Trung Quốc sẽ đưa phi hành gia dân sự đầu tiên lên vũ trụ tới trạm vũ trụ Tiangong vào ngày 30/5, Văn phòng Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ có Người lái Trung Quốc (CMSA) cho biết.
“Chuyên gia về tải trọng Gui Haichao là giáo sư tại Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh. Gui sẽ chịu trách nhiệm vận hành khoa học thí nghiệm tải trọng trong không gian”, phát ngôn viên CMSA Lin Xiqiang tiết lộ về phi hành gia dân sự đầu tiên của Trung Quốc vào sáng 29/5, theo AFP.
Tên lửa Trường Chinh 6 của Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa Xã).
Cho đến nay, tất cả các phi hành gia Trung Quốc được gửi vào vũ trụ đều thuộc biên chế quân đội.
Chỉ huy sứ mệnh không gian ngày 30 tháng 5 là Jing Haipeng và thành viên phi hành đoàn thứ ba là Zhu Yangzhu.
Tên lửa chở phi hành đoàn tới trạm Thiên Cung sẽ được phóng đi từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, phía tây bắc Trung Quốc vào lúc 9h31 (giờ địa phương) ngày 30/5.
Cùng ngày, CMSA thông báo Trung Quốc có kế hoạch đưa con người lên Mặt trăng vào năm 2030. Cơ quan này khẳng định Trung Quốc đang tiến hành nghiên cứu và phát triển các thiết bị thế hệ mới phục vụ tham vọng chinh phục Mặt trăng. trăng, theo People Daily.
Nền kinh tế thứ hai thế giới đang nỗ lực đuổi kịp Mỹ và Nga trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Cuối năm 2022, Trung Quốc tuyên bố hoàn thành việc xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung và cho biết sẽ bước vào giai đoạn hoạt động từ năm 2023.
Ngày 10/5, Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ chở hàng Thiên Châu 6 lên quỹ đạo, đánh dấu việc hoàn thành sứ mệnh đầu tiên trong giai đoạn ứng dụng và phát triển của trạm vũ trụ Trung Quốc.
- Vì sao “thành phố nổi” Venice gần 2.000 năm tuổi vẫn sừng sững dù được xây bằng gỗ?
- Với sự phát triển của khoa học, liệu con người có thể du hành xuyên dải Ngân Hà?
- Thợ lặn lập kỷ lục bắt được 24.699 con cá mao tiên xâm lấn
Cập nhật: 30/05/2023 Zing
Theo dõi cộng đồng KhoaHoc.tv trên facebook