Mật mía là gì? Mật mía bán ở đâu? Giá bao nhiêu? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Thcshoanghiep.edu.vn để hiểu rõ hơn về mật mía nhé!
Mật mía là một loại nguyên liệu có vị ngọt thường được sử dụng trong chế biến món ăn. Hôm nay, Thcshoanghiep.edu.vn sẽ chia sẻ đến bạn nhiều hơn những thông tin về mật mía qua bài viết dưới đây.
Mật mía là gì?
Mật mía là một loại chất lỏng, dạng siro, màu vàng óng ánh và vị thanh ngọt, được sản xuất từ nước mía sau khi chưng cất, còn gọi là kéo tre hoặc kéo mật.
Mật mía còn là một chất có thể thay thế đường, có vị ngọt hơn đường trắng thông thường.
Ngoài ra, mật mía là một loại thực phẩm giàu chất sắt và một số khoáng chất khác như đồng, phốt pho và canxi nên rất có lợi đối với sức khỏe của con người.
Nghề sản xuất mật mía trở thành một nét truyền thống tại nhiều vùng nông thôn ở Việt Nam, đặc biệt là ở các khu vực trung du phía Bắc, các tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.
Trong chế biến món ăn hằng ngày mật mía có thể được sử dụng thay cho đường tinh luyện như làm bánh, làm kẹo, nấu chè,….
Theo Đông y, mật mía còn có công dụng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp và hệ tiêu hóa.
Công dụng của mật mía
Đặc tính chống oxy hóa
Trong mật mía có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa nên có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi quá trình oxy hóa và chống lại các gốc tự do gây ra một số bệnh thoái hóa.
Giảm triệu chứng kinh nguyệt
Mật mía là một trong những nguồn cung cấp chất sắt tốt cho phụ nữ, nhất là đối với những người có nguy cơ thiếu sắt do mất máu, không có chất béo và rất ít calo.
Sắt còn có tác dụng giúp cơ thể ngăn ngừa các chứng rối loạn khác nhau diễn ra trong chu kỳ kinh nguyệt như tăng lưu lượng máu trong thời gian dài.
Ngoài ra, các khoáng chất như magie và canxi trong mật mía còn có khả năng ngăn ngừa cục máu đông làm giảm co thắt kinh nguyệt và duy trì cổ tử cung khỏe mạnh.
Ngăn ngừa béo phì
Lượng polyphenol trong mật mía có khả năng chống oxy hóa làm giảm béo phì và hạn chế tăng cân.
Ngoài ra, mật mía còn có tác dụng làm giảm trọng lượng và hàm lượng chất béo bên trong cơ thể bằng cách giảm hấp thụ calo.
Cải thiện sức khỏe tình dục
Hàm lượng lớn mangan trong mật mía giúp cơ thể tăng sản xuất hormone tình dục bởi vì mangan được biết đến với vai trò quan trọng trong công việc của hệ thần kinh, phòng tránh cục máu đông và sản xuất năng lượng từ carbohydrate.
Theo các nghiên cứu cho thấy, nếu cơ thể thiếu mangan sẽ dẫn đến vô sinh, thường xuyên mệt mỏi và xương yếu.
Duy trì sức khỏe xương
Lượng canxi chứa trong mật mía rất nhiều nên có tác dụng trong việc duy trì sức khỏe xương và răng, sản xuất ra các enzyme, hỗ trợ trong các chức năng màng tế bào.
Đặc tính chống viêm
Trong mật mía có các đặc tính chống viêm tự nhiên có tác dụng làm giảm chứng rối loạn.
Bên cạnh đó, mật mía còn được sử dụng trong một số dược phẩm dùng để điều trị các bệnh như thấp khớp và đau dây thần kinh.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Theo Báo Lao Động, mật mía có khả năng duy trì lượng đường trong máu, làm chậm quá trình chuyển hóa glucose và carbohydrate, sản xuất ít insulin dẫn đến giúp cơ thể ngăn ngừa sự tích tụ chất béo dư thừa trong máu.
Ngoài ra, mật mía còn chứa khoáng chất Chromium có tác dụng duy trì mức đường huyết.
Trong mật mía chứa 0,266 mg/kg crom, nếu cơ thể của chúng ta thiếu crom thì có thể dẫn đến suy giảm glucose và mắc nhiều bệnh mãn tính như xơ vữa động mạch, cholesterol trong máu và bệnh tim.
Ngăn ngừa thiếu kali trong máu
Lượng kali chứa trong mật mía giúp cho cơ thể ngăn chặn sự co bóp của các dây thần kinh, cơ bắp và cải thiện sức khỏe tim.
Chính vì vậy, hấp thụ mật mía giúp cơ thể phòng tránh một số chứng rối loạn liên quan đến thiếu kali trong cơ thể.
Mật mía có nhiều công dụng
Giảm triệu chứng mụn trứng cá
Bên trong mật mía còn chứa axit lactic có tác dụng làm giảm mụn trứng cá. Lượng axit lactic được tạo ra bởi vi khuẩn axit lactic nên có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa carbohydrate.
Tăng tốc độ chữa lành vết thương và vết bỏng
Mật mía chứa một số khoáng chất thiết yếu quan trọng nên có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các mô trong da. Vì vậy, mật mía được sử dụng trong việc điều trị vết thương và bỏng da.
Tăng sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh
Mật mía còn có tác dụng kích thích sự hấp thụ sắt, hình thành các tế bào hồng cầu và sức khỏe của hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Nhờ mật mía cũng giàu đồng nên làm giảm số lượng gốc tự do trong cơ thể.
Nếu cơ thể của chúng ta bị thiếu sắt và đồng thì có thể dẫn đến thiếu máu, các vấn đề về tuyến giáp, gây rối loạn nhịp tim và loãng xương.
Duy trì nồng độ huyết sắc tố trong máu
Bên trong mật mía có sắt nên giúp cho cơ thể duy trì nồng độ hemoglobin khỏe mạnh, làm cho hemoglobin vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các bộ phận của cơ thể và tạo ra năng lượng, kích thích quá trình trao đổi chất.
Duy trì sức khỏe của hệ thần kinh
Nhờ mật mía có chứa magie nên giúp cơ thể làm dịu thần kinh và mạch máu bằng cách cân bằng lượng canxi.
Việc cơ thể thiếu magie có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp, chuột rút cơ bắp và mệt mỏi.
Ngăn ngừa đau đầu và mệt mỏi
Một nghiên cứu năm 2004 được công bố trên tạp chí Psychotherapy and Psychosomatics những người bị trầm cảm bị thiếu vitamin B6, tuy nhiên lượng vitamin B6 và axit pantothenic trong mật mía cao giúp cho cơ thể ngăn ngừa các triệu chứng đau đầu, hen suyễn và mệt mỏi, trầm cảm.
Giữ cho tóc khỏe
Chiết xuất mật mía có tác dụng giúp tóc khỏe mạnh, làm mượt và ngăn ngừa tóc bạc sớm.
Bên cạnh đó, Theo Đông y, mật mía có vị ngọt, tính mát, có khả năng thanh nhiệt cơ thể, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Có thể dùng chữa các bệnh như ho khan ít đờm, chứng ho ra máu, chứng mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát, nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết, ngộ độc do rượu, bổ tỳ vị, điều hòa khí huyết, dịch vị kém, ăn uống kém.
Mật mía dùng để làm gì?
Mật mía có những đặc tính tương tự như mật ong nên cũng được sử dụng để chế biến món ăn và làm nước sốt chấm bánh như:
Ở miền Bắc, người ta sử dụng mật mía để sản xuất một số loại bánh như bánh trùng (biến thể bánh trôi tại Vĩnh Phúc), bánh giò, bánh chay, sủi dìn.
Người dân tại Nghệ An, Hà Tĩnh dùng mật mía trong việc nấu các món kho như thịt kho, cá kho hay làm bánh như bánh khảo, bánh ngào hoặc nấu chè hạt sen,… và món chấm cho xôi, sắn luộc,…
Ở miền Trung, mật mía được dùng trong bánh chưng, bánh gai và chè lam.
Ở miền Nam, người dân thường dùng mật mía thay thế cho đường, mật ong trong chế biến các món ăn.
Cách làm mật mía
Để làm ra được mật mía phải trải qua 3 công đoạn chính:
Giai đoạn 1: Ép nước mía
Sau khi thu hoạch mía ở ruộng về, người ta chặt bỏ lá rồi sử dụng máy để ép lấy nước mía.
Giai đoạn 2: Chưng cất nước mía
Việc chưng cất nước mía thường mất khoảng 10 – 12 tiếng bằng cách đun nước mía trong một cái chảo gang với mức lửa nhỏ.
Tùy theo từng vùng miền và bí quyết riêng của họ mà người ta định lượng nước mía khác nhau và vớt bọt mật liên tục trong lúc chưng để thu được mật mía có màu đẹp và giữ nguyên hương vị.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh lửa cũng là một khâu quan trọng trong việc cho ra mật mía có chất lượng tốt hay không.
Giai đoạn 3: Lóng mật
Ở giai đoạn này phải đảm bảo mật mía có độ trong và loại bỏ bớt cặn bã.
Theo người dân Hòn Rô tỉnh Phú Yên đã chia sẻ thì bí quyết của họ ở giai đoạn này là dùng vải (loại vải mà lính Mỹ thường hay dùng để thả pháo sáng xuống trong đêm) để lóng mật.
Qua đó, ta cũng có thể thấy việc chọn vải lọc cũng quan trọng không kém vì loại bỏ được chất cặn của mật mía sau khi chưng.
Mật mía bán ở đâu? Giá bao nhiêu?
Hiện nay mật mía được bán phổ biến trên thị trường như chợ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm và các trang thương mại điện tử.
Giá tham khảo: 100.000 đồng/lít.
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp cho bạn hiểu rõ hơn về mật mía cũng như đặc điểm hay công dụng của mật mía đối với chúng ta trong cuộc sống nhé!
Nguồn: Báo Lao Động, Psychotherapy and Psychosomatics
Thcshoanghiep.edu.vn