Muốn trứng luộc không bị nứt và dễ bóc chỉ cần thêm một loại gia vị dễ kiếm, bạn đã biết chưa?
Luộc trứng tưởng chừng dễ nhưng để có món trứng thơm, dễ bóc không hề đơn giản. Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn cách luộc trứng siêu dễ chỉ với 1 loại gia vị sẵn có. Bằng cách thêm thứ này vào nồi, trứng luộc sẽ dễ bóc hơn và giảm nguy cơ bị nứt.
Mình để ý thấy, hầu hết mọi người khi luộc trứng đều gặp phải tình trạng vỏ trứng bị đóng, khó bóc. Sau nhiều lần luộc trứng không thành công, tôi nghiệm ra rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Nguyên nhân chính khiến trứng luộc bị sát vỏ là do trứng đã để lâu ngày. Ngoài ra, trứng bị sát vỏ còn do bạn luộc sai cách.
Để khắc phục tình trạng trên, tôi áp dụng nguyên tắc “1 chua 1 lạnh”. Cụ thể, mỗi lần luộc trứng, tôi cho vào nồi một ít giấm thay vì chỉ cho nước như bình thường.
Do thành phần chính của vỏ trứng là canxi cacbonat nên khi cho giấm vào, axit trong loại gia vị này sẽ tác động lên vỏ trứng tạo ra phản ứng hóa học khiến vỏ trứng trở nên mềm hơn. Khi trứng chín, bạn chỉ cần chạm nhẹ là vỏ trứng sẽ bong ra thành một khối. Khi luộc vỏ sẽ không bị nứt.
Ngoài ra, mình thấy nhiều đầu bếp còn cho thêm muối ăn vào nồi luộc trứng. Trên thực tế, người ta có thể thêm giấm và muối cùng lúc, hoặc thêm một trong hai loại gia vị này đều có tác dụng như nhau.
Để dễ áp dụng mình sẽ chia sẻ cách luộc trứng mà mình đã làm từ trước đến nay, các bạn tham khảo nhé!
CÁCH HỌC TIẾNG ANH MÀ KHÔNG NGHE ĐƯỢC
Nguyên liệu
– Trứng
– Giấm
Cách làm trứng luộc
1. Trứng gà mua về bạn ngâm với nước sạch. Dùng tay chà nhẹ lên vỏ trứng để loại bỏ hết các vết bẩn còn sót lại. Theo các chuyên gia, vỏ trứng là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn E.coli, nếu không may ăn phải trứng nhiễm vi khuẩn này sẽ rất dễ bị ngộ độc.
2. Cho trứng vào nồi, thêm nước ⅔ mặt trứng.
Tiếp tục cho vào đây khoảng 1-2 thìa dấm trắng, bật bếp, để lửa vừa. Lưu ý, không nên để lửa quá to sẽ khiến nước sôi mạnh khiến trứng va vào nhau gây nứt vỏ.
Tôi thường luộc trứng bằng nước đun sôi để nguội thay vì nước lã. Nghe có vẻ lạ nhưng thực tế nước chưa qua xử lý sẽ có nhiều vi khuẩn gây hại. Trong quá trình luộc, vi khuẩn dễ dàng theo các vết nứt trên vỏ trứng xâm nhập vào bên trong, phá hủy dinh dưỡng và đe dọa sức khỏe người ăn.
3. Tùy theo sở thích ăn lòng đào hay trứng chín hẳn mà bạn canh thời gian vớt trứng. Trứng không nên luộc quá lâu sẽ bị nhũn, ăn không ngon. Còn nếu luộc trong thời gian quá ngắn, trứng chưa chín sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Hãy tham khảo từng thời điểm trứng chín mà mình chia sẻ dưới đây và lựa chọn nhé.
– Từ 1-2 phút: Trứng chưa chín hẳn, một phần lòng trắng hơi đặc lại.
– Từ 3-5 phút: Toàn bộ lòng trắng đã chín nhưng lòng đỏ vẫn còn sống.
– Từ 6 đến 9 phút: Lòng trắng trứng mềm, nhuyễn, lòng đỏ hơi đặc, khi ăn có cảm giác béo ngậy, thơm ngon. Đây là món trứng luộc được rất nhiều người yêu thích.
– Từ 10 phút trở đi: Lòng đỏ và lòng trắng của trứng đã chín hoàn toàn. Với thời gian này, cả lòng đỏ và lòng trắng của trứng đều chín quá nên hơi khô và cứng, khi ăn có cảm giác “nghẹn” ở cổ. Thậm chí một số quả trứng với lớp ngoài của lòng đỏ có thể chuyển sang màu xanh. Lúc này dinh dưỡng trong trứng cũng bị mất đi một phần.
4. Vớt trứng ra tô nước lạnh, để khoảng 3-5 phút cho trứng nguội rồi bóc vỏ và thưởng thức.
Tôi thường chấm trứng luộc với muối tiêu chanh hoặc muối ớt. Những hôm không biết ăn gì, tôi vội luộc một quả trứng rồi chấm với nước mắm rồi trộn với cơm. Đây là món ăn đã gắn bó với tôi suốt những năm tháng tuổi thơ nghèo khó.
Nếu trong nhà có trẻ nhỏ, bạn nhớ luộc trứng thật kỹ. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt, nếu ăn trứng luộc chín mềm dễ bị đau bụng, đi ngoài, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Chúc bạn thành công với thủ thuật luộc trứng này!