Mangan là gì? Vai trò của mangan đối với sức khoẻ của chúng ta như thế nào? Cùng nhau tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Mangan là gì?
Mangan (Mn), hay còn gọi là Manganesia là khoáng chất quan trọng hỗ trợ phát triển xương và cơ, tăng hấp thụ thức ăn ở trẻ nhỏ. Mangan có nhiều trong việt quất, tảo biển, rau cải xoăn, cá hồi, gan động vật.
Vai trò của mangan với sức khỏe con người
Đối với trẻ em
– Mangan giúp cấu trúc xương chắc khỏe, hỗ trợ sự hấp thụ canxi ở cơ thể trẻ và cải thiện mật độ xương cột sống.
– Hơn nữa, Mangan còn giúp đẩy nhanh quá trình hấp thụ thức ăn. Do đó, nó còn giúp trẻ thèm ăn và ăn nhiều hơn.
Đối với người lớn
– Mangan giúp đẩy lùi nguy cơ xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.
– Vì mangan cũng tồn tại trong các cơ thịt, nên nó giúp các cơ hoạt động bình thường, ngăn chặn đau nhức cơ thịt.
– Mangan còn giúp đẩy lùi căng thẳng, mệt mỏi và duy trì sự ổn định về thần kinh.
– Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 50% phụ nữ sau mãn kinh và 25% nam giới từ 50 tuổi trở lên sẽ bị gãy xương do loãng xương. Nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung mangan cùng với canxi, kẽm và đồng có thể giúp giảm mất xương cột sống ở phụ nữ lớn tuổi
Đối với phụ nữ mang thai
– Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu cần cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin để nuôi dưỡng thai nhi phát triển khỏe mạnh.
– Mangan là cầu nối rất cần thiết cho sự hấp thụ và sử dụng các loại vitamin từ thực phẩm vào cơ thể mẹ và truyền dưỡng chất để nuôi con.
Cơ thể cần bao nhiêu mangan là đủ?
Một người lớn cần khoảng 6 – 8 mg Mangan để cung cấp cho cơ thể diễn ra những hoat động bình thường.
Thiếu và thừa mangan dẫn đến vấn đề gì?
– Nếu thiếu Mangan, cơ thể chúng ta sẽ không có những cảm giác vui, buồn hay làm cơ thể phản xạ với những việc xảy ra một cách chậm chạp.
– Bên cạnh đó,sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, teo tinh hoàn, mất khả năng sinh sản.
– Mangan cũng tham gia vào quá trình tái tạo tế bào chống oxy hóa nhưng nếu lượng tế bào này quá nhiều, chúng sẽ bị phản tác dụng làm lão hóa tế bào nhanh hơn.
– Nguy hiểm hơn, thừa Mangan có thể gây ngộ độc phổi, hệ thần kinh và tim mạch.
Những cách bổ sung Mangan
– Bạn có thể bổ sung Mangan bằng những thực phẩm hằng ngày như rau củ quả và các loại trái cây như quả việt quất, khoai tây, tảo biển, rau cải xoăn,…
– Mangan còn chứa nhiều trong một số loại cá như cá hồi, cá mòi,… gan, thịt động vật, trứng.
– Sữa công thức là một trong những sự kết hợp hoàn hảo của những khoáng chất, vitamin và các nguyên tố vi lượng cần thiết của cơ thể.
Một số lưu ý khi sử dụng Mangan
– Khi lựa chọn thực phẩm hoặc sản phẩm sữa, bạn nên chọn những địa điểm uy tín để mua sản phẩm. Tránh tình trạng bị nhiễm độc hóa chất do các sản phẩm kém chất lượng gây ra.
– Mỗi người tùy theo độ tuổi sẽ có nhu cầu bổ sung mangan khác nhau, chính vì thế, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kì và nhờ tư vấn từ bác sĩ.
– Phụ nữ mang thai là đối tượng cần bổ sung đầy đủ các vi chất, đặc biệt là mangan để hỗ trợ quá trình phát triển cho thai nhi.
Qua bài viết trên các bạn đã hiểu mangan là gì rồi đúng không nào. Bạn hãy bổ sung mangan bằng những thực phẩm hằng ngày hoặc từ sữa công thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình nhé.
Nguồn: Healthline
Kinh nghiệm hay Thcshoanghiep.edu.vn