Prebiotic là gì? Có giống với probiotic mà bạn đã nghe qua trước đây? Chúng ta cùng phân biệt prebiotic và probiotic ngay sau đây nhé!
Nhằm duy trì trạng thái cân bằng của hệ vi khuẩn có ích của đường tiêu hóa, các nhà dinh dưỡng đã đưa ra 2 cách can thiệp: Bổ sung trực tiếp vi khuẩn sống (probiotics) hoặc bổ sung chất kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn này (prebiotics) để tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Ngày nay, probiotic và các sản phẩm prebiotic đã được sử dụng rộng rãi, và thường được dùng như phương pháp điều trị và phòng tránh các bệnh về đường ruột.
Prebiotics là gì?
Khái niệm prebiotic được Glenn Gibson và Marcel Roberfroid giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1995. Prebiotic là một dạng thực phẩm tự bản thân không tiêu hóa được nhưng có ảnh hưởng tốt cho cơ thể con người bằng cách kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi. Prebiotics được xem là thức ăn của những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe.
Prebiotic là chất xơ hòa tan làm nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn, giúp chúng phát triển khỏe mạnh trong ruột. Từ đó, khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng được cải thiện đáng kể. Prebiotics được xem là thức ăn của những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe. Những prebiotics thông dụng được bổ sung vào thực phẩm hiện nay có thể kể đến hai loại chất xơ đặc biệt là inulin và oligofructose vào trong sữa cho trẻ từ 6 tháng tuổi, vào bột ngũ cốc cho trẻ ăn dặm.
Đây là hai loại chất xơ tự nhiên không bị tiêu hóa khi vào cơ thể, được chiết xuất từ củ Atiso hay rễ rau diếp xoắn. Khi đến ruột, inulin và oligofructose có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi (lactobacillus và bifidobacteria) mang lại một số lợi ích nhất định cho trẻ như tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa táo bón, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng.
Thực phẩm nào chứa Prebiotic?
Nhiều loại thực phẩm tự nhiên chứa Prebiotic. Đó là bởi Prebiotic là các loại chất xơ có trong rau, trái cây và nhiều loại đậu. Những chất xơ này không thể tiêu hóa được nhưng vi khuẩn tốt trong ruột có thể ăn chúng.
Thực phẩm có nhiều chất xơ Prebiotic bao gồm: Các loại đậu, yến mạch, chuối, quả mọng, cúc vu, măng tây, bồ công anh, tỏi, tỏi tây, hành.
Vi khuẩn tốt trong ruột sẽ biến chất xơ Prebiotic thành một acid béo chuỗi ngắn gọi là butyrate. Butyrate đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm trong đại tràng. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến gene, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, giúp cung cấp nhiên liệu cho các tế bào khỏe mạnh để chúng có thể phát triển và phân chia bình thường.
Tác dụng của prebiotic
Ngoài việc nuôi dưỡng các lợi khuẩn có trong đường ruột của bạn, prebiotic còn có thể:
– Giúp cơ thể hấp thu canxi.
– Thay đổi tốc độ thực phẩm chuyển hóa thành đường, hạn chế việc chỉ số đường huyết tăng đột biến.
– Làm thực phẩm lên men nhanh hơn nên thời gian nằm lại trong hệ thống tiêu hóa ít hơn, giúp nhu động ruột đều đặn hơn.
– Giữ cho các tế bào đường ruột khỏe mạnh.
Phân biệt prebiotic và probiotic
Probiotics và prebiotic mang lại những lợi ích sức khỏe giống nhau bởi cả hai đều hoàn thành mục tiêu là tăng lượng vi khuẩn và men có lợi cho cơ thể con người. Các vi khuẩn có lợi có thể tạo thành một lá chắn bảo vệ trong đường tiêu hóa, ngăn chặn những vi khuẩn có hại và vi rút lây nhiễm cho cơ thể. Sự hiện diện của các vi khuẩn có lợi còn giữ cho hệ miễn dịch được “sơn lót” và sẵn sàng đối phó với mọi mối đe dọa. Probiotic và prebiotic đặc biệt hữu ích trong việc bổ sung vi khuẩn có lợi sau một thời gian bị gián đoạn chẳng hạn như nhiễm trùng hay dùng thuốc kháng sinh.
Mặc dù chúng có vẻ giống nhau về lợi ích nhưng mỗi loại lại có vài điểm khác nhau Cả prebiotics và probiotic đều quan trọng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, chúng lại có vai trò khác nhau
Probiotics: là những vi khuẩn có lợi được tìm thấy trong một số loại thực phẩm hoặc chất bổ sung, chúng cung cấp rất nhiều lợi ích sức khỏe.
Prebiotics: Prebiotics là các loại chất xơ giúp nuôi vi khuẩn thân thiện trong hệ tiêu hóa. Những chất này đến từ các loại carbs (chủ yếu là chất xơ) mà con người không thể tiêu hóa được. Những loại chất xơ này cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa và chức năng miễn dịch khỏe mạnh.
Probiotic khác với prebiotic ở chỗ chúng chứa các chủng vi khuẩn khác nhau.
Probiotic khác với prebiotic ở chỗ chúng chứa các sinh vật sống, thường là các chủng vi khuẩn cụ thể. Bạn sẽ trực tiếp bổ sung probiotic vào quần thể lợi khuẩn khỏe mạnh trong ruột bằng cách uống men vi sinh, từ thực phẩm, sữa chua men sống và chất bổ sung. Probiotic phổ biến nhất có thể kể đến là sữa chua. Các loại thực phẩm lên men chứa lợi khuẩn khác như dưa cải muối, trà kombucha và kim chi cũng là nguồn cung cấp probiotic tốt. Các chế phẩm sinh học dạng viên như cốm hoặc dạng lỏng theo ống cũng là 1 sự lựa chọn để bổ sung probiotic.
Trong khi đó, prebiotic được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả, đặc biệt là những loại có chứa carbohydrate (carbs) phức hợp như chất xơ và tinh bột đề kháng. Những loại carbs này không được cơ thể tiêu hóa nên chúng đi đến ruột già và trở thành thức ăn cho các lợi khuẩn đường ruột.
Bí quyết của một hệ vi sinh vật khỏe mạnh là sự cân bằng giữa gần 1.000 loài vi khuẩn khác nhau trong ruột. Có hai cách để duy trì sự cân bằng này: hoặc bạn bổ sung thêm lợi khuẩn sống trực tiếp (probiotic) hoặc “nuôi” các lợi khuẩn đã có sẵn bằng cách ăn các loại thực phẩm làm thức ăn cho chúng (prebiotic). Cho dù đây là hai khái niệm khác nhau nhưng cùng một mục đích là bảo vệ hệ tiêu hóa của bạn, nhớ nhé!
Xem thêm: Probiotic là gì? Lợi ích và các thực phẩm giàu probiotic
Kinh nghiệm hay Thcshoanghiep.edu.vn