặc điểm sinh học, tác dụng và giá trị kinh tế của loài động vật này. Con trâu có thể được nuôi để trồng lúa, cung cấp sữa, thịt và da, đồng thời còn được sử dụng trong nghi lễ tôn giáo và văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới. Mặc dù tiềm năng kinh tế của con trâu rất lớn, nhưng việc quản lý và phát triển chăn nuôi cần được đầu tư và nâng cao để đảm bảo sức khỏe và nguồn lợi cho người dân. Bài viết hy vọng sẽ giúp cho độc giả có cái nhìn tổng quan về con trâu và đóng góp vào việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Làm văn: Dàn ý thuyết minh về con trâu tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Con trâu – đặc trưng của nông thôn Việt Nam
2. Nguồn gốc và lịch sử nuôi trâu
3. Đặc điểm ngoại hình và cách nhận biết các giống trâu
4. Cơ quan sinh sản và các quá trình sinh sản của trâu
5. Giá trị kinh tế và vai trò trong đời sống người dân
6. Thực phẩm và các sản phẩm từ trâu
7. Công dụng của trâu trong cày ruộng và vận chuyển hàng hóa
8. Nghi lễ và tín ngưỡng liên quan đến trâu trong văn hóa Việt Nam
9. Những vấn đề đang đối mặt trong việc nuôi trâu hiện nay
10. Kế hoạch bảo tồn và phát triển giống trâu Việt Nam.