Thoạt đầu được nghe tên Chestnut bạn có vẻ thấy hơi lạ, nhưng tên tiếng Việt thì rất quen thuộc, cùng tìm hiểu về hạt Chestnut là gì và tác dụng của hạt Chestnut với sức khỏe như thế nào nhé.
Chúng đã xuất hiện từ hàng thế kỷ trước, từ hoa của Chestnut cho đến vỏ cây, hạt và lá đều được sử dụng cho mục đích chữa bệnh. Hạt Chestnut chứa hàm lượng dưỡng chất khá tuyệt vời tạo nên một chế độ ăn uống khá lành mạnh.
Hạt Chestnut là gì?
Hạt Chestnut tên Việt Nam được gọi là hạt dẻ, chúng được tìm thấy ở khu vực Địa Trung Hải và Hy Lạp được biết đến như một quốc gia đầu tiên bắt đầu trồng trọt cũng như sử dụng chúng như một loại thực phẩm chính. Từ đây Chestnut được phân bố đến các quốc gia khác nhau ở Châu âu, Châu Á và Châu Phi.
Hạt Chestnut có vỏ cứng màu gỗ nhân bên trong màu trắng, được bao bọc bởi lớp da nâu đắng bên trong và loại bỏ chúng trước khi ăn. Chestnut được đánh giá cao về hương vị ngọt, bùi đặc trưng và có độ dẻo khi được luộc, nướng, sấy khô hoặc nghiền thành bột mịn.
Những loại hạt tự nhiên này cũng rất tuyệt trong các món tráng miệng hay được thêm vào các công thức nấu ăn như trộn salad, súp, hoặc được kết hợp hoàn hảo với socola, nướng bánh…
Chestnut là loại hạt duy nhất chứa lượng vitamin C dồi dào với hoạt chất chính là aescin, cùng các chất dinh dưỡng quan trọng như chất chống oxy hóa, chất xơ, kali, đồng, mangan, giàu axit linoleic, các axit phenolic,… Ngoài ra, chúng rất giàu tinh bột nên có thể cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể tạo nên một chế độ ăn uống lành mạnh.
Tác dụng của hạt Chestnut với sức khỏe
Tốt cho hệ tiêu hóa
Chestnut là một nguồn chất xơ tuyệt vời, một chén hạt này chứa 7g chất xơ, giúp kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn, làm giảm nguy cơ táo bón và các biến chứng về đường ruột.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Những chất béo tốt được tìm thấy trong hạt Chestnut giúp cân bằng lượng cholesterol, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và máu đông tích tụ trong cơ thể. Tất các những điều này làm giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim và các bệnh về tim mạch ở mức độ nặng hơn. Hơn thế nữa chúng còn là nguồn kali phong phú cực kì tốt cho tim.
Cải thiện chức năng não
Hạt Chestnut rất giàu vitamin B bao gồm thiamin, riboflavin và folate. Những vitamin này có liên quan trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của não bộ, hơn thế nữa kali có trong chúng có thể làm tăng lưu lượng máu đến não và thúc đẩy sức khỏe hệ thần kinh tốt, tăng sự tập trung và duy trì trí nhớ.
Tăng mật độ xương
Chỉ 10 hạt Chestnut có thể cung cấp 50% lượng mangan bạn cần trong cả ngày. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng mangan cũng đóng vai trò trung tâm đối với sức khỏe của xương và có thể chống lại một số bệnh. Vì vậy tiêu thụ lượng Chestnut cùng với các khoáng chất tốt cho xương khác có thể giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Là loại hạt chứa nhiều chất xơ, Chestnut được là loại thực phẩm có thể giúp làm chậm quá trình tăng lượng đường huyết trong máu để ngăn ngừa những đột biến do bệnh tiểu đường gây ra và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hiệu quả.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa khác trong hạt Chestnut làm cho chúng trở thành một nguồn dưỡng chất tốt cho hệ thống miễn dịch của bạn, vitamin C không chỉ kích thích việc sản xuất các tế bào bạch cầu mà còn đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, tìm kiếm và tiêu diệt các gốc tự do trước khi chúng gây hại. Điều này giúp phát triển hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.
Ai không nên ăn hạt Chestnut
Hạt Chestnut tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không nên ăn quá nhiều, người bình thường chỉ nên ăn 10 hạt/ngày để tránh bị táo bón. Một số người sau đây nên hạn chế ăn hạt Chestnut:
– Người có tiêu hóa kém không nên ăn hạt Chestnut quá nhiều có thể gây trướng bụng và đầy hơi.
– Những người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn loại hạt này, vì chúng khiến sản sinh ra nhiều axit tăng thêm gánh nặng lên dạ dày.
– Người bị dị ứng Chestnut cần tuyệt đối tránh xa loại hạt này, vì nó có chứa chất gây dị ứng mạnh có thể gây nguy hiểm với mức độ nghiêm trọng khác nhau.
– Người bị cảm chưa khỏi, bị kiết lỵ, người phụ nữ sau sinh không nên ăn nhiều hạt dẻ, bởi nếu vô tình ăn phải loại hạt này còn sống chúng có chứa một loại chất độc esculin có thể dẫn đến tử vong.
Với những lợi ích của loại hạt Chestnut kể trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm thông tin tác dụng của hạt dẻ và kinh nghiệm trong việc bổ sung các loại hạt vào các thực đơn ăn uống hằng ngày sao cho vừa miệng vừa nâng cao sức khỏe bạn nhé.
Tham khảo một số loại sữa từ hạt đang có bán tại Thcshoanghiep.edu.vn:
Kinh nghiệm hay Thcshoanghiep.edu.vn