1. Bếp điện từ
Với thời lượng sử dụng khoảng 3h/ngày, trong 1 tháng người dùng sẽ tiêu thụ 85-95 kWh điện với bếp đơn và 170-190 kWh với bếp đôi.
2. Bình nóng lạnh
Với bình nước nóng dung tích 20l, nếu chỉ bật 1 giờ mỗi ngày, ước tính lượng điện tiêu thụ trong 1 tháng là 70-80 kWh. Nếu bật ắc quy 24/24 thì lượng điện tiêu thụ mỗi tháng là 320-340 kWh điện
3. Tủ lạnh
Tủ lạnh là thiết bị luôn được bật 24/24h trong mỗi gia đình nên có thể coi đây là thiết bị tiêu tốn điện năng lớn nhất dù có công suất không quá lớn. Thống kê cho thấy, mức tiêu thụ điện của tủ lạnh vào khoảng 30-45 kWh/tháng với tủ trung bình, 50-65 kWh/tháng với tủ lớn và tủ lạnh mini tiêu thụ 10-15 kWh/tháng.
4. Máy tính để bàn
Nếu máy tính hoạt động 12h/ngày ước tính tiêu thụ 72-75 kWh điện trong 1 tháng
5. Tivi
Nếu bạn xem tivi 5 tiếng mỗi ngày (tivi LCD, công suất 150W) thì lượng điện tiêu thụ trung bình trong tháng là 20-25 kWh
6. Nồi cơm điện
Với nồi cơm điện công suất 500 W, một tháng thiết bị này có thể tiêu thụ 20-25 kWh nếu sử dụng 2 giờ mỗi ngày
7. Bàn là điện
Bàn là cũng là một thiết bị điện gia nhập danh sách ngốn điện này. Tuy trông khá nhỏ nhưng lại có công suất lớn của một chiếc điều hòa. Nếu mỗi ngày dùng 30 phút bàn ủi điện công suất 1.100 W, ước tính một tháng tiêu tốn 14-24 kWh
8. Lò vi sóng
Lò có công suất 1.000 W, nếu sử dụng 30 phút mỗi ngày sẽ tiêu tốn 10-20 kWh/tháng
9. Thiết bị mạng
Tuy mức tiêu thụ điện năng không cao nhưng đây là thiết bị luôn hoạt động 24/24. Trung bình mỗi tháng các loại thiết bị này sẽ tiêu thụ từ 8-12kWh
Cách tiết kiệm tiền điện hàng tháng hiệu quả
+ Thường xuyên vệ sinh các thiết bị điện
Làm sạch các thiết bị điện trong nhà sẽ giúp chúng “làm việc” hiệu quả và tiết kiệm điện hơn. Bóng đèn sạch tỏa sáng hơn, vì vậy bạn có thể nhận được nhiều ánh sáng hơn với ít điện năng hơn. Vệ sinh bộ lọc không khí cũng giúp điều hòa của bạn làm mát không khí hiệu quả hơn. Tương tự, làm sạch lõi nồi cơm điện hoặc mâm nhiệt (ở bếp) giúp quá trình làm nóng hiệu quả hơn. Nếu bạn giữ cho quạt điện không bị bám bụi, động cơ sẽ không bị nóng lên và sử dụng nhiều năng lượng hơn.
+ Rút phích cắm khi không sử dụng: Các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, loa đài,… dù đã tắt vẫn có thể tiêu tốn điện năng. Do đó, nên rút phích cắm của thiết bị khi không sử dụng.
Hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện cùng lúc vào giờ cao điểm. Nên sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng đã được chứng nhận.
+ Cắt giảm các thiết bị điện không cần thiết
Thay vì dùng máy sấy tóc, bạn có thể để tóc khô tự nhiên hoặc đơn giản là tự mình quét nhà thay vì dùng máy hút bụi. Ngoài ra, khi ra khỏi phòng, bạn cũng nên tắt các thiết bị điện không cần thiết như đèn, quạt, điều hòa.
+ Nên sử dụng đèn LED
Đây là loại đèn có hiệu suất phát sáng lên tới 90%, có tuổi thọ gấp 2 lần đèn huỳnh quang và 20 lần đèn sợi đốt. Ngoài ra, việc vệ sinh bóng đèn sẽ giúp bóng đèn sáng hơn và tiết kiệm điện hơn.
+ Đóng cửa
Có thể bạn không để ý nhưng không khí lạnh trong nhà vẫn bị thoát ra ngoài qua các ô cửa sổ dù rất nhỏ khiến lượng không khí mát trong nhà bị thất thoát khi bạn đang sử dụng quạt hay điều hòa.
Vì vậy, bạn nên dành ra một ngày để kiểm tra các vị trí trên tường nhà, đặc biệt là nơi có cửa sổ để có thể dùng súng bắn keo bịt kín những kẽ hở, lỗ hổng đó. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền trên hóa đơn tiền điện hàng tháng.