Đối với người dùng Laptop khái niệm CPU không còn xa lạ gì, nhưng nếu bạn không rành về các loại Laptop và chưa biết về CPU thì có thể tham khảo bài viết này.
Xem ngay các sản phẩm laptop đang giảm giá SỐC
CPU là gì?
CPU là chữ viết tắt của Central Processing Unit hay còn gọi là bộ xử lý trung tâm. CPU đóng vai trò như não bộ của một chiếc Laptop, tại đó mọi thông tin, thao tác, dữ liệu sẽ được tính toán kỹ lưỡng và đưa ra lệnh điều khiển mọi hoạt động của Laptop.
Cấu tạo bên trong của CPU gồm những gì?
CPU được cấu thành từ hàng triệu bóng bán dẫn được sắp xếp với nhau trên một bảng mạch nhỏ.
Trung tâm của CPU được chia làm 2 khối chính là khối điều khiển (CU) và khối tính toán (ALU).
+ Khối điều khiển (CU-Control Unit): Tại đây các yêu cầu và thao tác từ người dùng sẽ được biên dịch sang ngôn ngữ máy, sau đó mọi quá trình điều khiển sẽ được xử lý chính xác.
+ Khối tính toán (ALU-Arithmetic Logic Unit): Các con số toán học và logic sẽ được tính toán kỹ càng và đưa ra kết quả cho các quá trình xử lý kế tiếp.
Tốc độ xử lý CPU
Tốc độ xử lý của CPU là tần số tính toán và làm việc của nó được đo bằng đơn vị GHz hoặc MHz. Nếu cùng một dòng chip ví dụ như Core i3 thì xung nhịp cao hơn đồng nghĩa với tốc độ xử lý nhanh hơn, khả năng làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, nếu giữa 2 dòng chip khác nhau như Core i3 hai nhân xung nhịp 2.2GHz và Intel Pentium Dual core 2.3GHz thì không thể so sánh ngay được bởi vì tốc độ xử lý của Laptop còn phụ thuộc rất nhiều vào bộ nhớ đệm và các bộ phận khác như RAM, chip đồ họa, ổ cứng…
Hiện nay có hai nhà sản xuất CPU cho Laptop lớn nhất là Intel và AMD. Các hãng xuất Laptop khá phổ biến hiện nay như Acer, Asus, Lenovo, Dell, HP và Apple đều đưa ra rất nhiều mẫu Laptop sử dụng các loại CPU khác nhau có giá thành từ bình dân đến cao cấp.
Các dòng CPU phổ biến
Dòng CPU Core i và Core m
Đến năm 2009, Intel bắt đầu chuẩn hóa lại cách đặt tên CPU theo hướng thương mại để người dùng dễ hiểu hơn. Theo đó, chúng ta sẽ có Core i3, Core i5 và Core i7 đại diện cho sức mạnh xử lý của CPU
Nehalem – Thế hệ 1
Nehalem là thế hệ đầu tiên từ khi Intel đổi cách đặt tên. CPU Nehalem được sản xuất trên kiến trúc 45 nm
Skylake – Thế hệ thứ 6
Đến với Skylake, Intel tập trung hơn vào dòng chip tiết kiệm điện cho các thiết bị cầm tay, di động. Core-M giờ đây sẽ có các dòng m3, m5, m7 tương tự Core-i và thậm chí là Core m Petium và Core m Celeron, thêm nhiều sự lựa chọn cấu hình.
Intel đã cải tiến hàng loạt tính năng cũng như cắt giảm những công nghệ cũ để tối ưu tốc độ xử lý, truyền tải dữ liệu… cho CPU cũng như giảm hao phí điện năng.
Speed Shift là một tính năng quan trọng, mới xuất hiện trên Skylake cho phép phần cứng hay CPU tự điều chỉnh xung nhịp thay vì hệ điều hành, giúp tăng hay giảm xung nhịp nhanh hơn, xử lý một tác vụ thật nhanh trong thời gian nhắn nhất có thể. Như vậy, đồng thời giúp tối ưu pin hiệu quả hơn.
Hiệu năng đồ họa cải thiện lên đến 40% so với thế hệ Broadwell
Kabylake – Thế hệ thứ 7
Vi xử lý thế hệ thứ 7 mang tên Kabylake, vẫn sử dụng kiến trúc 14nm như Skylake nhưng được tinh chỉnh để tăng số bóng bán dẫn trên CPU nhằm tăng hiệu năng mà Intel gọi là 14nm+. Thay đổi quan trọng nhất trên thế hệ này là hiệu năng xử lý đồ họa, tiết kiệm điện năng hơn và cải tiến tính năng Speed Shift.
Về đồ họa, CPU Kabylake hỗ trợ mã hóa chuẩn video mới hơn, giảm tiêu thụ điện năng khi chơi video 4K dùng chuẩn HEVC và VP9 (2 chuẩn video thường gặp nhất) cũng như hỗ trợ xuất nhiều màn hình tốt hơn. Theo thử nghiệm, CPU Kabylake chỉ tiêu thụ 0.5W so với 10.2W so với thế hệ trước khi chơi video 4K.
Intel cũng trình diễn một chiếc laptop chỉ chạy CPU Kabylake dòng U (tiết kiệm điện) nhưng vẫn chơi ổn định game Overwatch với 30 fps, độ phân gải 1280×720. Đây là cải tiến rất đáng quan tâm đối với một chiếc laptop không có card đồ họa rời.
Về khả năng xử lý các tác vụ thông thường, CPU Kabylake nâng cấp hiệu năng so với một con chip tương đương Skylake nhanh hơn 19% tốc độ duyệt web, 12% xử lý tác vụ văn phòng và 15% khi chỉnh sửa video 4K.
Trên đây là thông tin về CPU, nếu có thắc mắc bạn hãy để lại bình luận để được giải đáp nhé!