Mixer là thiết bị đã quá quen thuộc xuất hiện trong các dàn karaoke gia đình và kể cả dàn âm thanh chuyên nghiệp. Mixer tạo ra những âm thanh mượt mà, bắt tai nhất. Vậy mixer là gì? Phân loại và vai trò của mixer trong hệ thống âm thanh ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Xem ngay một số Amply giảm giá SỐC
Mixer là gì?
Mixer là thiết bị xử lý âm thanh, nhận các tín hiệu âm thanh vào và xử lý (trộn nhiều loại tín hiệu), sau đó cho ra một tín hiệu hoàn chỉnh duy nhất, rồi đưa vào máy khuếch đại. Đây là thiết bị quan trọng không thể thiếu trong các dàn âm thanh để cho ra những bản nhạc mượt mà, theo đúng ý muốn và chuyên nghiệp nhất.
Phân loại mixer trong hệ thống âm thanh
Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau mà mixer cũng có nhiều loại để đáp ứng nhu cầu. Dưới đây là phân loại mixer theo 2 cách.
Dựa theo kỹ thuật vận hành
– Mixer theo kỹ thuật analog (Bàn mixer)
Đây là loại mixer thường được sử dụng tại phòng thu chuyên nghiệp, có diện tích lớn, cồng kềnh nhưng bù lại chất lượng xử lý âm thanh tốt. Việc cân chỉnh thực hiện thủ công, không đi sâu vào từng chi tiết.
– Mixer analog vận hành theo kỹ thuật digital
Dòng mixer này là sự kết hợp giữa tín hiệu kỹ thuật số (digital) để thay đổi các tín hiệu âm thanh và nguyên tắc của kỹ thuật analog để xử lý đường đi của tín hiệu.
– Mixer theo kỹ thuật digital
Các đường đi của tín hiệu của mixer này đã được số hóa hoàn toàn, kể cả những tín hiệu từ microphone và các nhạc cụ điện sử dụng tín hiệu analog, theo kỹ thuật digital sử dụng nguyên tắc DSP (giống như một chương trình, phần mềm trên máy tính) để soạn các tín hiệu âm thanh. Mixer này có bộ máy gọn gàng, việc xử lý tín hiệu nhanh, đơn giản.
Dựa vào nhu cầu sử dụng
Nếu theo nhu cầu người dùng người ta có thể chia làm các loại: mixer dành cho karaoke, mixer phòng thu, mixer dành riêng cho biểu diễn. Giá thành các loại này sẽ khác nhau nhưng đều có nguyên tắc vận hành chung.
Vai trò của mixer trong hệ thống âm thanh
Mixer là thiết bị không thể thiếu trong các dàn âm thanh chuyên nghiệp để tinh chỉnh âm thanh theo ý muốn của người dùng. Với hệ thống âm thanh chuyên nghiệp phục vụ cho những mục đích đặc biệt thì mixer gần như là thiết bị bắt buộc phải có.
Mixer sẽ đảm nhận chức năng nhận tín hiệu từ những nguồn thiết bị âm thanh khác, sau đó xử lý để âm thanh được hoàn hảo hơn, đúng với mục đích người sử dụng hơn. Chẳng hạn mixer dùng cho karaoke sẽ có công dụng đảm bảo cho nó hài hòa để khi phát ra cho chất lượng cao nhất.
Việc thu riêng lời bài hát và nhạc sau đó trộn chúng lại với nhau và tinh chỉnh qua các mixer chất lượng cao cũng thường xuất hiện ở các phòng thu âm chuyên nghiệp. Từ đó có thể thấy vai trò rất to lớn của mixer trong việc tinh chỉnh âm thanh.
Một số lưu ý khi sử dụng mixer
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng mixer.
Xác định mục đích sử dụng
Tùy vào mục đích khác nhau, bạn có thể lựa chọn cho mình loại mixer phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý lựa chọn:
- Mixer cho dàn karaoke: phục vụ cho mục đích này có yêu cầu khá đơn giản (dùng cho gia đình).
- Mixer phục vụ cho đám cưới: yêu cầu cao hơn, cần xem xét khả năng và tài chính.
- Dàn âm thanh hội trường: nếu chỉ yêu cầu có tính năng xử lý tín hiệu, xử lý âm thanh đầu ra thì loại này không cần thiết
- Dàn âm thanh sân khấu: bạn nên cân nhắc chọn 1 bàn mixer digital trang bị các tính năng hiện đại.
- Dàn âm thanh phòng thu: có thể chọn 1 bàn mixer analog để nâng cao chất lượng.
Một số lưu ý khi chỉnh mixer
Dưới đây là một vài thông tin lưu ý khi sử dụng mixer để hát karaoke:
- Cắm dây và khởi động mixer cùng dàn hát
- Xem hệ thống đã hoạt động ổn định hay chưa
- Chỉnh lần lượt từng giọng hát từng nhạc cụ
- Cần điều chỉnh gain, kéo các volume về mức nhỏ nhất
- Cần xác định yếu tố chính phụ để ưu tiên, không nên để các tín hiệu có âm thanh bằng nhau
- Hiểu rõ bài hát
- Nếu một lúc có nhiều mic cùng dùng thì hãy bớt EF cũng như những tần số quá trầm hoặc quá cao để loại bớt các âm gây khó chịu
- Sử dụng echo khéo léo, biết ai hát chính, ai hát phụ để điều chỉnh phù hợp
Trên đây là định nghĩa về mixer, cách phân loại và vai trò của mixer trong hệ thống âm thanh. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích và giúp ích cho bạn!