Khác với những loài cá sấu thông thường, cá sấu ở khu vực sống Hằng lại có màu da màu cam độc lạ vô cùng.
Cách đây không lâu, đông đảo người dân và nhiều nhà khoa học không khỏi bất ngờ khi chứng kiến những con cá sấu ở vườn quốc gia Chitwan dưới chân dãy Himalaya lại có màu da cam khác lạ.
Nhà nghiên cứu tại Viện sinh thái học nước ngọt và ngư nghiệp nội địa Leibniz – Phoebe Griffith kết hợp với dự án Mecistops (Dự án bảo tồn chuyên bảo vệ và tái giới thiệu cá sấu mũi hẹp (Mecistops cataphractus) tại Côte d’Ivoire và phía tây châu Phi) đã tìm ra nguyên nhân.
Theo nhóm nghiên cứu họ đã phát hiện lượng sắt cực cao ở một số dòng sống và suối chảy qua vườn quốc gia, đặc biệt những con cá sấu này thường dành nhiều thời gian ở dưới suối hoặc gần cửa sông nên chúng dần dần có màu cam đậm. Đặc tính của cá sấu sông Hằng là sống dưới nước, chúng không thích nghi tốt với việc đi lại trên cạn và chỉ bò lên bờ cát để sưởi nắng hoặc làm tổ, với lượng sắt cao ở nước sống khiến phần vảy và răng của chúng bao phủ một lớp hạt gỉ sét tạm thời.
Cá sấu sông Hằng là loài cá sấu nước ngọt cực kỳ nguy cấp có mõm thuôn dài và khối u lớn ở chóp, kể từ thập niêm 1940 cho tới nay, quần thể của loài cá sấu này đã giảm 98% do bị săn bắt quá mức. Số lượng lớn trong 200 cá thể còn lại hiện đang sống ở vườn quốc gia Chitwan và chúng phải đối mặt nhiều nguy cơ khác như ô nhiễm, khai thác mở và số lượng cá giảm. Nhà động vật học Lala Aswini Kumar Singh cho biết hạt gỉ sét bám trên cơ thể cá sấu có thể tự động trôi đi khi chúng sống ở vùng nước sạch hơn.