Sau khi trị khỏi virus gây bệnh tay chân miệng, trẻ cần tắm với thảo dược để vết thương mau lành. Vậy khi trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì an toàn?
Bệnh tay – chân – miệng là một loại bệnh truyền nhiễm rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Bọng nước nổi trên da là một trong những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết được loại bệnh này. Ngoài các loại thuốc uống điều trị từ bên trong cơ thể thì tắm cho trẻ bằng những loại lá dân gian là cách rất tốt để hỗ trợ, giảm ngứa ngáy, sưng đỏ cho trẻ bên ngoài da.
Cùng Thcshoanghiep.edu.vn tìm hiểu xem các loại lá nào khi tắm sẽ giúp giảm nhanh bệnh tay chân miệng cho bé nhé
Tham khảo: Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ mà bạn cần biết sớm, để biết cách chữa trị kịp thời
Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì?
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Bên cạnh các thuốc điều trị chuyên sâu bên trong cơ thể, việc sử dụng những loại lá từ dân gian để tắm cho trẻ là một trong những cách rất hiệu quả để hỗ trợ tắm sạch, giảm ngứa ngáy cho trẻ. ThS.BS. Nguyễn Quang Dương, Phụ trách khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh gợi ý các loại lá sau có thể tắm cho trẻ bị bệnh tay chân miệng. Cùng tìm hiểu ngay các cách sau đây:
Tắm lá bạc hà
Trong lá bạc hà có chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin B6, protein, sodium… Hơn nữa, lá bạc hà chứa một hàm lượng tinh dầu rất lớn. Chính vì những thành phần này mà lá bạc hà được ứng dụng rất nhiều trong y học, đặc biệt là cho trẻ nhỏ.
Trong lá bạc hà chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng kháng khuẩn giúp loại bỏ bụi bẩn, giảm rôm sẩy, sưng đỏ, hạn chế mụn, làm lành các vết thương do bệnh tay – chân – miệng gây ra nên lá bạc hà được xem như là “thần dược” để chữa trị bệnh tay – chân – miệng ở trẻ nhỏ.
Tắm lá rau sam
Lá rau sam được xem là vị thuốc trường thọ trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền Trung Quốc. Trong lá rau sam có chứa nhiều vitamin C, các thành phần dinh dưỡng khác như omega 3, ureaza, sắt, carotene, canxi…nên lá rau sam được dùng để điều trị các bệnh sốt, tiêu chảy,…
Hơn thế, lá rau sam còn có tác dụng ức chế các vi khuẩn Ecoli, vi trùng lỵ, vi trùng thương hàn, các vi trùng gây bệnh ngoài da.. nên giúp chống viêm, trị mụn nhọt, sưng đau. Với những công dụng tốt như vậy nên lá rau sam được ứng dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh tay – chân – miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Tắm nước lá chè xanh
Chè xanh là loại nước uống rất quen thuộc của nhiều người. Ngoài ra, lá chè xanh còn có khả năng kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng, ngăn ung thư bởi các thành phần có trong nó như Polyphenol, EGCG, Vitamin C, Flavanol,… Các thành phần này vô cùng dịu nhẹ và lành tính cho làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên do vậy, khi trẻ bị tay chân miệng các mẹ dùng lá chè xanh tắm sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt khi các nốt bọng nước trên bề mặt da bị vỡ tạo ra vết thương hở.
Lưu ý: Vì da trẻ rất mỏng manh và dễ gây kích ứng nên mẹ cần cân nhắc chọn những lá chè tươi, sạch và không có các hóa chất gây hại cho da để tắm cho các bé.
Tắm lá diếp cá
Từ xưa, ông bà ta đã quan niệm về việc tắm cho trẻ bị rôm sẩy bằng lá diếp cá là cách rất hiệu quả để điều trị bệnh này. Trong rau diếp cá có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe như vitamin A, vitamin B, sắt, protein, canxi và thêm nhiều hoạt chất khác nữa. Vì thế nên, khi tắm cho trẻ bằng lá diếp cá, cơ thể của trẻ sẽ tăng khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu sưng hiệu quả, mang lại tác dụng rất tốt đối với những bọng nước ở tay chân miệng.
Cách tắm cho trẻ bị tay chân miệng
Ngoài những băn khoăn về việc trẻ nhỏ bị bệnh tay – chân – miệng nên tắm lá gì thì còn rất nhiều mẹ theo quan niệm của ông bà xưa là kiêng kị nước cho con. Tuy nhiên, việc kiêng nước cho trẻ là rất phản khoa học. Bạn nên giúp con vệ sinh thân thể hàng ngày, tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ đi vi khuẩn, virus gây hại cho sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.
Với làn da của trẻ bị bệnh tay chân miệng thì khi tắm các mẹ cần làm nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các nốt bọng nước trên da của trẻ để giảm nguy cơ hở vết thương dẫn đến nhiễm trùng. Các mẹ bỉm có thể tham khảo cách tắm cho trẻ bị tay chân miệng như sau:
- Tắm cho trẻ ở nơi kín gió, nên đóng cửa phòng tắm để gió không bị lùa vào khiến trẻ dễ bị cảm lạnh, sốt cao hơn.
- Khi tắm không để con tự gãi hay chọc vào các bọng nước có trên da. Các mẹ cũng lưu ý nên nhẹ nhàng nhất có thể, tránh đụng vào các vết bọng hay vết thương có trên da.
- Càng không được tự ý cho thêm muối, chanh hay loại thuốc liền da, chống viêm nào để giảm nổi mẩn ngứa vào nước tắm mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Nước tắm được pha ấm vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh.
- Có thể sử dụng các loại xà phòng diệt khuẩn dành cho trẻ em hoặc các loại nước lá tự nhiên để tắm cho trẻ.
Lưu ý: Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không nên dùng sữa tắm cho trẻ để tránh bị kích ứng.
- Dùng khăn mềm thấm nước ấm lau rửa cơ thể trẻ một cách nhẹ nhàng và sau đó giặt thật sạch khăn phơi lên (có thể ngâm khăn với nước muối trước khi giặt bằng xà phòng để diệt các vi khuẩn gây hại).
- Khi tắm xong cần dùng khăn khô thật mềm để lau cho trẻ, không được dùng khăn ẩm ướt để lau. Tuyệt đối không để cho trẻ bị ướt sau khi tắm xong, điều này sẽ dễ làm trẻ bị cảm lạnh.
- Thay quần áo mới sạch hàng ngày sau khi tắm. Các mẹ nên chọn các bộ quần áo thoáng mát, không bị bí bách da, chất vải mềm mịn, không quá thô cứng để hạn chế tổn thương trên da của trẻ.
Thcshoanghiep.edu.vn vừa gửi đến các mẹ bài viết “trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì cho nhanh lành”. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các mẹ đang chăm con bị bệnh tay – chân – miệng.
Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống
Thcshoanghiep.edu.vn