Máy lạnh âm trần sau một thời gian dài sử dụng mà không được vệ sinh sẽ để lại những hậu quả như giảm tuổi thọ, công suất hoạt động, hiệu quả làm lạnh không cao. Vậy hãy cùng theo dõi cách vệ sinh máy lạnh âm trần đơn giản mà bạn có thể tự làm tại nhà qua bài viết dưới đây nhé!
1 Vì sao nên vệ sinh máy lạnh âm trần?
- Nâng cao hiệu quả làm lạnh, tăng tuổi thọ, giúp máy hoạt động ổn định và tiết kiệm điện tối ưu.
- Mang lại bầu không khí trong lành, không khói bụi, ngăn ngừa các bệnh về da và đường hô hấp.
- Giữ cho máy luôn như mới, khắc phục kịp thời các lỗi có thể gây hư hỏng cho máy. Phát hiện và có biện pháp xử lý các sự cố, rủi ro kịp thời, nhanh chóng.
Trước khi tiến hành vệ sinh máy lạnh âm trần, để đảm bảo an toàn cho bạn và tránh hư hỏng máy, Điện Máy Xanh khuyên bạn nên lưu ý những điều sau:
- Cần rút máy lạnh âm trần ra khỏi ổ cắm điện trước khi vệ sinh để đảm bảo an toàn.
- Không sử dụng chất tẩy dễ cháy nổ hoặc dung dịch độc hại khi vệ sinh máy lạnh âm trần. Chỉ sử dụng nước rửa chén hoặc nước xà phòng, giấm pha loãng hoặc các chất tẩy rửa chuyên dụng khi vệ sinh.
- Không sử dụng các chất tẩy như thuốc tẩy, hóa chất, xăng, dầu,… hay nước nóng vì sẽ dễ làm phai màu, trầy xước màu sơn của máy lạnh âm trần.
- Lau sạch hơi ẩm bằng miếng bọt biển mềm hoặc vải khô để tránh nước hoặc chất lỏng xâm nhập vào các bộ phận điện và gây điện giật.
2 bước đơn giản vệ sinh máy lạnh âm trần tại nhà
Bước 1: Vệ sinh dàn nóng máy lạnh âm trần
Việc đầu tiên mà bạn cần làm là ngắt nguồn điện bằng cách rút phích cắm trước khi tiến hành vệ sinh máy lạnh âm trần tại nhà để đảm bảo an toàn cho bạn.
Đầu tiên, bạn cần tháo các tấm mặt nạ dàn nóng để tiện cho việc vệ sinh các linh kiện. Sau đó, dùng vòi xịt xịt vào dàn ngưng, quạt dàn nóng, mặt nạ để loại bỏ bụi bẩn bám trên dàn nóng. Sau khi xịt, bạn tiến hành lắp lại các chi tiết theo trình tự.
Bước 2: Vệ sinh lọc gió
Bộ lọc không khí có thể được làm sạch bằng máy hút bụi hoặc rửa bằng nước ấm và chất tẩy rửa trung tính. Sau đó lau khô và đặt ở nơi không có ánh nắng trực tiếp .
Vệ sinh lọc gió sẽ giúp máy loại bỏ bụi bẩn, mang lại bầu không khí trong lành.
Bước 3: Vệ sinh hoặc thay thế bộ lọc Plasma
Lọc plasma của máy âm trần nằm ngay sau lọc gió. Bộ lọc này có thể vệ sinh bằng cách nhúng vào nước có pha chất tẩy rửa nhẹ để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc giúp bảo vệ sức khỏe và làn da, đồng thời ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Bước 4. Kiểm tra rò rỉ và tiếng ồn không cần thiết
Sau khi vệ sinh dàn nóng cũng như dàn lạnh, bạn nên tiến hành chạy thử để kiểm tra xem máy có bị rò rỉ điện, nước hay không. Bên cạnh đó, nếu máy phát ra tiếng kêu, điều bạn cần làm là tắt máy và liên hệ với trung tâm bảo hành gần nhất để được hỗ trợ.
3 dấu hiệu cho thấy bạn cần vệ sinh máy lạnh âm trần
Điều dễ nhận thấy nhất là máy lạnh âm trần tỏa ra khí không lạnh và giảm khả năng làm lạnh. Lúc này, máy cần được vệ sinh sạch sẽ sau một thời gian dài sử dụng.
Tiếp đến là tiền điện tăng cao chứng tỏ máy lạnh âm trần bị bám bụi bẩn gây tắc máy khiến máy phải chạy nhiều hơn để cung cấp đủ hơi lạnh.
Dấu hiệu tiếp theo là máy lạnh âm trần phát ra mùi khó chịu khi sử dụng.
Máy lạnh âm trần cần được vệ sinh định kỳ 6 tháng /lần để đảm bảo khả năng làm lạnh cũng như nâng cao tuổi thọ của máy.