Tầm ma là một loại thảo dược được dùng để chữa bệnh hữu hiệu. Cùng tìm hiểu về tầm ma và các lợi ích, lưu ý khi sử dụng tầm ma bạn nên biết qua bài viết sau.
Là một loại thảo dược có thể chữa rất nhiều bệnh, stinging nettle hay còn có cái tên là tầm ma được ứng dụng rộng rãi. Cùng Thcshoanghiep.edu.vn khám phá về loại thảo dược và những công dụng của nó trong đời sống.
Tầm ma (Stinging nettle) là gì?
Cây tầm ma hay còn gọi là cây nàng hai, cây ngứa thuộc họ tầm ma (Urticaceae) là một họ thực vật có hoa và có nhiều tên tiếng anh như Nettle, Big String Nettle, Common Nettle, Stinging Nettle, Gerrais, Isirgan, Kazink, Nabat Al Nar, Ortiga, Grande Ortie, Ortie, Urtiga, Chichicaste, Brennessel, Gross d’Ortie, Racine d’Ortie, Grote Brandnetel, Ortiga Mayor, Devils Leaf.
Tầm ma là thực vật dạng bụi, có dây leo, mép là răng cưa, trên lá và thân có lông gai khi chạm vào sẽ gây đau và ngứa. Cây có chiều cao khoảng 1-2m; sinh sôi nhiều nhất vào mùa hè.
Loại thảo dược này được tìm thấy từ thời Hy Lạp cổ và được xem như thảo dược quý hiếm, nó thường được tìm thấy ở các vùng lạnh tại Châu Á và Châu Âu. Người dùng phần thân và rễ dùng để làm thuốc.
Cơ chế hoạt động của tầm ma
Theo chuyên trang hellobacsi tham vấn y khoa bác sĩ Nguyễn Thường Hanh – Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh, tâm ma có chứa các thành phần chứa các hoạt chất sinh học có khả năng giảm viêm và tăng lượng nước tiểu. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định tính an toàn của vị thuốc này nên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Lợi ích của tầm ma
Có tính chống viêm hiệu quả
Cây tầm ma được dùng như 1 liều thuốc kháng viêm và giúp giảm đau. Lý do trong cây tầm ma chứa nhiều chất phytochemical có đặc tính chống viêm và có thể giúp giảm đau.
Vì vậy, từ xa xưa người ta dùng nó để trị bệnh viêm khớp bằng cách xay lấy nước hoặc sử dụng chiết xuất cây tầm ma bôi trực tiếp lên các cơ bắp, khớp giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả.
Hỗ trợ quá trình trao đổi chất
Một nghiên cứu về tầm ma vào năm 2013 được công bố trên tạp chí Clinical Laboratory, cho thấy các bệnh nhân tiểu đường loại 2 khi dùng chiết xuất cây tầm ma trong ba tháng đã cải thiện được lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu khác cho thấy nó còn giúp điều hòa mạch máu, hỗ trợ tuyến tụy. Theo một nghiên cứu trên cơ thể chuột về tuyến tụy khi cho chúng dùng tầm ma vào năm 2014, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự khác biệt giữa những con chuột trong nhóm thí nghiệm và những con được cho uống cây tầm ma.
Khả năng kháng khuẩn, khử trùng
Ngoài dùng để trị viêm thì thời Hy Lạp cổ người ta đã sử dụng cây tầm ma như một liều thuốc cầm màu, khử trùng vết thương. Một báo cáo vào năm 2018 chứng minh hoạt động kháng khuẩn của tầm ma với nhiều loại vi khuẩn.
Hỗ trợ thúc sữa cho bà bầu sau sinh
Không có nhiều nghiên cứu hay dữ liệu khoa học chứng minh việc dùng tầm ma trong thai kỳ. Tuy vậy, nó được xem là một vị thuốc giúp thúc sữa sau khi sinh và làm thảo mộc chăm sóc sức khỏe phụ nữ.
Tuy rằng có chức năng năng hỗ trợ sau sinh, nhưng nhiều nghiên cứu tranh cãi về việc dùng tầm ma trong quá trình mang thai vì gây sẩy thai và co thắt. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu dùng vị thuốc này để thúc sữa.
Lưu ý khi sử dụng tầm ma
Mặc dù có lợi ích kể trên nhưng tầm ma lại gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, bị tiêu chảy hoặc đổ mồ hôi,….Ngoài ra, cây tầm ma có thể gây kích ứng, ngứa cho da nếu cầm trực tiếp do phần lông và gai có chứa chất kích ứng.
Hơn nữa, tầm ma còn có thể gây tương tác hoặc giảm hiệu quả với một số thành phần của thuốc hay các loại thuốc trị bệnh như: Lithium, thuốc trị bệnh tiểu đường, thuốc trị cao huyết áp, thuốc an thần, warfarin (Coumadin®).
Những ai đang mắc bệnh tiểu đường, hạ huyết áp, các vấn đề liên quan đến thận nên xem xét, cân nhắc trước khi dùng thảo dược này. Tốt nhất, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn có nên sử dụng cây tầm ma hay các loại thuốc chứa chiết xuất từ nó hay không trước khi dùng.
Bên trên đây là những thông tin về cây tầm ma và một số công dụng, lợi ích của cây tầm ma đối với sức khỏe của con người. Mong qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu thêm về loại thảo dược này và những lưu ý khi sử dụng nó.
Nguồn: Clinical Laboratory, hellobacsi
Thcshoanghiep.edu.vn