Hầu hết chị em đều cho rằng khi luộc rau phải mở vung để các chất độc hại theo hơi nước thoát ra ngoài, rau cũng có màu xanh đẹp mắt. Tính đúng đắn của quan điểm này là gì?
Rau là một phần không thể thiếu trong mâm cơm hàng ngày của mỗi gia đình. Rau chứa hàm lượng lớn chất xơ, vitamin thiết yếu, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể.
Qua các bước chế biến, một số chất dinh dưỡng có thể bị mất đi, cơ thể không hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng. Vì vậy, bạn cần lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp. Một trong những cách tốt nhất để chế biến rau củ là luộc và hấp.
Để đảm bảo chất dinh dưỡng trong rau củ không bị thất thoát quá nhiều thì kỹ thuật luộc rất quan trọng. Nhiều người cho rằng, luộc rau mở vung để rau có màu xanh, hóa chất sẽ theo hơi nước bay đi. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng đậy vung khi luộc mới là cách giữ rau ngon và bổ dưỡng.
Luộc rau nên đậy nắp hay mở nắp?
Có nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề nên đậy hay mở vung khi luộc rau. Theo một số nghiên cứu, khi luộc rau, bạn nên đậy vung. Mở nắp giúp rau có màu xanh đẹp mắt nhưng sẽ lâu chín và dễ bị mất chất dinh dưỡng.
Ngược lại, khi đậy nắp sẽ giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, axit và chất diệp lục trong rau sẽ phản ứng với nhiệt khiến rau mất màu xanh và có xu hướng chuyển sang màu vàng.
Đừng quá lo lắng, để rau củ có màu đẹp khi đậy nắp, bạn chỉ cần cho vài hạt muối vào nồi nước luộc rau củ. Lưu ý, nên cho muối ngay từ đầu, đợi nước thật già mới cho rau vào luộc. Muối giữ cho rau luôn xanh và tăng thêm hương vị cho rau.
Ngoài ra, không nên luộc rau quá lâu. Thử kiểm tra xem rau đã chín chưa thì vớt ra và thưởng thức ngay sau khi luộc. Vì rau để quá lâu sẽ bị mất chất dinh dưỡng, đặc biệt là rau để qua đêm.
Mất bao lâu để nấu rau?
Thời gian chín của mỗi loại rau là khác nhau. Thời gian luộc rau thường mất từ 3 – 20 phút. Thời gian cụ thể như sau:
– Các loại rau ăn lá như: Bắp cải, cải xoăn, cải thìa, rau muống… Thời gian luộc từ 3-5 phút.
– Các loại rau cứng như: Súp lơ, tỏi tây, đậu Hà Lan, ngô ngọt… luộc khoảng 8-10 phút là chín.
– Các loại rau củ cứng hơn như: Bí đỏ, củ cải, cà rốt… nên đun trong khoảng 12-15 phút.
– Đối với các loại rau củ nhiều tinh bột như khoai tây, khoai lang thì thời gian luộc lâu hơn, khoảng 18 – 20 phút.
Một số lưu ý khi luộc rau
Khi luộc rau cần đảm bảo 3 yếu tố: đủ nước, đủ nhiệt và đủ thời gian để rau chín và giữ được chất dinh dưỡng.
Đối với những loại rau củ to, cứng thì nên cắt nhỏ, thời gian chín sẽ nhanh hơn, rau củ cũng giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Trong khi rửa rau tuyệt đối không chà xát, vò nát khiến rau bị nát, mất đi một phần chất dinh dưỡng.
Bạn nên đợi nước sôi trước khi cho rau vào. Tuyệt đối không cho ngay khi nước còn nguội vì nhiệt độ chưa đủ không những không giữ được màu xanh của rau mà còn làm mất đi lượng vitamin C, B1 trong rau. Rau sau khi chín cũng nhạt màu hơn.
Rau sau khi luộc nên ăn ngay. Một số nghiên cứu cho thấy, luộc rau trong khoảng 1 giờ sẽ làm giảm 25% lượng vitamin, từ 2 giờ trở đi sẽ hao hụt nhiều hơn. Với những loại rau để qua đêm, lượng chất dinh dưỡng gần như không còn.
Hướng dẫn luộc rau xanh, giàu dinh dưỡng
1. Đặt nồi nước lên bếp đun sôi. Lượng nước vừa đủ với lượng rau mà bạn chuẩn bị.
Không nên cho quá nhiều vì nước sôi sẽ bị trào ra ngoài. Ngược lại, cho quá ít nước thì nấu không đủ. Việc cho nước vào giữa chừng sẽ khiến nhiệt độ giảm nhanh, ảnh hưởng đến độ chín của rau và làm rau mất màu xanh đẹp mắt.
2. Thêm muối vào nồi nước. Dùng thìa khuấy đều cho muối tan hết. Đừng lo, sau khi luộc rau sẽ không bị mặn mà vẫn xanh đẹp mắt.
3. Khi nước sôi, bạn cho rau vào, luộc đến khi rau chín mềm là được. Với súp lơ, thời gian luộc khoảng 8-10 phút.
4. Dọn rau ra đĩa và thưởng thức.
Nếu chưa ăn ngay, bạn nên cho rau vào tô nước lạnh rồi vớt ra. Cách này sẽ giúp rau nhanh nguội và giữ được màu xanh đẹp mắt.