Tác hại của việc cho nhiều muối khi vo gạo
Muối là một trong những loại gia vị thông dụng, luôn có mặt trong gian bếp của các gia đình. Ngoài làm gia vị cho các món ăn, người ta còn dùng muối để chế biến thức ăn, rửa rau, thịt…
Khi vo gạo, bạn chỉ cần cho một ít muối vào nồi. Điều này sẽ giúp cơm ngon hơn và để được lâu hơn. Vào những ngày nắng nóng, cho một chút muối vào cơm sẽ giúp cơm giữ được lâu hơn.
Ngoài ra, khi hấp cơm nguội còn thừa từ hôm trước, bạn có thể pha thêm một chút nước muối. Làm như vậy cơm sẽ đậm đà và khử mùi vị lạ ngay.
Một số lưu ý khi vo gạo
Trước khi nấu cơm bạn cần vo gạo. Tuy nhiên, không nên vo gạo quá kỹ, quá nhiều lần. Vo gạo mạnh và vo gạo nhiều lần sẽ làm gạo mất hết chất dinh dưỡng.
Vitamin B1 của gạo chủ yếu nằm ở lớp vỏ bên ngoài. Nếu bạn vo quá kỹ, gạo sẽ bị mất đi một lượng chất dinh dưỡng đáng kể. Ngoài vitamin B1, trong vỏ hạt gạo còn có vitamin B2, B6, glucid, lipid và một số chất khoáng.
Do đó, khi vo gạo, bạn chỉ cần vò nhẹ tay để các chất bẩn, tạp chất lẫn trong gạo trôi ra ngoài.
Nấu cơm bằng nước nóng hay lạnh là đúng?
Hầu hết mọi người đều có thói quen nấu cơm bằng nước lạnh. Tuy nhiên, khi dùng nước lạnh, hạt gạo sẽ nở ra, các chất dinh dưỡng cũng bị hòa tan vào nước và dễ bay hơi.
Trong khi đó, nếu dùng nước nóng, lớp ngoài cùng của hạt gạo sẽ co lại và tạo thành lớp màng bảo vệ giúp hạt gạo không bị nứt vỡ, các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại bên trong hạt gạo. Nấu cơm bằng nước nóng giúp cơm chín nhanh hơn.
Ngâm gạo trước khi nấu
Sau khi vo gạo, bạn có thể không nấu ngay được. Ngâm gạo trong vòng 15-30 phút để hạt gạo ngậm nước vừa đủ. Ngâm gạo sẽ giúp cơm chín nhanh và tơi xốp hơn.
Không mở nắp nồi cơm điện quá thường xuyên
Trong quá trình nấu cơm, để tránh giảm nhiệt độ, mất hơi nước, bạn nên hạn chế mở nắp nồi nhiều lần.
Chỉ mở nắp nồi khi cần kiểm tra xem cơm đã chín hay chưa.