Trong quá trình cài đặt Windows, bạn có thể gặp lỗi “Không thể cài đặt Windows vào đĩa này”. Đừng lo lắng vì đây là lỗi rất dễ khắc phục và sẽ thành công 100%. Tuy nhiên với những bạn không rành về máy tính thì cần đọc kỹ để tránh nhầm lẫn trong quá trình cài đặt và sửa lỗi.
I. Nguyên nhân “Không thể cài đặt Windows vào đĩa này”
Nguyên nhân dẫn đến lỗi Windows could not be install to disk này chủ yếu đến từ việc xung đột giữa BIOS và định dạng ổ đĩa mà chúng ta đang sử dụng để cài đặt Windows 10. Cụ thể, hầu hết các máy tính đều sử dụng BIOS. Chuẩn EFI (UEFI) nhưng khi cài Windows vào ổ cứng thì họ yêu cầu dùng định dạng chuẩn GPT trong khi ổ bạn đang dùng là chuẩn MBR. Do sự khác biệt về định dạng đó, Windows không thể được cài đặt trên ổ đĩa. Việc của chúng ta bây giờ là đổi định dạng của ổ đĩa đó sang GPT đúng như yêu cầu của Windows.
II. Cách khắc phục lỗi “Không thể cài đặt Windows vào đĩa này”
Lưu ý: Tất cả dữ liệu trên ổ đĩa sẽ bị mất khi bạn định dạng nó
1. Đổi định dạng ổ đĩa bằng Command Prompt
Bước 1 : Tại giao diện cài đặt Windows, các bạn nhấn tổ hợp phím Shift + F10 để mở Command Prompt .
Nếu đang ở giao diện máy tính Windows bình thường, bạn nhập CMD vào thanh tìm kiếm và chọn Run as administrator để mở.
Bước 2 : Tiếp theo, bạn tiến hành nhập lệnh diskpart để chuyển về chế độ disk.
Bước 3 : Lúc này bạn cần nhập lệnh ” list disk ” để hiển thị danh sách tất cả các ổ đĩa thực trên máy tính.
Bây giờ bạn có một danh sách tất cả các ổ đĩa thực tế trên máy tính. Điều bạn cần làm lúc này là xác định đúng ổ đĩa mà bạn muốn cài đặt Windows thông qua dung lượng của ổ đĩa. Khi xác định đúng ổ để cài Windows, bạn nhớ tên (ở cột Disk ###) .
Ví dụ ở đây chúng ta sẽ cài Windows trên ổ Disk 2.
Bước 4 : Tiếp tục các bạn nhập lệnh Select ” Tên ổ cài đặt Windows “.
Ví dụ : Thủ thuật phần mềm cài Windows trên ổ Disk 2 thì bạn sẽ nhập lệnh “Select Disk 2”.
Bước 5 : Sau khi đã chọn đúng ổ đĩa cài đặt Windows, bạn nhập lệnh Clean để dọn dẹp toàn bộ dữ liệu bên trong ổ đĩa trước khi chuyển đổi định dạng.
Bước 6 : Khi ổ đĩa đã được dọn dẹp, tiếp tục sử dụng lệnh “Convert GPT” để chuyển đổi định dạng ổ đĩa.
Bước 7 : Đến đây thì bạn đã hoàn thành việc chuyển đổi định dạng qua GPT. Nhưng để chắc chắn, hãy kiểm tra lại bằng lệnh “ list disk ”.
Lúc này bạn sẽ thấy danh sách ổ đĩa hiện ra và ổ đĩa của chúng ta có dấu hoa thị ở cột GPT. (Ở bài này là Disk 2 nên cột GPT sẽ có dấu hoa thị).
Bước 8 : Cuối cùng, đóng cửa sổ Command Prompt và nhấn Refresh để hệ thống cập nhật định dạng mới cho ổ đĩa. Sau đó, bạn tiến hành cài đặt Windows như bình thường.
2. Đổi định dạng ổ đĩa trên máy tính
Trên hệ điều hành Windows đã có công cụ đổi định dạng ổ đĩa, không cần cài thêm phần mềm nào khác vào máy tính.
Bước 1 : Click chuột phải vào Start Menu và chọn Disk Management .
Bước 2 : Click chuột phải vào ổ đĩa muốn chuyển đổi và chọn Delete Volume…
Bước 3 : Cuối cùng, click chuột phải vào ổ đĩa và chọn Convert to GPT disk để chuyển đổi từ định dạng MBR sang GPT. Ngay sau khi chuyển đổi, bạn có thể sử dụng ổ bình thường.
Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm đã hướng dẫn các bạn cách sửa lỗi Windows could not be install to this disk nhanh chóng và hiệu quả. Chúc may mắn!